Chi tiết tin tức

Hòa thượng Lý Vạn Phụng một vị cao tăng của Phật giáo Hàn Quốc

17:05:00 - 31/03/2018
(PGNĐ) -  Hòa thượng Lý Vạn Phụng, pháp hiệu Chí Hổ (1910-2006), một văn nghệ sĩ trí thức Phật giáo Hàn Quốc nổi tiếng, Ngài đã cống hiến cho đạo pháp và dân tộc Hàn Quốc trong lĩnh vực hội họa, thư pháp và những tác phẩm của Ngài được triển lãm quốc tế nhiều nước trên thế giới, Ngài là một trong những nhân tài kiệt xuất của thời đại Phật giáo Hàn Quốc.

Những tác phẩm của Ngài được đạt tiêu chuẩn quốc tế, được triển lãm nhiều nước trên thế giới, là một trong những bậc thầy của quốc gia về nghệ thuật Phật giáo.

 

Hòa thượng Lý Vạn Phụng thuộc dòng Thiền Thái Cổ (태고종-太古宗), Phật giáo Hàn Quốc, sinh năm Canh Tuất (04/10/1910), tại Jongno, Seoul, con cụ ông Lý Nhuận Thực (이윤식-李潤植).

 

Năm Đinh Tỵ (1917), đất bồ đề sẵn sàng tiếp đón một Thích tử vào cửa Bát Nhã, Ngài được song thân thuận cho vào cửa từ bi xuất gia học Phật tại Tổ đình Phụng Nguyên (봉원사), Bongwonsa-kil, Bongwon-dong, Seodaemun-gu, Seoul, Korea.

 

Tháng 03/1920, ngài vào Phật học viện ở Gangwon (佛教專門講院) và tốt nghiệp vào tháng 07/1924. Tháng 10 năm đó, ngài đảnh lễ y chỉ với lão Thiền sư Kim Trập Vân (김예운-金藝雲禪師) và tiếp tục học Phật pháp. 

 

Sau khi thọ giới Tỳ kheo, Bồ tát giới, Ngài say mê môn nghệ thuật, vốn có năng khiếu hội họa, Hòa thượng Bổn sư thấy Ngài trí lực dung lượng lớn cho nên thuận cho phép học thêm môn nghệ thuật hội họa. Hiện có công trình nghệ thuật của Ngài cống hiến cho văn hóa Hàn Quốc.

 

Lão Hòa thượng Lý Vạn Phụng, một vị tăng sĩ Phật giáo thuộc thiền phái Thái Cổ, Phật giáo Hàn Quốc, trụ trì ngôi già lam Phổ Môn tự (보문사-普門寺) ở Seongbuk-gu, Seoul, bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của Ngài do ảnh hưởng bởi lời tiên tri của Hòa thượng Bổn sư.

 

Những tác phẩm của Ngài được triển lãm khắp nơi trong cả nước và trên thế giới.

 

- Năm 1947, tranh của ngài được triển lãm tại Gyeonggi-do

 

- Tháng 08 năm 1972, di sản văn hóa nghệ thuật của ngài được công nhận xuất sắc nhất về văn hóa phi vật thể số 48.

 

- Năm 1978 Đại hội Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới tại Tokyo, Nhật Bản, tác phẩm triển lãm và xuất bản của Ngài được trao Huân chương.

 

- Năm 1981, những tác phẩm của Ngài tại Bảo tàng Thủ công Truyền thống Gyeongbok-gung.

 

- Năm 1981, những tác phẩm của Ngài triển lãm tại Phòng khách sạn Tokyo New Otani, Phòng công nghiệp Gyeongdo Pak Tong, Nhật Bản.

 

- Năm 1998, dịp triển lãm văn hóa nghệ thuật, Ngài được Trao giải thưởng 127 của Bộ Văn hóa về Bảo tồn Truyền thống Hàn Quốc

 

- Năm 1999, những tác phẩm của Ngài triển lãm tại thành phố Busan, Hàn Quốc

 

- Năm 2001, những tác phẩm của Ngài triển lãm tại Seoul

 
 
 

Lão Hòa thượng Vạn Phụng thường dạy học trò rằng: “Trong lúc sáng tác một bức tranh phải bằng trái tim từ bi và tinh thần trí tuệ thì tác phẩm mới có hồn”. Tranh của Ngài được triển lãm tại phòng văn hóa trương bày khắp nơi trên đất Hàn và Nam California, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản và khắp nơi trên thế giới. 

 

Hiện các tác phẩm của Ngài còn đậm nét màu sơn tại các nơi Namwon-gun, Gyongbok-gung, Namdae-mun và Gyeonghoeru... Nét thần bút tài hoa của Ngài khắp chốn thiền môn tự viện Phật giáo, cung điện, đền thờ, miếu trong cả nước, đặc biệt trong đó có nghệ thuật “단청-丹靑”(*). Tám mươi năm trôi qua, có những lúc ngài khôi phục tái hiện những bức họa hàng nghìn năm lịch sử.

 
 
 

Thị hiện một đời tài hoa trong văn hóa nghệ thuật, bao năm gắn bó, gìn giữ phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, biết bao những lớp học trò khắp nơi đã thành nghệ nhân do ngài giáo dục đào tạo, tiêu biểu các môn đệ nổi như Lee Se-hwan (이세환), Lee Inseop (이인섭), Hong Changwon (홍창원), Pak Jeongjae (박정자), Yang Sun Hee (양선희), Kim Jung-soon (김정순), Bae Jong-sook (배정숙), Kim Chang-soon (김창순), Lee Hyung Ki (이형기) và Park Ki-young (박귀영).

 

Biết bao công trình kỳ vĩ để lại cho đời, hóa duyên ký tất, ngài an nhiên viên tịch vào ngày 17/05/2006. Hưởng thượng thọ 98 xuân. 

 

Phụng vì Tăng chính Vạn Phụng đường Chí Hổ Đại Tông sư giác linh liên hoa tọa hạ “奉為僧正萬奉堂致虎大宗師”

 

Vân Tuyền (Nguồn: PG Korea)

------------------------------------------

단청-丹靑”(*): Dancheong là thuật ngữ chỉ nghệ thuật trang trí trên bề mặt vật liệu gỗ của các tòa kiến trúc cổ Hàn Quốc như đền chùa, cung điện,… Dancheong nổi bật với nhiều màu sắc (thường là 5 màu) cùng các hình dạng, họa tiết khác nhau mang những ý nghĩa tượng trưng riêng.

 

Dancheong là sự thăng hoa các biểu tượng may mắn, có sự hài hoà về mặt hình dáng của mọi tạo vật, lưu trữ ý nghĩa cuộc sống trong từng màu sắc thiên nhiên. Qua đó có thể nhận thấy dân tộc Hàn Quốc đã lĩnh hội được nguyên tắc của sự vật từ các màu sắc của tạo hoá, cũng như rất am hiểu âm dương ngũ hành, sự hài hoà của ngũ sắc. Trong các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc, cái có thể gợi lên dễ dàng sự đẹp đẽ của màu sắc và hình ảnh chính là Dancheong.

 

Nếu tách từng chữ ra để lý giải thì Dancheong (丹靑) là giới hạn giữa sự hòa hợp và tương phản của hai màu đỏ và xanh lục. Dan (丹) nghĩa là “chu sa”– một loại quặng có màu đỏ gạch còn Cheong (靑) theo tiếng Hán là “Thanh”– màu xanh lá cây. Đó là hai màu đặc trưng, cơ bản nhất của Dancheong, thể hiện sự đối lập và tương quan lẫn nhau, tương tự như khái niệm Âm Dương trong văn hóa các nước châu Á.

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin