Chi tiết tin tức

Kenya: Sử dụng "chính niệm" giảm thiểu bạo lực giữa quản giáo và tù nhân

21:24:00 - 05/10/2018
(PGNĐ) -  Nhà tù Naivasha GK là nơi có an ninh tối đa và diện tích lớn nhất tại phía bắc thủ đô Nairobi, nước Cộng hòa Kenya, một quốc gia tại miền đông châu Phi. Nơi này đang áp dụng các khóa tu tập thiền chính niệm nhằm kiểm soát bạo lực và thu hẹp khoảng cách giữa tù nhân và cai ngục.

 

Ảnh: Một nhân viên nhà tù Naivasha GK đốt mảnh giấy ghi các suy nghĩ tiêu cực. 

Một số báo cáo cho biết nhiều trường hợp tù nhân đã tấn công người cai ngục vì họ tức giận cho rằng cai ngục là người đại diện cho pháp luật đã khiến họ ngồi tù. Các cai ngục đã đánh trả tù nhân, dẫn đến tình trạng bạo lực và tuyệt vọng. Với nỗ lực làm giảm bớt sự căng thẳng và cải thiện bầu không khí căng thẳng, nhà tù đã tiến hành áp dụng phương pháp mới cho tù nhân đó là cách “tu tập thiền chính niệm”.

 

Nữ Tiến sĩ Inmaculada Adarves-Yorno, giảng viên nghiên cứu tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh, nhà tâm lý tổ chức (cố vấn giám đốc điều hành và quản lý nhân sự) cho công ty kỹ thuật tại Tây Ban Nha, đã giới thiệu ý tưởng về quản lý nhà tù theo cách thức mới này. Chương trình tu tập thiền chính niệm nhằm tìm cách cải thiện văn hóa ứng xử tại nhà tù bằng cách truyền cảm hứng cho các tù nhân trở thành những người lãnh đạo chính niệm.

                                           Ảnh: BBCMối quan hệ giữa cai ngục và tù nhân tại nhà tù Naivasha GK được cải thiện đáng kể. 

Các buổi tu tập thiền chính niệm được thực hiện theo cách đặc biệt, khuyến khích các tù nhân và cai ngục chia sẻ nỗi sợ hãi và những cảm xúc trống rỗng trong tâm hồn họ, từ đó mở rộng tấm lòng và kết nối với mọi người.

 

Willis Opondo, một tù nhân đang thụ án cho biết: “Tôi thấy khoảng cách giữa tù nhân và cai ngục giống như địa ngục và thiên đường. Chúng tôi không hề có điểm chung nào và khó có thể hòa hợp với nhau”.

 

Chương trình tu tập chính niệm cung cấp cho tù nhân một nơi tôn nghiêm, nơi có thể học cách buông xả nỗi khổ niềm đau, nỗi sợ hãi và những cảm xúc tiêu cực. Từ đó dẫn đến sự thay đổi dần trong nhận thức và hành động: “Hôm nay, tôi thấy các quản ngục giống như anh em của mình. Chúng tôi có thể nói chuyện với nhau một cách thân thiện. Chúng tôi không còn gọi họ một cách mặc cảm “Thưa ngài” (afande), mà gọi họ là giáo viên của chúng tôi”. (BBC)

 

Các buổi học cũng giúp tăng cường sự hiểu biết giữa những người cai ngục tại nhà tù Naivasha GK. Như Kevin Onyango, người bảo vệ nhà tù Naivasha GK chia sẻ: “Qua thời gian tôi đã học được cách kiềm chế và điều tiết cảm xúc của mình. 

                                 Ảnh: theconversation.com

Các tù nhân đeo vòng tay tượng trưng cho con người mới của họ - những con người thực hành chính niệm. 

 

Kết quả của sáng kiến được đưa ra vào năm 2015, cho thấy việc áp dụng chương trình tu tập thiền chính niệm đã cải thiện đáng kể cuộc sống của tù nhân, tuy nhiên không phải tất cả tù nhân đều bị thuyết phục bởi chương trình này. Là một tù nhân, người cuối cùng tham gia chương trình cho rằng: “Thật buồn cười và ngu ngốc. Làm thế nào để tâm hồn thư giãn chỉ qua việc hít vào và thở ra, trong tư thế ngồi yên lặng trong 10 phút?”. 

 

Nhưng những người tham gia thì hầu hết đều hoàn thành khóa học và mọi người đều cảm thấy ăn năn và hối cải về những lỗi lầm đã gây ra. Khoảng 80-90% trong tổng số 140 tù nhân được khảo sát đều cho rằng, họ ít căng thẳng và tức giận hơn trước. Ngoài ra, quan sát cho thấy họ ít xung đột và gây hấn, họ điềm tĩnh, biết tha thứ cho nhau và giảm thiểu sử dụng rượu bia và ma túy.

 

Matthew Mutisya, Ủy viên trợ lý phụ trách nhà tù Naivasha Gk: “Chúng tôi thấy tù nhân ít xảy ra bạo loạn và không có tình trạng vượt ngục. Tôi có thể bước vào trong nhà tù mà không cần trang bị vũ trang. Nhiều người trong số họ ít hung hăng hơn. (BBC)

 

Chương trình tu tập thiền chính niệm đã được giới thiệu tại nhiều tổ chức khác nhau trên khắp châu Phi, những nơi đang bắt đầu cải thiện cuộc sống hàng ngày của hàng nghìn tù nhân.

 

Một tù nhân từ nhà tù Naivasha GK nói: “Tôi nghĩ rằng có lẽ tôi không bao giờ có thể rời khỏi nhà tù, nhưng bây giờ tôi đã tự do”. 

 

Nữ Tiến sĩ Inmaculada Adarves-Yorno, đã đi tiên phong trong chương trình giảng dạy giáo lý Phật đà và các khóa tu tập tại nhà tù Naivasha GK, cho biết sự chấp nhận là một trong những thách thức quan trọng và khó khăn nhất.

 

Trong suốt các buổi học Phật pháp, các giáo lý được truyền tải theo nhiều cách khác nhau, thông qua bài hát, thơ ca, nghệ thuật và những lời khẳng định chính niệm. 

 

Ở chính giữa vòng tròn đặt trên sàn, ba ngọn nến lung linh huyền diệu biểu tượng cho ba nơi nương tựa vĩnh cửu đó là Tam bảo, ba ngôi quý báu Phật – Pháp - Tăng. Từng người một sẽ viết ra cảm xúc mà họ muốn bày tỏ, sau đó đốt cháy tờ giấy và ném chúng vào một cái bát kim loại. Sự tức giận, buồn bã và hận thù đều bị biến tan theo ngọn lửa.

 

Mỗi người đều thừa nhận rằng từng ngày trôi qua là một cuộc đấu tranh nội tâm. Nhưng khi thời gian trôi qua, họ hy vọng sẽ tạo ra những mối quan hệ có ý nghĩa vượt ra ngoài bộ trang phục tù nhân mà họ đang mang. Một số tù nhân bày tỏ, có thể họ không bao giờ có cơ hội rời khỏi nhà tù nhưng ít nhất, ít nhất tâm trí của họ đã được tự do.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Daily Nation)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin