Chi tiết tin tức

Chùa Pháp Môn - cái nôi Tăng tài Phật giáo

14:32:00 - 23/10/2014
(PGNĐ) -  Chùa Pháp Môn ở tỉnh Thiểm Tây, không chỉ nổi tiếng với xá-lợi xương ngón tay của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, mà nơi đây còn là Học viện Phật giáo đào tạo Tăng tài.

Học viện là một trong những gì có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Ở đây, kỷ luật được chấp hành rất nghiêm chỉnh.

trung_quoc.jpg
Chùa Pháp Môn - nơi đào tạo Tăng tài PG Trung Quốc

Buổi sáng bắt đầu với một giờ tụng kinh. Cách sống khác biệt này có thể là khó khăn đối với người ngoài. Cuộc sống đơn giản, nhưng không phải dễ dàng. Họ sống trong một thế giới hiện đại, nhưng thế giới tâm linh của họ vượt ra ngoài vật chất.

Ngay cả ăn cũng được thực hiện trong im lặng. Giới và môi trường nhằm mục đích bồi dưỡng giác ngộ. Đó là lý do Học viện Phật giáo đã tìm thấy chỗ đứng của mình ở đây.

Sư Heng Jing đang trong năm đầu tiên của mình. Thầy cho biết việc nghiên cứu này đã củng cố niềm tin của mình, và thậm chí đã thay đổi hiểu biết của thầy về Phật giáo.

"Nếu không có các nghiên cứu tại trường Phật học, tôi không thể thậm chí đến gần với ý nghĩa thực sự của giáo lý Phật giáo. Với sự hướng dẫn của các vị thầy, tôi thấy việc nghiên cứu Phật giáo rất sáng tỏ", thầy nói.

Thầy Heng Jing quyết tâm tiếp tục nghiên cứu cho đến khi đạt đến mức cao nhất có thể. Thiền là một phần của thói quen hàng ngày. Đó là cách để thay đổi cái tôi ban đầu, bằng cách buông đi tất cả những lo âu.

Trong Phật giáo, hạnh phúc không phụ thuộc vào lợi lộc vật chất, mà là loại bỏ những mong muốn.

Giảng viên Guo Ding nói tư tưởng Phật giáo là triết học. Tất cả giáo pháp này dẫn đến 3 nguyên tắc: không làm điều ác, làm nhiều điều tốt, và cứu độ tất cả chúng sinh.

Thầy Xian Kong cho biết nghiên cứu tập trung vào kinh điển, giới luật và tư duy, cũng như chính trị xã hội, truyền thống Trung Quốc và tiếng Anh.

"Học viện có một sứ mệnh thiêng liêng là nhằm nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo Phật giáo. Phật giáo cho dù sẽ được quảng bá rộng rãi trong cả nước, nhưng sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tín đồ, mà còn ở số lượng tinh hoa của Phật giáo, những người giữ các giá trị truyền thống và thúc đẩy Phật giáo thay đổi một thế giới", thầy nói. Chính vì vậy, trong thập kỷ qua, trường chỉ đào tạo số lượng khiêm tốn 200 vị.

Thầy Xian Kong cho biết hiệu quả của giáo dục Phật giáo không được tính bằng quy mô, mà là bằng chất lượng thực sự của việc học.

Trung Quốc có hơn một chục trường Phật học trên cả nước. Các trường này cũng đã gửi Tăng Ni đi du học. Khi sự hiện đại được tích hợp vào đời sống Phật giáo truyền thống, nhiều người tin rằng giáo dục Phật giáo cần phải theo kịp với thời gian, để nuôi dưỡng tài năng của Phật giáo, và đạt được nhiều ảnh hưởng trong xã hội.

Văn Công Hưng (Theo CCTV)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin