Chi tiết tin tức

Anh: Triển lãm nghệ thuật Phật giáo của hai nền văn hóa Myanmar và Thái lan

10:22:00 - 04/12/2014
(PGNĐ) -  Bất cứ ai quen thuộc với sự phong phú của Phật giáo tại các quốc gia Đông Nam Á, cũng đều sẽ đến tham quan cuộc triển lãm hiện đang diễn ra tại bảo tàng Anh quốc ở Luân Đôn. Nghệ thuật Phật giáo của khu vực này rất hiếm khi được trưng bày trong các cuộc triển lãm đặc biệt tại Anh. Tuy nhiên cuộc triển lãm lần này không nhằm mục đích trưng bày nghệ thuật, mà đơn giản chỉ là thể hiện những khía cạnh của việc thực hành Phật giáo trong đời sống hàng ngày của người dân Myanmar và Thái Lan.

bai 40-1-Tượng Đức Phật bằng đồng mạ vàng của Thái Lan từ năm 1700.

Tượng Đức Phật bằng đồng mạ vàng của Thái Lan từ năm 1700.

Triển lãm tuy nhỏ nhưng nhiều màu sắc đã thể hiện đầy đủ sự pha trộn giữa tâm linh và các truyền thống Phật giáo nguyên thủy tại các nước này. Việc thực hành những hoạt động tâm linh hàng ngày sẽ giúp họ rất nhiều trong cuộc hành trình của mình ví dụ như thờ thần linh, bói toán, xem tử vi… cũng là cách họ thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật. Cuối cùng, triển lãm cũng đặt ra cho mọi người câu hỏi: liệu Phật giáo có phải là một tôn giáo nghiêm ngặt và khắt khe như thường được mô tả trong các thuật ngữ phương Tây vào thế kỷ thứ 19 hay không? Phật tử địa phương thường đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa các hoạt động tôn giáo chính thức được thừa nhận và những gì đang thực sự xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy, mà nó sẽ cùng tồn tại và trở thành những yếu tố không thể thiếu khi chúng ta nghĩ đến từ “Phật tử”. Các hình thức thờ cúng tâm linh thường được gộp chung vào các nghi lễ cúng dường Phật giáo chẳng hạn như nghi thức cúng tế cây Sala tại miền Bắc Thái Lan.

bai 40-2-Một bức tranh thêu nổi tiếng của Myanmar minh họa cảnh địa ngục qua lời kể của Đức Phật.

Một bức tranh thêu nổi tiếng của Myanmar minh họa cảnh địa ngục qua lời kể của Đức Phật.

Sắp xếp theo từng chủ đề, cuộc triển lãm tập trung rất nhiều tác phẩm khác nhau, từ các tác phẩm điêu khắc từ thế kỷ 18 đến các vật dụng được dùng trong việc thờ cúng hàng ngày. Chủ đề “ Tiều sử và vũ trụ học” được minh họa bằng nhiều tác phẩm nổi tiếng của hai quốc gia này, đặc biệt là các bản thảo, các bức tranh ở đền chùa và tranh thêu truyền thống của Myanmar. Các Jakata thì tập trung vào những câu chuyện cuối trong 10 câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các khái niệm làm công đức và hành thiện nghiệp để tiến bộ trên con đường giác ngộ cũng được miêu tả sinh động trong các bức tranh, chẳng hạn như minh họa về lịch sử xây dựng của chùa Shwedagon ở Yangon, được cho là được xây dựng trong thời Đức Phật còn tại thế. Việc hành hương đến những nơi như vậy từ lâu đã trở thành truyền thống Phật giáo của các quốc gia này.

bai 40-3Anh em thương gia Tapussa và Bhallika nhận tám sợi tóc của Đức

Anh em thương gia Tapussa và Bhallika nhận tám sợi tóc của Đức  Phật và cất giữ tại chùa Shwedagon.

Còn với chủ đề “Chúng sinh mạnh mẽ”, họ trưng bày bộ sư tập những thứ đến từ các nhà sư nổi tiếng của Thái Lan như hình ảnh, bùa hộ mệnh, thậm chí cả dấu chân. Những vật này sau khi được các nhà sư ban phước sẽ được các tín đồ Phật giáo sử dụng để chống lại bệnh tật và thiên tai. Thậm chí triễn làm còn trang bị những màn hình TV lớn chiếu các bài giảng để nhấn mạnh cho mọi người việc lắng nghe cũng là một cách thực hành rất tốt.

bai 40-4Dấu chân của một tu sĩ Thái Lan được in trên vải amleic.

Dấu chân của một tu sĩ Thái Lan được in trên vải amleic.

Chủ đề cuối cùng của cuộc triển lãm là “Sức mạnh và bảo vệ”, được minh họa bằng bức tượng một người đàn ông Trung Quốc với rất nhiều hình xăm trên người. Những hình xăm này có thể là những con số hoặc những dấu chấm ở cánh tay. Nguồn gốc của bức tượng này vẫn là một ẩn số, tuy nhiên nhiều người cho rằng nó được thực hiện trong thời thuộc địa như một món quà lưu niệm cho người nước ngoài.

bai 40-5-Tượng bàn chân của Đức Phật bằng đồng

Tượng bàn chân của Đức Phật bằng đồng

Thiết kế của triển lãm khuyến khích du khách kết nối hai nền văn hóa với nhau và từ đó tìm ra ý nghĩa của mỗi tác phẩm. Chính vì vậy một bức tượng bàn chân Phật rất lớn bằng đồng, thường được tìm thấy ngay lối vào các ngôi chùa, được đặt ngay tại vị trí trung tâm của cuộc triển lãm, trong sự liên kết với vật dụng dùng trong nghi lễ thờ cúng trên bàn thờ, tạo cảm giác như có thể tìm thấy một ngôi chùa tại đây. Các họa tiết trên bức tượng là vô cùng đặc biệt và không thường được tìm thấy trong các bảo tàng trưng bày các tác phẩm tương tự.

bai 40-6Bàn thờ được thiết kế tại lối vào trung tâm.

Một bàn thờ cũng được thiết kế ngay lối vào bảo tàng với một cây được gắn rất nhiều tiền, hoa sen và các vật dụng đầy đủ nhằm minh họa cho tầm quan trọng của các nghi lễ thờ cúng trong tôn giáo. Những điều này cho thấy triển lãm đã được chuẩn bị và nghiên cứu cẩn thận, bao gồm cả viện tham vấn các tu viện Phật giáo nguyên thủy tại Anh. Cùng với một chương trình giảng dạy sinh động và một hội thảo thực tế với cộng đồng người Thái Lan và Myanmar tại địa phương, cuộc triển lãm đã truyền cảm hứng cho sự tò mò và mong muốn đi du lịch để trải nghiệm những truyền thống này.

(Dịch từ  Newlotus)

Nguồn: Theo Pháp Bảo

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin