Chi tiết tin tức

Mỹ: Phật Giáo, Văn Hóa Châu Á Hòa Quyện Trong Lễ Hội Obon

20:16:00 - 17/07/2016
(PGNĐ) -  Sản vật tươi, ẩm thực Nhật Bản, trình diễn văn hóa, hoa cùng những gương mặt tươi cười… tất cả được hòa trộn hôm Chủ nhật, ngày 10/7/2016 vừa qua, tại Lễ hội Obon Monterey Peninsula.

15-01

Món tempura được phục vụ trong Lễ hội Obon hằng năm lần thứ 70 tại Chùa Phật giáo Monterey Peninsula ở Seaside (California, Mỹ) hôm Chủ nhật, ngày 10/7/2016. (Nguồn: Vernon McKnight – Herald Correspondent)

Đây là lễ hội Obon thường niên lần thứ 70 tại chùa Phật giáo Monterey Peninsula, Noche Buena Street, Seaside (California, Mỹ). Thành viên ngôi chùa, khoảng 140 người tất cả, cùng nhau tổ chức sự kiện này.

Sự kiện này là sự kết hợp giữa tu học Phật giáo, nền văn hóa Châu Á phong phú với tính giải trí và giáo dục cho những người tham gia. Lễ hội có nhiều cuộc triển lãm võ đạo, cắm hoa, nghệ thuật bonsai, trà đạo, nghệ thuật trống taiko, vũ đạo Nhật Bản truyền thống và nhảy “bon odori”. Sư Jay Shinseki của ngôi chùa chịu trách nhiệm hành lễ “hondo” hay còn gọi là buổi lễ Obon.

Sư Shinseki đã trụ trì ngôi chùa này cách đây 10 năm. Ông là người Nhật-Mỹ thế hệ thứ ba. Về lễ hội Obon, sư Shinseki cho biết, “Có nhiều việc đặt vào cùng nhau… Không chỉ là sự làm việc, mà đó là sự chia sẻ”.

15-2

Những thành viên Aikido của Monterey biểu diễn trên sân khấu ngoài trời trong Lễ hội Obon hằng năm lần thứ 70 tại Chùa Phật giáo Monterey Peninsula ở Seaside (California, Mỹ) hôm Chủ nhật, ngày 10/7/2016. (Nguồn: Vernon McKnight – Herald Correspondent)

Jay Shinseki lớn lên ở vùng Mountain View. Ông bén duyên với đạo Phật và tu tập Phật giáo sau khi tốt nghiệp trung học. Công việc tu tập của Shinseki đưa ông đến Nhật Bản và theo học một trường đại học Phật giáo. Ông được thụ phong thành sư thầy (sensei) và trải qua 15 năm tiếp theo tại một ngôi chùa Phật giáo ở Seatle, Washington.

Trước khi đến Seaside, ông đã công tác ở chùa Salinas và Chùa Phật giáo Mountain View.

Shinseki cho biết Chùa Monterey Peninsula đã 75 tuổi. Trước khi ngôi chùa được xây dựng, các tín đồ phải tụ họp ở nhà riêng.

“Trái tim của đạo Phật”, Shinseki giải thích, “là đón nhận chân lý của đời sống chúng ta, thứ chân lý bao gồm sự thật vô thường và sự tương quan của vạn vật”.

Lễ hội Obon xuất phát từ một truyền thống hơn 2.500 năm trước ở thời kì của Đức Phật. Nó bắt nguồn từ một truyền thuyết về một đệ tử của Đức Phật tên là Mogallana – người có quyền năng thấu suốt giúp ông có thể nhìn thấy những thế giới khác.

Khi chìm sâu vào thiền định, ông thấy mẹ mình sống ở cõi thấp hơn cõi Gaki hay những con ma đói. Mẹ của ông bị treo lộn ngược và bỏ đói. Những mỗi khi Mogallana cố gắng cho mẹ ăn thì thức ăn đều bốc cháy.

Do vậy, Mogallana đã tìm đến Đức Phật, kể cho Ngài câu chuyện và hỏi Đức Phật làm sao có thể giảm bớt đau khổ cho mẹ mình. Đức Phật nói với ông hãy thực hành Dana, hành động chia sẻ vị tha.

Sau đó Mogallana đã tìm đến một nhóm các nhà sư khi họ đã kết thúc kì an cư mùa mưa của mình, đề nghị chuẩn bị một bữa tiệc cho họ. Thông qua hành động vị tha của Mogallana, mẹ của ông đã được giải thoát khỏi đau khổ và Mogallana đã nhảy múa vui sướng. (Điệu nhảy Obon bắt nguồn từ đó – ND).

Lễ hội Obon đối với Phật tử là một ngày ca ngợi cuộc sống và thể hiện lòng biết ơn. Lễ hội này cũng tôn vinh và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên. Đồng thời, Obon cũng là dịp để nhớ đến những người đã khuất và tảo mộ.

Lễ hội hôm chủ nhật vừa qua có một cuộc trình diễn bonsai của nhóm Bonsai Monterey, được giới thiệu bởi bậc thầy bonsai Katsumi Kimoshita. Kimoshita đem đến lễ hội một trong những cây cảnh nhiều tuổi nhất tại show trình diễn này.

15-03

Một người đàn bà chiêm ngưỡng cây thông đen Nhật Bản 68 tuổi được trưng bày trong Lễ hội Obon hằng năm lần thứ 70 tại Chùa Phật giáo Monterey Peninsula ở Seaside (California, Mỹ) hôm Chủ nhật, ngày 10/7/2016. (Nguồn: Vernon McKnight – Herald Correspondent)

Đó là một cây thông đen Nhật Bản có tuổi đời 68 năm. Kimoshita cứu được khi nó đã gần chết. Cây bonsai này đã được trồng từ một hạt giống ở Hiroshima, Nhật Bạn. Nó được gửi tặng cho một trong những nhà sáng lập câu lạc bộ, George Kadani, sau Thế chiến II.

Kadani chăm sóc cây thông này 22 năm. Khi ông qua đời vào năm 1984, nó được tặng cho một thành viên khác của câu lạc bộ. Sau đó Kimoshita đã mua lại cây bonsai này khi mà nó đã chết 80%. Ông đã cứu sống cây thông và giờ thì nó sống rất khỏe mạnh.

“Thực là đã phải tốn nhiều công sức”, Kimoshita vỗ vào ngực và nói.

Dân Nguyễn

(Dịch từ Monterey Herald)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin