Chi tiết tin tức Quốc tế Phật giáo và Hồi giáo cùng tham gia liên tôn giáo hòa giải xung đột 10:58:00 - 09/08/2014
(PGNĐ) - Hiện nay các nước Phật giáo và người Hồi giáo ở Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar và Thái Lan đã có hành vi gây bất hòa giữa các cộng đồng và khích động bạo lực dai dẳng, càng ngày tăng thêm đối với các quốc gia này.
Những thành phần cực đoan mang màu sắc chính trị hơn là tôn giáo và tâm linh, họ đã bị những kẻ làm chính trị lợi dụng. Mặc dù tôn giáo mong muốn chung sống hòa bình với nhau cho các thế hệ, nhưng hai cộng đồng Tôn giáo đang bị bao vây bởi các cuộc bạo loạn, cướp bóc, phá hoại tài sản, gây chấn thương và tử vong. Mỗi bên đều do sự tác động bên ngoài bởi nhóm Tôn giáo cực đoan qua khích, khiến cho bạo lực căng thẳng càng leo thang.
Theo quan sát của một số báo giới nhận định: “Phía sau bạo lực và bạo động phải là động cơ chính trị đen tối, mượn tay Phật giáo gây bất ổn xã hội, vừa làm áp lực buộc chính quyền rơi vào thế kẹt để tạo một thế lực mới để giải tỏa một thế lực đang siết chặt, đồng thời làm mất uy tín Phật giáo các nước trên thế giới”.
Cuối cùng, ánh sáng chân lý đã xua tan phần nào của bóng đêm vô minh. Tại Myanmar và Thái Lan đã có những nỗ lực chung giữa Phật giáo và Hồi giáo để cùng vượt qua sự chia rẻ giữa hai tôn giáo và cực lực lên án những nhận thức sai lầm và hiểu lầm lẫn nhau dẫn đến tai họa khó lường.
Cố đô Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, vừa qua đã xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa Phật giáo và người Hồi giáo.
Ngày 3/7, Cảnh sát Myanmar đã áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm tại Thành phố Mandalay, sau 2 đêm bạo động giáo phái giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo khiến 2 người thiệt mạng.
Cảnh sát cấp cao Zaw Min Oo ở Mandalay nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn tình hình xấu đi”.
Trước đó, Tổng thống Cộng hòa liên bang Myanmar U Thein Sein cùng ngày đã kêu gọi tất cả người dân hãy tránh hành động xúi giục và hành vi kích động thù hằn dân tộc.
Trong bài phát biểu quốc dân hàng tháng trên đài phát thanh, Tổng thống U Thein Sein nhấn mạnh tiến trình cải cách hiện nay sẽ chỉ thành công khi đất nước giữ vững sự ổn định thông qua việc toàn thể người dân chung sống hòa thuận với nhau bởi Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo. Về tình hình bất ổn và những thách thức luôn song hành cùng với sự cải cách, đặc biệt là ở bang Rakhine State miền Tây.
Tổng thống U Thein Sein tiết lộ rằng: “Ông đang nỗ lực vì sự ổn định, an sinh xã hội nhằm chấm dứt các cuộc xung đột ở bang này”.
Trong diễn biến liên quan, một quan chức an ninh Myanmar ngày 3/7 cho biết 2 người đàn ông đã bị sát hại trong đêm bạo loạn thứ 2 ở Mandalay, thành phố lớn thứ 2 của Myanmar. Đây là vụ bạo lực mới nhất trong cuộc xung đột giáo phái kéo dài 2 năm qua tại Myanmar giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo vốn đang đe dọa cản trở tiến trình cải cách ở nước này.
Nhìn thấy sự cần thiết phải thúc đẩy sự liên hợp, hòa giải giữa đôi bên để tạo sự hài hòa. Hồi giáo cử hành Thánh lễ Ramadan tại Myanmar vào đầu tháng 08 một cách an toàn, tu viện Ma Soe Yein, Thành phố Mandalay vẫn tiến hành lễ khai giảng khóa An cư Kiết hạ thời gian 3 tháng theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, suốt thời gian 3 tháng này Tăng sĩ không đi ra ngoài với lý do đặc biệt và giới hạn thời gian.
Nhóm Phúc lợi Xã hội, Tiến sĩ Sein Win, nguyên Thủ tướng không chính thức của Chính phủ Liên minh quốc gia của Liên bang Myanmar cho biết: “Để giải quyết vấn đề bạo động, bất an đối với xã hội, khoảng 55 vị sư ở Mandalay, Đại Trưởng lão Thiền sư Sayardaw Mahasi 98 tuổi và các vị Tăng sĩ (Maha Nayaka) đến từ thành phố Mandalay kết hợp với và các nhà lãnh đạo Kitô giáo, các cộng đồng Hindu giáo tham dự sự kiện này."
Đại Trưởng lão Thiền sư Sayardaw Mahasi ban đạo từ đến những người theo Phật giáo và cộng đồng người Hồi giáo nên sống trong hòa bình bằng cách kiểm soát ý nghĩ, lời nói và hành động của mình hằng ngày trong cuộc sống để góp phần hòa bình thịnh vượng cho đất nước Myanmar.
Nhóm Phúc lợi xã hội đã đã cúng dường hàng năm cho Tăng sĩ Phật giáo kể từ năm 2012 đến nay rất đáng kể. Tuy nhiên, bởi vì trong các vụ đụng độ gần đây, các vị sư khiển trách những người dân tham gia các vụ tiêu cực bạo loạn tại địa phương, tất cả hãy giữ bình tĩnh.
Tiến sĩ Sein Win nói: “Chúng tôi đặc biệt cảm ơn chư tôn đức Tăng già đại diện cho tất cả mọi người, và chúng tôi muốn mang lại sự hài hòa xã hội giữa Phật giáo và người Hồi giáo ở Mandalay”. Tổng thống Cộng hòa liên bang Myanmar U Thein Sein từ Ủy ban Hòa bình cho biết: “Những món quà dành cho Tăng sĩ Phật giáo Mandalay sẽ đi một chặng đường dài trong việc làm giảm căng thẳng và chúng tôi đang thống nhất thông qua một sự kiện như thế này để đảm bảo rằng chúng ta không hiểu lầm lẫn nhau”.
Tại Thái Lan vào ngày 25-7, một vụ đánh bom kinh hoàng xảy ra ngay trước khách sạn Holiday Hill thuộc thị trấn Betong, tỉnh Yala (Thái Lan) khiến ít nhất 3 người chết, 42 người bị thương. Đây là vụ mới nhất trong 10 năm cuộc đấu tranh của quân đội nổi dậy để giành độc lập cho khu vực, chủ yếu là người Hồi giáo này.
Chưa có bất kỳ cáo buộc chính thức nào đuợc đưa ra, nhưng sự nghi ngờ rơi vào quân nổi dậy Hồi giáo - lực luợng đã tiến hành chiến dịch dài cả thập kỷ chống lại nhà nuớc Thái Lan.
Hơn 6.100 người đã thiệt mạng trong những vụ đánh bom, nổ súng xảy ra gần như hằng ngày tại khu vực Hồi giáo thuộc địa phận giáp ranh giữa biên giới phía Nam Thái Lan với Malaysia kể từ năm 2004.
Không những tấn công vào lực luợng an ninh và chính phủ, quân nổi dậy còn nhắm vào cả dân thuờng và tín đồ Phật giáo lẫn Hồi giáo bị thương vong. Đàm phán hòa bình giữa một số phe nổi dậy và chính quyền Thái Lan bị đình trệ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở Bangkok vào năm ngoái, đỉnh điểm là cuộc đảo chính quân sự do Tướng Prayuth Chan-ocha cầm đầu hồi tháng 5 vừa qua.
Truớc đó, cảnh sát đã đuợc cảnh báo gia tăng bạo động vào những ngày cuối của tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo. Đại tá Banphot Phunphian - phát ngôn viên quân đội - cho biết: "Chúng tôi không mong đợi bất ổn gây ra những thiệt hại tuơng tự như thế này trong tuơng lai. Đây là 3 ngày cuối cùng của tháng ăn chay Ramadan, Tướng Prayuth đã có những chỉ thị yêu cầu thắt chặt an ninh".
Một diễn đàn công cộng đưa tin: “Phá vỡ bức tường của sự im lặng: Bảo vệ cuộc sống của phụ nữ và trẻ em” bởi một tổ chức tại Bangkok và tổ chức của một số phụ nữ phía Nam vào ngày 22 tháng 07. Mẹ, con gái, chị em Phật giáo và Hồi giáo diễn tả: “Tại sao họ phải chịu đựng trong bạo lực và những người thân yêu bị mất mạng”.
Một bà mẹ trẻ người Hồi giáo kể: “cô tỉnh dậy trong bệnh viện, để tìm hiểu cô đã bị thương nặng lại mất một đứa con trai 5 tuổi trong một vụ nổ bom. Một người nữ Phật tử đã không thể chạy trốn khỏi các cuộc tấn công vì bản thân bị khuyết tật. Sau đó cô đã phát hiện nữ Phật tử này đã chết từ nhiều vết đạn. . .”
Người thân của nạn nhân cho biết; họ cần truy cập thông tin dễ dàng hơn từ sự hỗ trợ từ Chính phủ. Hầu hết các người thân muốn biết sự thật về những gì đã xảy ra và người chịu trách nhiệm về bạo lực.
Kết thúc diễn đàn, một tuyên bố của các tổ chức và người thân của những phụ nữ đã được phát hành kêu gọi các bên vũ trang để: “Ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào gây tổn hại cho người dân thường”. Họ lên tiếng kêu gọi: “Nơi không gian công cộng như Trường học, Chợ và các công trình thờ tự tín ngưỡng phải là khu vực an toàn, và các nhà lãnh đạo trong cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo nên triệu tập lại các cuộc đối thoại liên Tôn để khắc phục bất kỳ những quan niệm sai lầm trong việc giải thích các nguyên tắc Tôn giáo.
Mạnh mẽ phản ứng nhanh một khi có nhu cầu an toàn, tiếp cận ngắn hạn và hỗ trợ dài hạn, tìm ra sự thật vấn đề để có cơ chế giải pháp bồi thường theo pháp luật bình đẳng của công dân.
Thích Vân Phong
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |