Chi tiết tin tức

Indonesia: Hội nghị thường niên sinh viên phật tử đối với quốc gia dân tộc

16:08:00 - 01/04/2017
(PGNĐ) -  Hội nghị thường niên sinh viên phật tử đối với quốc gia dân tộc lần thứ 10 được tổ chức vào ngày 24/03/2017 tại thành phố Malang, tỉnh Đông Java, với chủ đề “Tăng cường vai trò của Hikmahbudhi”.

Sự hiện diện tham dự của một số nhà lãnh đạo cộng đồng, trong đó có sự hiện diện của vị Giáo phẩm Phật giáo, Hòa thượng Subhapanno Mahathera, Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Kertarajasa, Indonesia, Chủ tịch Hội Tăng già Phật giáo Nguyên Thủy Indonesia, Tiến sĩ Ahmad Basarah, Chủ tịch Hội đồng Hiệp thương Nhân dân (MPR) và bà Nia Sjarifuddin, Chủ tịch Liên minh thống nhất quốc gia (ANBTI). 

 

Theo người dẫn chương trình, với tư cách là một nhà nước duy nhất và một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo, và một lịch sử thực dân cùng những cuộc nổi dậy chống lại nó.

 

Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia, "Bhinneka tunggal ika" ("Thống nhất trong đa dạng", theo nghĩa đen "nhiều, nhưng là một"), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị. Dù có dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, Indonesia vẫn có nhiều khu vực hoang vu và là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng thứ hai thế giới. Indonesia rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.

 

Nền tảng triết học chính thức của nhà nước Indonesia (Pancasila) đang bị nhạo báng và thiếu tôn trọng, thậm chí pháp luật làm cơ sở pháp lý đang bị run động trước những thay thế. Điều này đưa chúng ta trở về sự phân chia chính trị vốn đang nỗ lực để phá vỡ sự hợp nhất của các Vương quốc của Indonesia, cơ hội cho những kẻ xâm lược.

 

Sau khi thức tỉnh dân tộc, tiếp theo là cuộc đấu tranh của Indonesia, cuối cùng Indonesia được thống nhất và trở thành một quốc gia độc lập. Bây giờ chúng ta thừa hưởng từ những người sáng lập nền độc lập của quốc gia. Tuy nhiên, một lần nữa sự độc lập đang bị đe dọa. Ngày càng có nhiều vấn đề làm cho một cộng đồng phân chia.

 

Những thách thức của thời đại

 

Những thách thức của giới trẻ ngày nay không chỉ duy trì sự hợp nhất của Nước Cộng hòa Indonesia. Mà còn gìn giữ hòa bình của dân tộc. Cả hai đều kết nối với nhau. Những quốc gia có trình độ cao ngang tầm với mâu thuẫn có thể dễ dàng kiểm soát bởi các bên nước ngoài. Tiến sĩ Ahmad Basarah, Chủ tịch Hội đồng Hiệp thương nhân dân (MPR) nói: “Chừng nào chúng ta dễ dàng đồng ngăn chặn, những kẻ áp bức cùng dễ dàng tận dụng lợi thế của chúng ta”.

 

Nền tảng triết học chính thức của nhà nước Indonesia (Pancasila) là con đường của cuộc sống dân tộc Indonesia. Bằng cách chấp nhận và thực hiện nền tảng triết học chính thức của nhà nước Indonesia (Pancasila) trong đời sống của quốc gia dân tộc, có nghĩa là các bạn trẻ, đặc biệt là những sinh viên có trình độ, có trí tuệ có thể được giúp đỡ để hy vọng nhận ra những kỳ vọng của những người đã sống chiến đấu và sáng lập nền độc lập quốc gia dân tộc Indonesia.

 

Vân Tuyền (Nguồn: buddha Zine)

 

Theo Trung tướng Wuryanto, Phát ngôn viên quân đội Indonesia cho biết: Pancasila là gì?

 

Là nguyên tắc triết học chính thức, nền tảng của nhà nước Indonesia

 

Gồm hai từ Java, khởi nguồn từ Sanskrit: "panca" nghĩa là năm, và "sila" nghĩa là nguyên tắc

 

Các nguyên tắc này gồm: Thuyết một Thượng đế, nhân loại công bằng, văn minh, Indonesia thống nhất, dân chủ, và công lý xã hội cho tất cả mọi người

 

Việc phớt lờ các nguyên tắc này bị coi là bất hợp pháp. Chẳng hạn như người dân Indonesia buộc phải theo một tôn giáo nào đó, bởi theo nguyên tắc đầu tiên thì vô thần là điều bất hợp pháp tại nước này.

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin