Chi tiết tin tức

Nam Phi: Cộng đồng Phật giáo tổ chức Phật đản

20:53:00 - 17/05/2015
(PGNĐ) -  Vào ngày 09-10 tháng 05 năm 2015, Phật lịch 2559, Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Phật Quang Sơn tổ chức Lễ kính mừng Ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639 tại Nam Hoa Thiền Tự, tọa lạc ngôi làng nhỏ Bronkhorstspruit, tỉnh Gauteng, Nam Phi, cách Thủ đô Pretoria 50 km.

Rất nhiều người dân Nam Phi hiểu được cuộc đời của đức Phật, Phật Quang Sơn thể hiện tinh thần Bồ tát đạo, đem ánh sáng Từ bi Trí tuệ của đức Phật đến với Nam Phi, hy vọng rằng thông qua các hoạt động tâm linh để gieo hạt giống Bồ đề, kỳ nguyện xã hội bình an cát tường.

Ngày mồng 09 tháng 05 năm 2015, Pháp sư Y Thuần, Trụ trì Nam Hoa Tự, Pháp sư Tuệ Phưởng và Pháp sư Tuệ Hành, Giám Tự Nam Hoa Tự cùng chung lo Phật sự tại Bổn tự trong dịp Lễ Phật đản Phật  lịch 2559.

Đến tham dự lễ có sự hiện diện của Chính quyền địa phương, dân Nam Phi và các chủng tộc khác nhau, hàng nghìn người cùng đảnh lễ xưng tán và tắm Phật:

Con nay tắm gội Đức Như Lai,

Trí tuệ quang minh tọa bảo đài,

Ngũ trược chúng sanh đều rửa sạch;

Không còn sanh tử ở trần ai.

Phật cũng không sanh Ca Tỳ La,

Cũng không nhập diệt Câu Thy Na,

Không sanh không diệt là chơn Phật;

Xứng danh giáo chủ cõi Ta bà.

Hôm nay mùng tám tháng Vê-Sa,

Xuất hiện trên đời Sĩ Đạt Ta,

Chín rồng phun nước từ Thiên ngoại;

Bảy bước chân đi bảy đóa hoa.

Pháp sư Tuệ Hành phát biểu: “Tắm Phật là để bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đức Phật, bởi tắm đức Phật tịnh hóa thân tâm.

Nước tắm Phật phải dùng từ tự tánh thanh tịnh của chúng ta, nghĩa là cùng tột của sự giải thoát. Vì từ tự tánh thanh tịnh mới sanh ra Bát công đức thủy. Nước Bát công đức có một công năng kỳ diệu là để tẩy sạch được thân nghiệp chướng ô uế, tẩy sạch trần tâm phiền não của chúng ta.

Để tắm Phật, chúng ta mượn thanh tịnh thủy, nhưng muốn linh nghiệm phải kết hợp được lòng thành, tự tánh thanh tịnh của chúng ta. Nếu không có lòng thành, không phát xuất từ tự tánh thanh thịnh, thì không hiệu nghiệm. Công đức thủy này do sự tu hành đúng chánh pháp mà có. Vì thế, phải mượn thanh tịnh thủy cộng với tâm thanh tịnh và công đức tu hành của chúng ta. Kết hợp ba yếu tố này lại mới thành pháp. Chính vì lý do không đơn giản ấy, nên hình thức tắm Phật giống nhau, nhưng có nơi đạt được sự linh nghiệm, có nơi không. Thực tế chúng ta tham dự lễ tắm Phật, có cảm nhận rằng người chủ lễ trang nghiêm được tâm thanh tịnh, đức hạnh vẹn toàn, nên đã biến nước thành Bát công đức thủy. Nước công đức này rải trúng ai thì người đó được tâm mát mẻ. Nói cách khác, nhận thấy đức hạnh của chủ lễ, chúng ta sanh tâm kính trọng, an vui, giải thoát”.

Hoạt động hai ngày  Lễ kính mừng Ngày Phật đản sinh, trong niềm vui hài hòa của các chủng tộc khác nhau, bất luận người da trắng, người da đỏ, hay dân địa phương Nam Phi da đen đều cùng chung một đại gia đình bảy tỷ người, không phân biệt chủng tộc, quý tiện sang hèn. Hàng nghìn người cùng tắm Phật.

Cả gia đình người da trắng hân hoan Kính mừng Ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639 tại Nam Hoa Thiền Tự, Nam Phi

Ký giả Nhân gian xã cùng hài hòa Tôn giáo, cùng hoan hỷ Kính mừng Ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639 tại Nam Hoa Thiền Tự, Nam Phi

Đại sứ quán Nam Phi cùng Pháp sư Trụ trì Nam Hoa Thiền Tự, đồng tắm Phật, cùng hoan hỷ Kính mừng Ngày Phật Đản sinh lần thứ 2639 tại Nam Hoa Thiền Tự, Nam Phi

Theo Phật học

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin