Chi tiết tin tức Lễ tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo là di sản quốc gia Sri Lanka 22:49:00 - 07/01/2019
(PGNĐ) - Mới đây, ngày 05/01, tại ngôi già lam cổ tự Aluviharaya, Aluvihare, quận Matale, thủ đô Colombo đã diễn ra buổi lễ Tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo là di sản Quốc gia Sri Lanka dưới sự bảo trợ của cư sĩ hộ pháp Maithripala Sirisena, Tổng thống thứ bảy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka.
Buổi lễ quốc gia có sự quang lâm của 1.500 vị tăng và hàng nghìn cư sĩ Phật tử tham dự. Hơn 2.000 vị tăng sĩ Phật giáo đang tham gia vào việc quan sát tôn giáo tại các cơ sở tự viện Phật giáo trong cả nước song song với Đại lễ cấp quốc gia này. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã ban hành sắc lệnh tất cả công chúng treo cờ Phật giáo tại các cơ quan chính quyền, tổ chức Chính phủ, cơ sở tự viện và tại tư gia người dân vào thời gian diễn ra Đại lễ cấp quốc gia (05/01/2019). ![]() Sáng kiến này đã được bắt đầu dưới sự hướng dẫn của chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo (Maha Sangha) và sự lãnh đạo của cư sĩ hộ pháp Maithripala Sirisena, Tổng thống thứ bảy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka với mục đích bảo tồn Phật giáo chân chính thuần túy, đã tại hàng nghìn năm lịch sử, vì lợi ích của toàn nhân loại trên thế giới và thế hệ tương lai.
![]() Cư sĩ hộ pháp Maithripala Sirisena, Tổng thống thứ bảy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là di sản quốc gia, trong tương lai việc chỉnh sửa nội dung hoặc tái bản sẽ bị cấm nếu không có sự cho phép của Chính phủ. Phát biểu trong sự kiện lễ tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) linh thiêng là di sản quốc gia Sri Lanka, cư sĩ hộ pháp Maithripala Sirisena cho biết, ông đã quan sát nhiều lần rằng, trong thời gian gần đây Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) đã bị bóp méo trong các cuộc thảo luận và trên phương tiện truyền thông. Nguyên thủ quốc gia Sri Lanka, cho biết, Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là một tập hợp kiến thức bằng văn bản khổng lồ, văn bản bổ sung bằng cách Tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là di sản quốc gia Sri Lanka, khung pháp lý được tạo ra để ngăn chặn thông tin trong Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) bị bóp méo. ![]() Tổng thống Sri Lanka cho biết, một số cuốn sách cũng đã được xuất bản bao gồm các phiên bản khác nhau của nội dung Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya), bằng cách bóp méo phiên bản chính xác do sự thiết hiểu biết hoặc vì lợi ích cá nhân. Nguyên thủ quốc gia Sri Lanka nói thêm rằng, thậm chí Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) đã được dịch sang tiếng Sinhala bởi những người không hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ Pali. Do đó, cư sĩ hộ pháp Maithripala Sirisena, Tổng thống thứ bảy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là di sản quốc gia là để ngăn chặn các hành vi gây tai hại như vậy. Nguyên thủ quốc gia Sri Lanka lưu ý rằng, một yêu cầu gửi đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để UNESCO công nhận Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là di sản thế giới. Thư ký của Tổng thống Sri Lanka, cư sĩ Udaya R. Seneviratne cho biết: “Lễ Tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo được chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử bảo tồn và thực hành trong hơn 2.300 năm là di sản quốc gia Sri Lanka là một di tích lịch sử, văn hóa, xã hội và tôn giáo của Sri Lanka, bởi Pháp bảo vô giá chứa đựng toàn bộ giáo lý, triết lý và làm thế nào để đạt đến hạnh phúc tối thượng của Niết bàn (Nibbāna).
Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba diễn ra sau Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai đúng 118 năm, nghĩa là sau Phật nhập Niết bàn khoảng 218 năm, tức khoảng 325 năm trước Kỷ nguyên Tây lịch. Đại hội kéo dài khoảng 9 tháng dưới sự chủ tọa của Thánh tăng Moggaliputta-Tissa (Mục Kiền Liên tử Đế tu). Địa điểm diễn ra đại hội là vườn Uyỳana, thành Pàtaliputta (thành phố Patna ngày nay), nước Magadha (miền Trung Ấn Độ). Số người tham gia đại hội là 1000 người. Mục đích của Đại hội kết tập kinh điển là ngăn chặn việc chư vị tăng sĩ Phật giáo đem giáo luật ngoại đạo giảng cho Phật giáo đồ, qua đó ngăn chặn sự rạn nứt trong Tăng đoàn. Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) được chép trên Lá cọ (Ola Leaves) và được bảo lưu trong nhiều thế kỷ, và đã được in thành sách trong một dự án ra mắt công chúng vào năm 1956 liên quan đến “Bảo tháp Sambudha Jayanthi'” kỷ niệm Đức Phật 2.500 năm lịch sử. ![]() Dưới sự hướng dẫn của nhị vị Trưởng lão Hòa thượng Balangoda Ānanda Maitreya Mahānāyaka Thera (1896-1998), Trưởng lão Hòa thượng Labugama Lankananda Nayaka Thera các bậc tôn kính và một ban biên tập. Tuyên bố Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là di sản của quốc gia Sri Lanka là một cột mốc quan trọng không chỉ ở Sri Lanka mà trên toàn thế giới và Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka coi việc bảo tồn và truyền bá Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) là giáo lý chính của đức Phật Thích Ca Mâu Ni như một nghĩa vụ quốc gia là việc tốt đẹp nhất”. Cư sĩ Udaya R. Seneviratne nhấn mạnh rằng, tất cả các hoạt động liên quan đến Tam tạng kinh Phật giáo (Thripitakaya) như tái bản lại, phát hành... sẽ được Bộ Buddha Sasana thực hiện từ đây trở đi. Vân Tuyền (Nguồn: Sri Lanka News)
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |