Chi tiết tin tức

Đức Dalai Lama giảng "Bồ đề đạo thứ đệ luận"

21:37:00 - 27/12/2013
(PGNĐ) -  Đức Dalai Lama khuyên các Phật tử nên có động cơ thích đáng đối với bất kỳ chủ đề nào của bài giảng.

Ngày 25-12, Đức Dalai Lama đã bắt đầu một tuần giáo lý về Bồ đề đạo thứ đệ luận (Lamrim) tại tu viện Sera ở bang phía nam Karnataka, Ấn Độ, khu định cư Tây Tạng lớn nhất ở Ấn Độ.

Khóa giáo lý được tiến hành theo thỉnh cầu của ngài Eminence Ling Choktrul Rinpoche và tu viện Gaden Shartse.

Duc Dalai Lama.jpg

Đức Dalai Lama

Tại buổi giảng, Đức Dalai Lama khuyên các Phật tử nên có động cơ thích đáng đối với bất kỳ chủ đề nào của bài giảng.

"Quy y Tam bảo không chỉ trong cuộc đời này, hoặc vì lợi ích của đời sau, mà chúng ta cần phải quy y cho đến khi đạt được giác ngộ viên mãn. Câu kệ mà chúng ta tụng bao gồm các từ “tôi”, khi chúng ta nói “cầu cho tôi có thể đạt được giác ngộ”. Những gì chúng ta phải làm là kiểm tra xem liệu rằng tôi hay tự ngã có tồn tại theo cách mà nó xuất hiện".

Giải thích những hạn chế của một cái tâm vô kỷ luật và những lợi ích của việc thuần hóa nó, ngài nhắc lại rằng mỗi người đều muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau.

"Thuần hóa tâm là những gì chúng ta cần phải làm để hoàn thiện ước nguyện hạnh phúc của chúng ta, không phải để làm hài lòng bất cứ ai khác. Tâm bị che mờ bởi quan niệm sai lầm rằng mọi thứ đều thật sự tồn tại, để vượt qua nó - điều mà chúng ta cần là phải hiểu được vô ngã. Và để khắc phục cái tâm xem mình là trung tâm, lòng từ ái là không đủ, chúng ta cần phải phát triển sự thức tỉnh của Bồ-đề tâm", ngài nói.

"Vì vậy, chúng ta cần phải tận dụng tối đa trí tuệ của con người và phát triển một trái tim nồng ấm”.

Ngài nói về những phẩm chất của một bậc thầy tâm linh và sự tập trung hay sự phát triển của một cái tâm bình tĩnh.

"Con người là động vật xã hội phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại. Nhưng có lẽ vì họ quá thông minh, họ có xu hướng bỏ qua cộng đồng và xem mình là trung tâm. Thật kỳ lạ, trẻ em không phải như thế này, có rất ít sự phân biệt chủng tộc hay giai cấp, cái mà chúng ta dường như có được khi chúng ta lớn lên. Chúng ta cần phải hành động có trách nhiệm hơn", Đức Dalai Lama nhấn mạnh.

"Cuộc sống là quý giá, nhưng một trong những lỗi của chúng ta là bám vào nó như thể nó là vĩnh viễn. Giải pháp là hãy nghĩ về ba đề mục sau: cái chết là chắc chắn, khi nào cái chết tấn công chưa được biết rõ và điều duy nhất có giá trị tại thời điểm chết là kinh nghiệm của chúng ta về giáo pháp. Ngay cả điều kiện sống thuận lợi có thể thay đổi và trở thành nguyên nhân của cái chết".

Khoảng 30.000 người đang theo học khóa giáo lý được phát trực tiếp trên trang web chính thức của ngài với các ngôn ngữ như: tiếng Anh, Trung Quốc, Việt Nam, Nga và Mông Cổ.

Văn Công Hưng (Theo Phayul)

 

www.giacngo.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin