Chi tiết tin tức

Nepal: Phòng trưng bày nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Quốc gia

15:39:00 - 14/06/2014
(PGNĐ) -  Thư viện Nghệ thuật Phật giáo cũng được thành lập với Chương trình tài trợ văn hóa vào năm 1995 và cấp hỗ trợ cho cơ sở của dự án (1996) từ chính phủ Nhật Bản. Nó đã được khánh thành bởi Imperial (cung điện) của Hoàng tử Akishino, Nhật Bản trong ngày 28, tháng 2 năm 1997.
Mầm Bồ đề Phật giáo đã được ươm và bén rễ để ngày một phát triển mạnh mẽ và rất phổ biến trong tâm trí của người Nepal. Từ vành đai đầm lầy đồng cỏ thảo nguyên Tarai (khu vực phía bắc của Ấn Độ và Nam Nepal) đến dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) cao nguyên, hạt giống Phật đã vượt qua ranh giới và lây lan khắp châu Á để trở thành một trong những tôn giáo nổi bật của Nepal. Ảnh hưởng và khát vọng của nó có thể được nhìn thấy trong nhiều di tích khảo cổ học, bảo tháp hoành tráng và nhiều hình ảnh tuyệt vời phục hồi từ các địa điểm khác nhau của đất nước. 
 
Phòng trưng bày Nghệ thuật Phật giáo nơi đây với những cuộc triển lãm Phật giáo hiếm có về tầm quan trọng của khảo cổ và hình tượng trong nghệ thuật tôn giáo (iconographical).
 
Thư viện Nghệ thuật Phật giáo cũng được thành lập với Chương trình tài trợ văn hóa vào năm 1995 và cấp hỗ trợ cho cơ sở của dự án (1996) từ chính phủ Nhật Bản. Nó đã được khánh thành bởi Imperial (Cung điện) của Hoàng tử Akishino, Nhật Bản trong ngày 28, tháng 2 năm 1997.
 
Nội thất của các bộ sưu tập được thiết kế tốt. Tầng trệt đã được chia thành ba phần; phía Tây Nam Tarai - nơi sinh và khu vực Palacial của đức Phật, thung lũng Kathmandu Valley - trung tâm của Phật giáo và Bắc Himalaya Zone với một số nghệ thuật Phật giáo của vùng cao Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn).
 
Phần Tarai có nghệ thuật và cổ vật được phát hiện từ cuộc khai quật ở huyện Kapilvastu, khu vực Lâm Tỳ Ni rất quý hiếm và có giá trị. Một vài trong số các di vật bằng đá quan trọng, huy chương đồng và tác phẩm điêu khắc bằng gỗ và nhiều đối tượng nghi lễ của Phật giáo Newar-Kathmandu Valley được hiển thị trong phần Thành phố  Kathmandu, Thủ đô Nepal. Phần phía Bắc Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) hiển thị mô hình băng đồng thu nhỏ của hộp sọ có hình chén, Purbha, Dorje, như các phụ kiện của nghi lễ Phật giáo.
 
Tầng đầu tiên có tên là Thư viện Mandala, được thiết kế đặc biệt của Giáo sư danh dự Tiến sĩ Musashi Tachikawa thuộc Viện Bảo tàng Dân học học Quốc gia Osaka,  Nhật Bản. Mạn đà la đại diện cho một sơ đồ mang tính biểu tượng trong Phật giáo Mật tông, được coi là 'vũ trụ' có giá trị thiêng liêng. Biểu đồ của Mạn đà la gồm 220 vị Bồ Tát được sơn màu sắc khác nhau.
 
Thích Vân Phong
Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin