Chi tiết tin tức Hoa Kỳ: Đại học Princeton tổ chứcHội thảo quốc tế về những văn bản ở động Đôn Hoàng 21:33:00 - 13/09/2014
(PGNĐ) - Từ ngày 6 đến ngày 8/9, Đại học Princeton ở Hoa Kỳ đã đăng cai tổ chức hội thảoquốc tế với chủ đề: “Triển vọng về sựnghiên cứu những văn bản ở động Đôn Hoàng: Hai mươi năm sau”.
Chủ đề của cuộc hội thảo bao hàmnhững lĩnh vực từ tất cả các ngành nghiên cứu về những văn bản được tìm thấy ở Đôn Hoàng, bao gồm cả nghiên cứu tôn giáo, văn học, lịch sử, ngôn ngữ học, và cổ ngữ học. Nhiều học giả từ Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, và Hoa Kỳ liên quan đếnỦy ban Liên lạc Quốc tế về Nghiên cứu Đôn Hoàng đã tham gia cuộc hội thảo. Ngôn ngữ chính được sử dụng trong cuộc hội thảo là Tiếng Anh và tiếng Hoa.
Bản Kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán được tìm thấy ở Đôn Hoàng Hai nhà đồng tài trợ cho cuộc hội thảo lần này là Ban Nghiên cứu Phật học tại Đại học Princeton vàỦy Ban Liên Lạc Quốc tế về Nghiên cứu Đôn Hoàng, với sự tài trợ kinh phí chính từ Quỹ Henry Luce. Các nhà đồng tổ chức là Stephen F. Teiser (Đại học Princeton) và Takata Tokio (Đại học Kyoto). Có khoảng 60.000 văn bản đã được phát hiện tại các hang động Mạc Cao gần Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc vào năm 1900. Hầu hết những văn bản đó làkinh điển Phật giáo được viết bằng tiếng Hánvà tiếng Tây Tạng, một số ngôn ngữ khác cũng được tìm thấy ở đấy, bao gồm cả tiếngUyghur, tiếng Phạn, tiếng Sogdian, tiếng Khotan, và tiếng Do Thái. Những dữ liệu lưu trữ ở đấy bao gồm nhiều nghi thứcPhật giáo, những tác phẩm về thiền trong thời kỳ đầu, kinh văn của Đạo giáo, những văn bản Nestorian, thánh ca Manichaean, và nhiều tác phẩmkhác. Chương trình hội thảođược chia thành chín banthảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, chẳng hạn như sự giao lưutôn giáo, giáo dục và khả năng biết đọc biết viết, thần chú, thơ ca, mạng lưới và truyền thông, vũ trụ học và tôn giáo, văn bảntiếng Tây Tạng, cổ ngữ học, nghiên cứu văn bản chép tay, số hóa, và nghi lễ Phật giáo. Cuộc hội thảo sẽ có hai bài tham luận quan trọng, đó là bài tham luận mở đầu cuộc hội thảo của Giáo sư Fang Guangchang, Đại học Thượng Hải, về chủ đề “Hiện trạng, những khái niệm cơ bản, biện pháphiện tại và kế hoạch số hóa các văn bản ở Đôn Hoàng“, và bài tham luận “Đemnhững văn bản ở Đôn Hoàng đến vớitất cả mọi người: Số hóa, mạng internet và quốc tế hóa những nghiên cứu về Đôn Hoàng” khép lại cuộc hội thảo của Giáo sư Susan Whitfield thuộc Ban quản lý Dự án Đôn Hoàng Quốc tế. Trong số các tham luận viên có cô Mary Anne Cartelli, phó giáo sư tiếng Hoatại trường Đại học Hunter thuộcĐại học Thành phố New York, trình bày tham luận dựa trên dữ liệu nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu“Nhữngbài thơ về Ngũ Đài Sơn và các bức họa ở Đôn Hoàng” của mình. Trong phần trình bày, phó giáo sư đã nhấn mạnh đến một số lượng đáng kể những bài thơ Phật giáo lấy cảm hứng từ các văn bản ởĐôn Hoàng đã nhận được sự chú ý của giới học thuật. Bộ sưu tập khuyết danh về những bài thơ cảm tác về Ngũ Đài Sơn, trú xứ của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi và là ngọn núi Phật giáo quan trọng nhất dưới thời phong kiến. Cô Mary nhận định rằng: “Bộ sưu tập ấykhông chỉ đóng góp vào kho tàngtri thức sâu sắc về sự phát triển của văn học Phật giáo Trung Quốc, mà còn giúp chúng tahiểu biết về nền văn hóa Đôn Hoàng và sự tương tác của nó với các địa danhPhật giáo khác ở Trung Quốc”. Ngoài các nghiên cứu về chính các văn bản ởĐôn Hoàng, một số học giả đề nghị tìm cách bảo tồn và phát triển các văn bản ấy thông qua phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Phó giáo sư Marcus Bingenheimer thuộc khoa Tôn giáo học tại Đại học Temple, Hoa Kỳ phát biểu trong bài tham luận của mình rằng: “Trong suốt 50 năm qua,những bản sao nguyên văncủa các văn bản ở Đôn Hoàng đã được phổ biến rộng rãi dưới dạngvi phim, in và định dạng kỹ thuật số. Bước tiếp theo là xuất bản cácphiên bản toàn văn của nhữngvăn bản đó để chúng được nghiên cứu, phân tích và hình dung theo những cách khác nhau. Bởi vì những văn bản ở Đôn Hoàng đem đếnmột cái nhìn độc đáo về hệ thốngvăn bản của Trung Quốc thời trung cổ, cách mà nó thể hiện cần được tiếp tục cải thiện”. Trong vai trò bảo tồn và phát triển di sản Đôn Hoàng phải kể đến Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng ở Trung Quốc. Viện đã tổ chức một số chương trình bảo tồn và phát huy những văn bản đượcphát hiện tại Đôn Hoàng. Hoàng Lam (Theo Buddhist Door) Nguồn: Báo Giác Ngộ, số 761
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |