Chi tiết tin tức

Xung đột tôn giáo ở châu Á

22:45:00 - 29/08/2013
(PGNĐ) -   Sự thù địch giữa người Rohingya và người Arakan tại vùng hẻo lánh này ở Myanmar là hậu quả của vấn đề định cư thời thuộc địa và tiền thuộc địa.



 

Tu sĩ Wirathu

(CATP) Sự chia tách hoàn toàn giữa người Arakan (còn gọi là người Rakhine) theo Phật giáo và người Rohingya theo Hồi giáo hiện nay đang là một vấn đề sống còn tại thành phố cảng Sittwe ở miền tây Myanmar. Cho tới năm ngoái, cả hai cộng đồng sống kề cận nhau ở thủ phủ bang Rakhine, nhưng xảy ra một số cuộc bạo loạn dữ dội, người Phật giáo chiếm đa số đã trục xuất hết cộng đồng người Hồi giáo ra khỏi thành phố. Hiện nay các nạn nhân Rohingya tụ tập trong những trại tị nạn bẩn thỉu nằm phía ngoài các ranh giới thành phố. Điều tốt nhất đa số họ có thể hy vọng là vượt biên trên những tàu đánh cá đến Malaysia. Nhiều người đã thiệt mạng vì việc này.

Sự thù địch giữa người Rohingya và người Arakan tại vùng hẻo lánh này ở Myanmar là hậu quả của vấn đề định cư thời thuộc địa và tiền thuộc địa. Nạn hành hung người Rohingya đã làm thiệt mạng hơn 100 người và khiến hơn 100.000 người lâm vào cảnh không nhà, làm dấy lên bạo lực giáo phái ở Myanmar và hiện nay dường như đang lan rộng tới các khu vực khác ở châu Á. 

Các tu sĩ cấp tiến, dẫn đầu bởi nhà sư Wirathu, từ một ngôi chùa ở thành phố phía bắc Mandalay, vốn xem Phật giáo như quốc giáo, tranh cãi rằng người Hồi giáo, với tỷ lệ sinh sản cao, sẽ có thể lấn át trong cả nước. Ngày 22-7, ông tuyên bố một vụ nổ nhỏ trong một chiếc xe hơi gần nơi ông đang thuyết pháp là do những phần tử cực đoan Islamist gây ra. Tất cả đã tác động đến những oán giận lâu đời nhắm tới sự tràn vào của nhiều người Ấn Độ, mà phần lớn trong số họ là người Hồi giáo, đã đến Myanmar theo thực dân Anh thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Họ điều hành phần lớn hoạt động thương mại trong nước và bị người dân Myanmar bản địa thù ghét. Những vụ bạo động chủng tộc chống lại người Hồi giáo đã xảy ra từ thập niên 1930 ở Yangon (tên cũ của thủ đô Rangoon) và ở những nơi khác. Động thái mới nhất của ông Wirathu và nhóm của ông là thành lập một nhóm tự xưng là “969”, có nghĩa là Tam Bảo của Phật giáo, soạn ra một đạo luật nhằm hạn chế những cuộc hôn nhân khác tín ngưỡng ở Myanmar. 

Ở Thái Lan, quân nổi dậy đã hoành hành ở bốn tỉnh cực nam Thái Lan, nơi những người Hồi giáo chiếm đa số. Từ năm 2004, các cuộc xung đột đã dẫn đến ít nhất 5.000 người thiệt mạng. Trong cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo, quân đội Thái Lan đã gắn bó chặt chẽ với các tu sĩ Phật giáo. Những ngôi chùa được dùng làm căn cứ quân sự, và có cả những “tu sĩ quân nhân” hoạt động. Trên thực tế, những cuộc đàm phán chính thức đầu tiên đã bắt đầu từ đầu năm nay giữa chính phủ Thái Lan và một số nhóm Hồi giáo ở miền nam. Hy vọng rằng xung đột Hồi giáo nam Thái Lan sẽ duy trì được sự kiềm chế. Không đến nỗi bị thất bại để biến cố lan rộng ra vùng nông thôn, trở thành nguy cơ bạo lực giáo phái toàn diện. 

 

KIỀU GIANG (Economist)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin