Chi tiết tin tức Doanh nhân Indonesia và sáng kiến giáo dục Phật giáo ở Thái Lan 21:12:00 - 23/01/2017
(PGNĐ) - Tại tự viện Phật giáo Wat Arun Rajvararam ở Bangkok, doanh nhân phật tử Hartanto Gunawan người Indonesia đã trải qua 4 năm làm tu sĩ, đây là điều đã làm thay đổi tương lai của ông cũng như của khoảng 200 cô gái và phụ nữ trẻ vốn được hưởng lợi ích từ những sáng kiến giáo dục của ông.
Các sáng kiến này kết hợp những nguyên lý Phật giáo trong việc đào tạo nghề và kỹ năng sống. Học viên đã tìm được một cơ hội hiếm có để sở hữu những kỹ năng cần thiết cho các mục đích chuyên nghiệp trong cuộc sống, tại Trung tâm Học tập Cộng đồng (CLC) ở Tự viện Phật giáo Wat Arun Rajvararam.
Trung tâm được điều hành bởi “người cha” và là người thầy doanh nhân phật tử Hartanto Gunawan, 51 tuổi, người đã thành lập nó vào năm 2007. Ngoài các lớp học thiền, nhiệm vụ chính của trung tâm là bảo vệ phụ nữ trẻ tránh được nạn buôn người, bị lạm dụng hoặc bạo lực trong gia đình. Sau đó trung tâm cấp cho họ học bổng nhằm hỗ trợ cho họ tìm kiếm việc làm. Các khoản tài trợ và đóng góp đến từ những nhà từ thiện Mỹ và một số học viên lớp thiền của trung tâm đến từ Đài Loan, Đức, Cyprus và Úc.
Tự viện Phật giáo Wat Arun Rajvararam ở Bangkok mãi mãi giữ một vị trí quan trọng trong trái tim của doanh nhân phật tử Hartanto Gunawan. Ngoài việc nhận sự hỗ trợ của trung tâm, ngôi tự viện Phật giáo này là nơi doanh nhân phật tử Hartanto Gunawan xuất gia, thọ giới và trở thành tăng sĩ Phật giáo trong suốt mấy năm nay.
Trước đó, doanh nhân phật tử Hartanto Gunawan dẫn đầu cuộc sống tăng sĩ Phật giáo trong khoảng thời gian hai năm tại khu rừng tỉnh Sakon Nakhon. Sau đó ông đã chuyển đến Bangkok. Gia đình ông rất ấn tượng khi thấy ông bước vào cửa Phật tu hành và ngạc nhiên khi thấy ông mang đậm tính cách Thái và trở thành một thường trú nhân ở vương quốc Phật giáo Thái Lan. Ông chia sẻ rằng: “Tôi là người con thứ ba trong một gia đình bảy người con, anh em di cư sinh sống tại khắp các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Indonesia. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Phật giáo Đại thừa nên tôi đã quyết định xuất gia thụ Tỳ kheo giới. Tôi quyết định thay đổi cuộc sống với việc đắp bộ Cà sa vàng trên thân, thoát khỏi sự nhàm chán của cuộc sống trần tục hằng ngày đầy phiền muộn. Tôi từng giữ vị trí quản lý, giám đốc điều hành một số doanh nghiệp tại quê hương Indonesia”.
Ông Gunawan nói rằng, ông muốn trả nợ lòng tốt của người dân Thái Lan khi ông còn là một tăng sĩ Phật giáo và ông hy vọng một ngày nào đó ông có thể nhập quốc tịch như một người Thái Lan. Vân Tuyền (Nguồn: Bangkok Post Archive)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |