Chi tiết tin tức

Hàn Quốc: Những địa điểm PG nổi tiếng cầu nguyện vào kỳ thi Đại học

21:46:00 - 14/11/2018
(PGNĐ) -   Những ngày này nhiều tại những ngôi chùa Phật giáo có rất đông các bậc phụ huynh đến thắp hương, dâng hoa cầu nguyện cho con em mình sẽ thi đỗ khi bước vào kỳ tuyển sinh Đại học thường niên, cuộc thi chỉ diễn ra trong vòng một tuần.

Với học sinh Hàn Quốc, cuộc thi quốc gia này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi khi bước vào một trường Đại học tốt sẽ có khả năng tìm được việc làm ổn định hơn, xã hội Hàn Quốc rất xem trọng nền tảng học thuật.

 

Nhiều bậc phụ huynh đã đến các ngôi chùa Phật giáo trên khắp cả nước để cầu nguyện cho con em mình đạt kết quả thi tốt nhất. 

 

Dưới đây là một số ngôi già lam cổ tự Phật giáo nổi tiếng gần khu vực thủ đô Seoul.

 

1. Long Môn cổ tự (용문사 - 龍門寺)

 

Ngôi chùa hiện đang tổ chức chương trình 100 ngày cầu nguyện cho kỳ thi tuyển sinh Đại học. Ngôi long môn cổ tự này thuộc Thiền phái Tào Khê, tọa lạc tại quận Yang Pyeong, tỉnh Gyeonggi, cách thủ đô Seoul 55km về phía đông nam.

                          Cây ngân hạnh di sản tại ngôi long môn cổ tự

Ngôi cổ tự do Thiền sư Đại Cảnh (대경 - 大境) khai sơn vào năm 913, nơi đây tự hào với cây cổ thụ Ngân hạnh (Gingko) được công nhận là di sản tự nhiên. Cây Ngân hạnh khổng lồ cao 67m, có tuổi thọ 1.100 năm rất thiêng liêng, được nhiều du khách thập phương cầu nguyện phía trước cây cổ thụ di sản này.

 

2. Thất Tràng cổ tự (칠장사 - 七長寺)

 

Thất Tràng cổ tự tọa lạc tại thành phố Anseong, tỉnh Gyeonggido, Hàn Quốc. Du khách thập phương hành hương sẽ được khám phá nền văn hóa Phật giáo cổ đại ở Hàn Quốc, cũng như tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của ngôi già lam cổ tự nghìn năm tuổi này. Và đặc biệt là nơi du khách có thể tìm đến để cầu nguyện may mắn.

 

Ngôi già lam cổ tự Thất Tràng nổi tiếng bởi gắn liền với tên tuổi một vị quan thanh liêm, Cư sĩ Park Mun-su (1691-1756) đã từng đến dâng hương hoa để cầu nguyện vượt qua kỳ thi cao nhất toàn quốc được gọi là “Gwageo” thường được dùng làm căn cứ tuyển quan trong thời đại Triều Tiên (Josseon). Khi lưu trú tại ngôi già lam cổ tự này, ông đã được báo mộng biết trước đề thi.

 

Cư sĩ Pak Mun-su (Phác Văn Tú - 박문수-朴文秀), một vị quan thanh liêm thời Triều Tiên. Ông được Triều Tiên Anh Tổ phong chức Âm hàng Ngự sử (암행어사 - 暗行御史), quan giám sát mật của triều đình để làm khâm sai đi khắp đất nước để trừ khử bọn quan tham nhũng.

 

Ông đã đỗ kỳ thi triều đình vào năm Quý Mão (1723) và làm quan thời Triều Tiên Anh Tổ. Ông là vị Âm hàng Ngự sử nổi tiếng trong lịch sử Triều Tiên, bởi ông đã dành trọn đời mình để bảo vệ người dân, trừ khử nạn tham ô hủ bại, bọn quan chức ức hiếp bách tính. Cư sĩ Pak Mun-su là một nhân vật huyền thoại.

 

Ngày nay, hậu duệ của Cư sĩ Pak Mun-su vẫn còn lưu giữ chân dung của ông, một bức chân dung lớn và một bức nhỏ (100 x 165,3cm) và 45,3cm x 59,9cm).

 

Mới đây, nhân dân và chính quyền thành phố Anseong đã xây dựng cầu Pak Mun-su và trở thành địa điểm mà các bậc cha mẹ của học sinh thường xuyên lui tới.

 

3. Thần Lặc cổ tự (신륵사 - 神勒寺)

 

Ngôi già lam cổ tự Thần Lặc nằm trong quần thể núi Phụng Ni, 73 Khu phố Shilleuksa, (Ấp Yeoju, quận Yeoju, tỉnh Gyeonggi-do).

 

Ngôi cổ tự thành lập vào thế kỷ thứ VI, khai sơn vào thời Tân La (Silla - 신라) năm 580. Ngôi cổ tự nằm trên ngọn đồi ở phía Bắc sông Nam Hàn, dọc theo ngôi làng ven sông, dòng sông thơ mộng chảy bốn mùa khiến cỏ cây ven sông lúc nào cũng tươi tốt, khiến nơi đây trở thành một trong những địa điểm hành hương thiêng liêng của Phật giáo Hàn Quốc. Đặc biệt hai cội cổ thụ, cây Diên Tùng 500 tuổi, cây Bạch Quả 600 năm, hiên ngang sừng sững che mát khắp sân chùa.

 

Vào năm Mậu Thìn (1328) ngôi cổ tự thỉnh xá lợi của Đại sư Jigong (지공대사 - 指空大師) (?- 1363) (một Thiền sư Ấn Độ có tên tiếng Phạn là Dhyanabhadra) từ Trung Quốc về an vị xây bảo tháp tôn thờ.

 

Vào thế kỷ XV, thời vua Seongjong (성종 - 成宗) năm Kỷ Sửu (1469) vua và Hoàng tộc thường về đây lễ Phật cầu nguyện và cúng tế Hoàng lăng mộ vua Sejong (세종대왕 -  世宗大王).  

 

Chùa đã cùng trải qua những biến thiên lịch sử và thăng trầm của dân tộc. Hiện ngôi cổ tự là một trong những địa điểm cầu nguyện nổi tiếng nhất trong cộng đồng phụ huynh học sinh, một trong những nơi tham quan du lịch tâm linh lý tưởng và góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử, thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế xã hội Hàn Quốc.

 

Có tài liệu cho rằng Đại sư Nguyên Hiểu (Won Hyo, 617-686) thuộc triều Silla là người đã xây dựng ngôi chùa này sau khi ngài nhìn thấy chín con rồng từ trên trời bay xuống một chiếc hồ trong đợt cầu nguyện bảy ngày của mình.

 

Một số ngôi tự viện Phật giáo khác có nhiều phụ huynh đến cầu nguyện là: ngôi Tổ đình Phụng Ân Tự, quận Gangnam, Seoul; ngôi Tổ đình Thiên Thai tông Bồn Đường Đại Quang Tự (천태종분당대광사 - 天台宗盆唐大光寺) ở Bundang, phía nam Seoul; ngôi già lam Phụng đình Cổ tự (봉녕사 - 奉寧寺) ở Suwon, cách Seoul 46km về phía nam; ngôi già lam Long Châu Cổ tự (용주사 - 龍珠寺) ở Hwaseong, phía nam Seoul; và ngôi già lam Thần Khê Cổ tự (청계사 - 淸溪寺) ở Euiwang, phía nam Seoul.

 

4. Núi Bát Công san (팔 공 산 - 八公山)

 

Với mong muốn con mình sẽ đỗ Đại học hay vào được một trường Đại học danh tiếng, hàng nghìn bậc phụ huynh Hàn Quốc đã đến núi Palgongsan để cầu nguyện.

 

Nơi đây được gọi là vùng đất thiêng của Phật giáo vì có chùa và khắc tôn tượng đức Phật trong vách núi. Người dân nơi đây tương truyền rằng nếu cầu nguyện một cách thành tâm trước tượng Phật Gatbawi mọi mong ước sẽ trở thành sự thật. Chính vì vậy, những ngày này có gần 10.000 phụ huynh đến đây cầu nguyện mỗi ngày.

 

Thậm chí, nhiều phụ huynh quỳ hàng tiếng đồng hồ trước tượng Phật và thắp nến xung quanh để bày tỏ sự thành tâm. Họ mong con mình sẽ không quá lo lắng, làm bài một cách thoải mái, tự tin và có kết quả thi tốt.

 

Vân Tuyền (Nguồn: The Korea Herald)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin