Chi tiết tin tức

Hội thảo Phật giáo Quốc tế lần thứ 3 tại Vadodara, Ấn Độ

20:41:00 - 26/11/2018
(PGNĐ) -  Để đánh dấu kỷ niệm 55 năm, những khám phá di tích Phật giáo cổ đại tại làng Dev Ni Mori ở Bắc Gujarat, Hội thảo Phật giáo Quốc tế lần thứ 3 tổ chức tại hội trường CC Mehta, Đại học Maharaja Sayajirao University of Baroda (MSU) diễn ra vào ngày 25 tháng 11 năm 2018.

Hội thảo lần này do Quỹ Tăng già Kaya (Sanghakaya Foundation ) có trụ sở tại Gujarat và Quỹ Sankalp Bhoomi (Sankalp Bhoomi Trust) tổ chức.

Thượng tọa Prashil Ratna Gautam, người sáng lập, Chủ tịch Quỹ Tăng già Kaya cho biết, hội thảo sẽ thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến các di sản Phật giáo cổ đại ở Gujarat, một bang miền tây Ấn Độ.

Thượng tọa Prashil Ratna Gautam chia sẻ: “Cục Khảo cổ học đã bảo tồn di tích của Đức Phật được khai quật trong khu vực làng Dev Ni Mori, Bắc Gujarat. Cuộc khai quật đã xảy ra trong khoảng thời gian 3 năm từ 1960 đến 1963, một tu viện Phật giáo cổ đại, Bảo tháp và các tăng phòng đã được phát hiện. Một chiếc hộp vô giá cũng được phát hiện bởi chứa đựng ngọc xá lợi của Đức Phật được khắc trên hòm là bằng chứng xác thực. Hộp đựng và ngọc xá lợi của Đức Phật hiện đang được bảo tồn bởi Đại Học MSU, trong số nhiều di tích Phật giáo khác được trưng bày trong Hội thảo Phật giáo Quốc tế lần thứ 3 này.

Tin PGQT 4

Các di tích Phật giáo cổ đại hiện diện không chỉ ở Uttar Pradesh và Bihar mà còn có nhiều di tích như vậy tại Gujarat. Những nhà học giả hành hương chiêm bái từ Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước đã đề cập đến điều này trong thư tịch của họ. Đồng thời nhiều vị trong số đó đã từng nghiên cứu tại trung tâm trí tuệ Phật giáo ở Vallabhi, Bhavnagaar”.

Thượng tọa Prashil Ratna Gautam nói thêm, hội thảo lần này kỷ niệm 55 năm phát hiện ngọc xá lợi Đức Phật ở làng Dev Ni Mori, bắc Gujarat. Ngọc xá lợi vô giá này hiện thuộc sở hữu của Khoa Khảo cổ và Lịch sử cổ đại, Đại học Maharaja Sayajirao University of Baroda (MSU).

Cùng với các đại biểu đến từ Ấn Độ, nhiều đại biểu khác đến từ các quốc gia trên thế giới, các khách mời quan trọng đến tham dự, Thượng tọa Thích Tuệ Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Dharma Buddhist University, Malaysia; Hòa thượng Mugunuwela Anuruddha Thera, người sáng lập và Tổng Thư ký Hiệp hội Tăng đoàn Thanh niên Phật giáo Thế giới (World Buddhist Sangha Youth-世界佛教青年僧伽會-WBSY), đến từ Sri Lanka; Nữ Tiến sĩ Aphinita Chaichana và Công Chúa Dr. Maria Amore Torres, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Quốc Sulu (کسلطانن سولو دار الإسلام ), Đại sứ toàn cầu, Tổ chức International Human Rights Organization (IHRO), người đã đi vận động về nhân quyền khắp thế giới đến từ Philippine; Ông Andrew John Wilson đến từ Australia; Thượng tọa Udita đến từ Italy; Tôn giả Jampa Phurba Dorjee đến từ Pari, Pháp quốc; ông Romana Goris đến từ Belgium; Thượng tọa Aommadassi đến từ London, Vương quốc Anh; Ram Prakash đến từ New York, Hoa Kỳ; Thượng tọa Bhante Bhaddhiya đến từ Yangon, Myanmar; bà Aphinita Chaichian đến từ Vương quốc Thái Lan; Tôn giả Tamang (Sangay Yonten) đến từ Vương quốc Phật giáo Bhutan; Bhante Karunanand đến từ Bangladesh; Thượng tọa Tiến sĩ Olaganwatte Chandasiri-Head, Trưởng khoa Ngôn ngữ, Đại học Rajarata University, Sri Lanka; Thượng tọa Rev. Zhong Zhu đến đến từ Malaysia; Thượng tọa Man Ben đến từ Trung Quốc; Bà Woon Kwee Ching đến từ Singapore; Rev. Chuan Dong đến từ Malaysia; Tiến sĩ Ramesh Banker đến từ Học viện Phật giáo Gujarat (Gujarat Buddhist Academy), Ấn Độ; Res. Swamy Devendraji Jain Sadhak đến từ Mumbai, Ấn Độ; ông Rizwa Adatiya, doanh nhaan, nhà hoạt động xã hội đến từ Châu Phi (Africa); và ông Aneel Murarkaji, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội đến từ Mumbai cùng đoàn Ấn Độ sẽ tụ hội ở  Vadodara và là một phần của các hoạt động văn hóa khác nhau.

Các vị khách mời đặc biệt đến từ Vadodara, ông Anupam Gehlot, Ủy viên Cảnh sát Vadodara; và ông Anil Pradhan, Tổng Giám đốc Addl Gandhinagar Gujarat.

Các sự kiện ngày 26/11/2018, đoàn đại biểu đi viếng thăm di tích Phật giáo và kgu triển lãm tại Vadodara, Sankalp Bhoomi, Bảo tàng Laxmi Vilas, Gandhi Nagar, các trung tâm Phật giáo . . .

Ngày 27/11, đi viếng thăm các di tích Phật giáo tại Vadnagar, Dev Ni Mori, Junagadh và Rajkot. . .

Vào buổi họp báo cuối cùng, Thượng tọa Prashil Ratna Gautam nói rằng: “Hội thảo nhằm thúc đẩy sự hợp tác lâu dài của Gujarat với một số quốc gia Phật giáo lớn trên toàn cầu, từ đó thiết lập Gujarat như một điểm đến quan trọng cho du lịch tâm linh, nghệ thuật và văn hóa giữa các quốc gia Đông Á.

Mục tiêu của Hội thảo Phật giáo Quốc tế lần thứ 3  là xây dựng nhận thức về triết học Phật giáo và thúc đẩy di sản văn hóa Phật giáo Gujarat”.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Desh Gujarat)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin