Mục tiêu của COP21 là xây dựng một “Liên minh Paris về khí hậu” cho phép giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh và giúp các xã hội của chúng ta thích ứng với những biến đổi khí hậu hiện tại. Liên minh này sẽ bao gồm 4 nội dung :
1) Đàm phán một thỏa thuận toàn cầu, đúng theo tinh thần Hội nghị Durban đã đặt ra, thiết lập các quy định và cơ chế có khả năng gia tăng dần mục tiêu tham vọng để tuân thủ giới hạn nóng lên ở mức dưới 2°C.
2) Các quốc gia trình bày mức đóng góp của nước mình trước khi diễn ra COP21 để tạo hiệu ứng thúc đẩy và cho thấy các Quốc gia đều có bước tiến theo cùng một định hướng, căn cứ vào tình hình thực tế của nước mình.
3) Nội dung tài chính, sẽ cho phép hỗ trợ các nước đang phát triển và tài trợ tiến trình chuyển đổi sang các nền kinh tế thấp các bon và có khả năng ứng phó, trước và sau năm 2020.
4) Tăng cường sự cam kết của các tác nhân của xã hội dân sự và phi nhà nước và các sáng kiến đa đối tác của chương trình các giải pháp hoặc kế hoạch hành động Lima-Paris nhằm gắn kết mọi thành phần và tiến hành những hoạt động cụ thể mà không phải chờ đến thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận mới vào năm 2020.
Các chức sắc tôn giáo cũng đến dự hội nghị này, chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo trên thế giới cũng đã lên tiếng, đôn đốc các chính trị gia trên thế giới phấn đấu giải quyết nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu.
Bhutan Phật giáo Quốc đạo, một quốc gia tiêu biểu cho bước tiến của mình trong việc thúc đẩy quản lý môi trường, một quốc gia hàng đầu với một sáng kiến tái chế sáng tạo, nhằm chuyển các chất thải nhựa quá tải trong các bãi rác chôn lấp.
Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi nền Phật giáo Kim cương thừa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Quốc giáo của đất nước này là Truyền thừa Phật giáo Đại thừa - Kim cương thừa Drukpa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha. Nằm kín trong lục địa tại Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Toàn bộ nước này đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ đỉnh Himalaya băng tuyết ở vũng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng được gọi là Duars.
Dân số Bhutan khoảng 780.000 người, vấn đề ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề tương đối mới, đất nước này đã trãi qua những khó khăn bởi đối phó với những trận tuyết lở của chất thải nhựa, đi kèm với phương pháp tiếp cận bảo thủ của mình trong phát triển kinh tế.
Trong một động thái cải thiện môi trường, theo dự án Green Road, một doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân mới thành lập bởi doanh nhân Bhutan Rikesh Gurung.
Cư sĩ Bhutan Rikesh Gurung chia sẻ: “Kế hoạch của Bhutan đang sử dụng Bitum (một loại chất lỏng hữu cơ có độ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp) trộn với nhựa (nguyên liệu) xây dựng đường giao thông, “Dự án con đường xanh” này thành công, công ty xây dựng đường giao thông có thể sớm tiêu thụ hết tất cả các chất thải nhựa của đất nước Bhutan.
Chúng tôi sẽ sử dụng các chất thải nhựa để xây dựng đường giao thông, góp phần cải thiện môi trường bền vững cho đất nước Bhutan. Chúng tôi khuyến khích các nhà cung cấp và khách hàng của chúng tôi làm việc với nhau để giảm chất thải nhựa nếu không sẽ lấp đầy không gian bãi rác quý. Tái chế phế liệu nhựa là chìa khóa để giảm nhu cầu bãi rác và hành động có trách nhiệm đối với môi trường của chúng tôi. Tất nhiên, để có hiệu quả quản lý chương trình của chúng tôi, yêu cầu tối thiểu phế liệu có liên quan.
Dự án kỳ vọng sẽ làm giảm lượng Bitum nhập khẩu từ Ấn Độ bằng 40%, và để giảm lượng chất thải nhựa trong các bãi rác chôn lấp trong nước đến 30-40%. Các nhà sáng tạo lưu ý rằng trong khi chỉ có 10 – 15% của bê tông đến từ nhựa, mong rằng để có đủ để tiêu thụ tất cả các chất thải nhựa được sản xuất bởi các nước nhỏ.
Theo ước tính 01 tấn nhựa sẽ trãi đường cho mỗi km (0,62 dặm), đường mở rộng 12 feet bằng cách sử dụng vật liệu bên ngoài”.
Cư sĩ Bhutan Rikesh Gurung bày tỏ sự lạc quan rằng những con đường nhựa được bảo trì ít nhất là 05 năm, so với việc sửa chữa thường xuyên hằng năm cần thiết cho mặt đường truyền thống do khí hậu khắc nghiệt của nước này.
Cư sĩ Bhutan Rikesh Gurung nhấn mạnh rằng: “Theo sáng kiến, nhà máy xử lý chất thải tái chế đầu tiên của quốc gia Bhutan được thành lập bởi “Dự án Con đường xanh”, bắt đầu cộng tác với một công ty xây dựng tư nhân, và các công ty thành phố để sử dụng các hỗn hợp nhựa đường giao thông trên đất nước.
Chador Gyeltsen, kỹ sư trưởng Cục Đường bộ nói: “Chúng tôi đang theo dõi dự án, và đang trên bước đường thành công. Chúng tôi có kế hoạch để nhân rộng mô hình, phổ biến trong các bộ phận khác nhau”.
Cư sĩ Tsering Passang, Giáo sư Trường Phật học Bhutan, tác giả của blog PaSsu Diary, nói rằng: “Gần đây những bãi rác quá tải, chúng tôi nhận thấy nhựa đã trở thành một vấn đề ở Bhutan chúng ta. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là có được công nghệ tái chế, thay vì trước đây phải bán phế liệu chất thải nhựa cho Ấn Độ. Tôi tin rằng Dự án này có tiềm năng để cải tạo môi trường tốt trong việc xử lý chất thải tại Bhutan. Tôi thấy đây là một giải pháp cho vấn đề phát triển liên tục của đất nước chúng ta. Nếu chất thải nhựa được tái chế kéo dài mãi mãi, con dường trán nhựa mãi mãi là giao thông thuận tiện tốt nhất. “Dự án Con đường xanh” là một dịch vụ lớn nhất của đất nước Bhutan.
Trong khi các nỗ lực sáng kiến chủ đạo chủ yếu vào các chất thải như túi nilong, Ông Bhutan Rikesh Gurung có kế hoạch mở rộng phạm vi của “Dự án Con đường xanh” bằng cách sử dụng chai PET cứng rắn và nhựa để sản xuất cống thoát nước và các vật liêu khác.
Trong khi phần còn lại của thế giới đang nghẹt thở với chất thải nhựa, trong khi Bhutan phải đối mặt với tình trạng khan hiếm chất thải nhựa”.
Túi nhựa bị cấm tại Bhutan kể từ năm 1999. Thay vì sử dụng túi nhựa, người Bhutan sử dụng túi cotton để đựng hàng hóa và giữ môi trường trong lành.
Năm 2006, quốc vương Bhutan đã nhận được phần thưởng danh giá Paul Getty Conservation Leadership Award vì những thành công của đất nước này trong công việc bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ thiên nhiên. Người dân ở đây rất ít dùng (và không biết) đến thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng. Vì thế rau quả ở đây hầu hết là rau quả hữu cơ – sạch 100%. Theo kế hoạch, đến năm 2020, ở Bhutan không có sản phẩm nào dung thuốc sâu hoặc chất tăng trưởng.
Người Bhutan có sự tôn kính đặc biệt với thiên nhiên, họ luôn có ý thức bảo vệ môi trường cao tuyệt đối. Thực tế, Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới đề ra hiến pháp về việc luôn giữ được 60% diện tích rừng trên tổng thể cả nước.
Môi trường trong lành, an sinh xã hội tốt, thiên nhiên tuyệt đẹp nên không quá ngạc nhiên khi có tới 97% dân số của Bhutan cảm thấy hạnh phúc.
Theo quan niệm của nhà nước Bhutan, sự phát triển của Bhutan được đo lường bằng phúc lợi thật sự của người dân thay vì chỉ phản ánh sự giàu có về vật chất.
Khi được vua cha Jigme Singye Wangchuck trao ngôi báu vào ngày 6/11/2008, vua Jigme Khesar đã tuyên thệ “Ta sẽ không bao giờ cai trị như một ông Vua. Ta sẽ bảo vệ thần dân như một người cha, chăm sóc thần dân như mẹ và phục vụ thần dân như một người con. Chúng ta phải tiến hành dân chủ hóa để đảm bảo sự phát triển của đất nước, để một ngày nào đó có thể tự hào giao lại đất nước của chúng ta cho thế hệ sau”.
Thích Vân Phong (Nguồn: Kuenselonline)