Chi tiết tin tức

Nhật Bản: Một số ngôi chùa lo ngại vì nạn trộm cắp tượng Phật

07:10:00 - 05/06/2015
(PGNĐ) -  Một ngôi chùa ở tỉnh Shimane đã phải thay thế tượng Phật của mình bằng một bản sao được tạo ra từ kỹ thuật in 3D hiện đại, để ngăn chặn những tên trộm đang xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực dân cư thưa thớt. “Tôi không còn lựa chọn nào khác, đây là cách để bảo vệ những bức tượng lâu dài”, trụ trì Chisen Inoshita của ngôi chùa Seitaiji, nằm phía Tây của Nhật Bản cho biết. Mọi người vẫn có thể đến viếng bức tượng và cầu nguyện, mặc dù đây chỉ là một bản sao.
 

tuong-phat-ban-sao-3d-phap-bao

Bản sao của bức tượng Phật A Di Đà tại chùa Seitaiji, được thực hiện bằng một máy in 3D

Được biết, Seitaiji không phải là ngôi chùa duy nhất sử dụng biện pháp đặc biệt này trong bối cảnh đất nước Nhật Bản đang có nhiều sự thay đổi về nhân khẩu học và gia tăng nạn trộm cướp. Theo Vụ văn hóa, thì từ năm 2007 đến 2009 trên khắp đất nước Nhật Bản có 105 vụ trộm cắp tài sản văn hóa đã được báo cáo. Trong đó có 20 vụ xảy ra ở tỉnh Wakayama, 13 vụ ở tỉnh Shiga, 11 vụ tại tỉnh Gunma và Shzouka. Hầu hết các tài sản này đều chưa được xác định rõ và đều được đưa ra ngoài từ khu vực có dân cư thưa thớt.

Chùa Seitaiji kiên quyết không thể để mất bức tượng Phật A Di Đà cao 90 cm, một tài sản văn hóa cấp thành phố có niên đại từ thời kỳ Kamakura (1192-1333). Bức tượng đã được chuyển đến lưu giữ tại bảo tàng Shimane từ năm ngoái để đảm bảo an toàn. Chùa Seitaiji hiện không có người trông coi từ khi người tiền nhiệm của trụ trì Inoshita rời chùa vào năm ngoái. Mặc dù ngôi chùa vẫn đang được quản lý bởi trụ trì Inoshita nhưng ông không thường xuyên có mặt tại chùa, vì hiện tại ông vẫn đang ở tại một ngôi chùa khác.

Dân số của thành phố Gotsu, tỉnh Shimane, đã giảm xuống 2/3 từ năm 1956, khi đó dân số là 37.000 người. Số lượng các tín đồ địa phương tại Seitaiji từ 50 hộ cũng giảm xuống còn 20 hộ trước Thế chiến thứ II.

Các bảo tàng tại Shimane đã được yêu cầu lưu giữ 4 pho tượng Phật hơn 5 năm qua vì các ngôi chùa không còn đủ khả năng bảo quản được trong điều kiện đất đai bị thu hẹp mà dân cư thì ngày càng già đi. Trong hơn 20 năm qua kể từ năm 1995, một số ngôi chùa và cộng đồng địa phương đã tìm cách bảo vệ những tài sản quan trọng nhất bằng cách gửi hoặc tặng 164 pho tượng Phật cho những bảo tàng lớn được điều hành bởi chính quyền tỉnh.

phap-bao

Những bức tượng Phật bị đánh cắp hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Wakayama.

Theo khảo sát gần đây của Asahi Shimbun thì có 13 trong tổng số 52 bảo tàng lịch sử cấp quận đã lưu giữ các tài sản văn hóa theo đề nghị của 61 ngôi chùa và một số tổ chức khác. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số 62 bức tượng được công nhận là tài sản văn hóa thì có 3 bức tượng là tài sản văn hóa quan trọng được Nhà nước công nhận, và 25 bức tượng là tài sản văn hóa do chính quyền tỉnh công nhận.

Một giáo sư lịch sử của trường đại học Kyoto cho rằng các cơ quan chức năng nên sử dụng những thiết bị và hệ thống nhằm bảo vệ những bức tượng. Ông cho rằng việc quan trọng nhất là thiết lập một hệ thống bảo vệ các bức tượng Phật giáo trong cộng đồng địa phương, bằng cách huy động những người về hưu và những thanh niên tình nguyện thành lập đội tuần tra tại các ngôi chùa.

Theo Pháp Bảo

(Dịch từ Asahi Shimbun)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin