Chi tiết tin tức

Dụng cụ sinh hoạt Phật giáo trở thành quốc bảo Hàn Quốc

22:48:00 - 10/11/2019
(PGNĐ) -  Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (CHA) vừa thông báo công nhận một sản phẩm kiến trúc Phật giáo là quốc bảo của xứ Kim chi.

Vật dụng được công nhận quốc bảo là Yunjangdae, một kệ đựng kinh - chiếc hộp xoay chứa kinh điển Phật giáo. Trước đó, điện thờ Daejangjeon của chùa Yongmunsa, thuộc tỉnh Yangpyeong, cũng đã có tên trong danh sách các bảo vật quan trọng của quốc gia.

Tất cả các thành viên trong Hội đồng thẩm định cho rằng cả hai đều xứng đáng với danh hiệu trên sau khi xem xét niên đại, ý nghĩa tôn giáo và giá trị văn hóa hai quốc bảo từ Phật giáo này. 

kp3.jpg
Kệ kinh Yunjangdae là bảo vật quốc gia của Hàn Quốc

Theo các cơ quan truyền thông tại Hàn Quốc, đến nay CHA mới chỉ định xếp tổng cộng 24 công trình vào danh mục quốc bảo, riêng điện Daejangjeon là mảng kiến trúc đầu tiên được vinh danh trong 8 năm qua. Ngoài ra, Cực lạc điện (Geukrakjeon) của chùa Hwaamsa, tọa lạc ở tỉnh Gangwon-do cũng đón nhận vinh dự tương tự.

Yunjangdae được cất giữ tại điện Daejangjeon của chùa Yongmunsa. Đây là một trong những địa điểm được ghi nhận là Di sản văn hóa Phật giáo đặc biệt ở xứ sở Kim chi, có thư viện kinh điển Phật giáo hình trụ xoay vòng hơn 800 năm tuổi.

“Kệ kinh Yunjangdae tại chùa Yongmunsa là nguyên bản đậm nét nghệ thuật, phản ánh tư tưởng về thuyết âm - dương, ngũ hành theo cách đơn giản nhưng vô cùng tinh tế”, một thành viên của CHA cho hay.

“Đây là một tuyệt tác, được kiến tạo nhờ sự kết hợp kỹ thuật lẫn tài năng nghệ thuật từ kiến trúc, điêu khắc, thủ công mỹ nghệ đến hội họa”, vị này cho biết thêm.

Kệ kinh Yunjangdae được cho là “kinh thư trụ” duy nhất tại Hàn Quốc, dùng để lưu giữ kinh Phật trong sinh hoạt Phật giáo. Pháp khí này được tu sửa 8 lần kể từ cuối thế kỷ XVII, nhưng kích thước lẫn cấu trúc vẫn nguyên vẹn như ban đầu.

Theo thiết kế, kệ kinh độc đáo này gắn chặt với nền nhà thông qua một đế xoay và nối liền với trần đại sảnh nhờ một trục quay. Bên cạnh đó, Yunjangdae có kích thước mở rộng dần từ phần đế đến đỉnh. Nhiều cánh cửa có hoa văn chạm trổ tinh xảo ghép lại tạo thành phần thân, cộng thêm mái che màu đỏ rực rỡ giúp Yunjangdae trở thành tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.

Trong khi đó, điện Daejangjeon tại chùa Yongmunsa có niên đại từ thời Cao Ly, được tạo dựng vào năm 918, với mục đích lưu giữ Đại tạng kinh. CHA tuyên bố công trình trang nhã và tinh tế này là bảo vật số 145. Hiện tông phái Phật giáo Tào Khê trực tiếp quản lý chùa Yongmunsa, tọa lạc gần một thung lũng đẹp như tranh vẽ dưới núi thuộc tỉnh Yangpyeong.

Được biết, chùa Yongmunsa được kiến tạo ở triều đại Tân La (năm 57 trước Tây lịch đến năm 935 sau Tây lịch) và được trùng tu dưới thời vua Sejong (1387-1897). Thời gian của chiến tranh liên Triều, công trình kiến trúc Phật giáo bị thiệt hại nặng nề và nay đã được tái xây dựng gồm đại điện, điện thờ Daeungjeon và tháp chuông. 

Lâm Mỹ Thanh (theo BD)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin