Chi tiết tin tức

Trung Quốc: Các Ðức Ðạt Lai Lạt Ma phải được 'tái sinh'

07:43:00 - 12/09/2014
(PGNĐ) -  Chính quyền Trung Quốc hôm Thứ Tư lập lại đòi hỏi là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma phải tôn trọng điều mà họ gọi là truyền thống lịch sử về sự tái sinh của các Ðạt Lai Lạt Ma.  

Bắc Kinh lên tiếng sau khi nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng mới đây cho hay trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Ðức rằng ngài có thể là người sau cùng ở ngôi vị này.
 


Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ báo Ðức Welt am Sonntag, cho hay truyền thống Ðạt Lai Lạt Ma có thể chấm dứt, với ngài là người sau cùng, nói thêm rằng Phật Giáo Tây Tạng không tùy thuộc vào một cá nhân.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, năm nay 79 tuổi, trước đó đã từng nói rằng ngài sẽ không tái thế ở Trung Quốc nếu Tây Tạng không được tự do và không ai, kể cả Trung Quốc, có quyền chọn người kế vị ngài “cho mục đích chính trị.” Trung Quốc trước đây từng cảnh cáo Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là ngài không có quyền từ bỏ truyền thống tái sinh.

Trung Quốc, vốn coi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là kẻ đòi ly khai rất nguy hiểm, đã cai trị Tây Tạng với bàn tay sắt kể từ khi quân đội  Trung Quốc tràn vào chiếm đóng nơi này năm 1950. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma phải lưu vong sang Ấn Ðộ năm 1959 sau cuộc nổi dậy bất thành.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hua Chunying, cho hay trong cuộc họp báo hàng ngày rằng đối với vấn đề tái sinh của các Phật Sống, kể cả Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc đã có “các thủ tục tôn giáo và phong tục lịch sử.”

“Trung Quốc có chính sách tự do tín ngưỡng, và điều này đương nhiên bao gồm cả sự tôn trọng, bảo vệ và duy trì truyền thống Phật Giáo Tây Tạng,” theo lời phát ngôn viên Hua.

“Danh vị Ðạt Lai Lạt Ma, vốn được chính quyền trung ương ban tặng, đã có hàng trăm năm lịch sử. Vị Ðạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 này có những động lực thầm kín để tìm cách bóp méo và phủ nhận lịch sử, gây thiệt hại cho trật tự của Phật Giáo Tây Tạng.

Năm 1995, sau khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chọn một bé trai ở Tây Tạng là hiện thân tái sinh của Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), người đứng hàng thứ nhì trong Phật Giáo Tây Tạng, Trung Quốc bắt cả gia đình em nhỏ này mang đi mất tích và đưa một người khác lên thế.

Nhiều người dân Tây Tạng không chấp nhận Ban Thiền Lạt Ma do Trung Quốc bổ nhiệm, gọi người này là giả mạo.

Theo truyền thống, các Lạt Ma sẽ phải mất nhiều năm mới xác định được ai là Ðạt Lai Lạt Ma tái sinh, và thường chỉ tìm kiếm trong khu vực Tây Tạng.

Người Tây Tạng lo sợ ràng Trung Quốc sẽ lợi dụng vấn đề kế vị Ðức Ðạt Lai Lạt Ma để chia rẽ Phật Giáo Tây Tạng, nếu có hai Ðạt Lai Lạt Ma, một ở phía lưu vong và một do Trung Quốc chỉ định.

 

(V.Giang)

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin