Chi tiết tin tức

Sri Lanka: Một số di sản Văn hóa Phật giáo bị hư hỏng

14:50:00 - 16/04/2015
(PGNĐ) -  Một bức tượng Phật nhập Niết bàn nằm nghiêng trong hang động Danagirigala, Sri Lanka bị hỏng một con mắt bên phải vào năm 2005. 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Ban Thông tin Truyền thông
Tìm theo tin bài Tìm theo tác giả
Cập nhật lúc 10:52 16/04/2015 (GMT+7)
 
 
 

Sri Lanka: Một số di sản Văn hóa Phật giáo bị hư hỏng

 
(PGVN)

Một bức tượng Phật nhập Niết bàn nằm nghiêng trong hang động Danagirigala, Sri Lanka bị hỏng một con mắt bên phải vào năm 2005. 

Hang động Danagirigala cách 148 km về phía đông của Colombo và 72 km về phía bắc của Thành phố Kandy, Sri Lanka. Đây là ngôi tự viện Phật giáo trong hang động lớn nhất và bảo tồn tốt nhất ở Sri Lanka. Đá tháp cao 160 m so với đồng bằng. Có hơn 80 hang động được ghi nhận trong khu vực xung quanh.

Điểm hấp dẫn chính được trải ra trong 5 hang động, có chứa các bức tượng và các bức tranh. Những tranh tượng này có liên quan đến cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có tổng số 153 bức tượng Phật, 3 bức tượng của vị Hoàng đế Sri Lanka và 4 bức tượng của các vị Thần và Nữ thần. Loại thứ hai bao gồm hai bức tượng của các vị thần Hindu, thần Vishnu và thần Ganesh. Các bức tranh tường có diện tích 2.100 mét vuông. Miêu tả trên các bức tường của hang động bao gồm sự cám dỗ của quỷ Mara, và bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật.
 
Pho tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn nằm nghiêng trong hang động Danagirigala, Sri Lanka bị hỏng một con mắt bên phải vào năm 2005.
Ông Senarath Dissanayake, Tổng Giám đốc của Cục Khảo cổ học Sri Lanka cho biết: “Những kẻ đã hy vọng để tìm vàng, bạc, đá quý hoặc ngà voi, họ săn kho báu và phá hoại là một vấn đề lớn trong các quốc đảo ở ngoài khơi của Ấn Độ. Họ chỉ dựa vào những truyền thuyết trong văn hóa dân gian để săn lùng các kho báu.

Những tin tức này không có cơ sở khoa học cho nên các chuyến săn lùng trong hang động Danagirigala của các thủ phạm về nhà tay không, cũng như những người làm hỏng một Bảo Tháp tại Danowita và Nurwarakanda, nơi kho báu mà các tay săn lùng khoan vào ngực, rốn và bệ của một bức tượng Phật.
Các bộ phận của một thanh kiếm báu, chui kiếm bị đánh cắp từ Bảo tàng Quốc gia Sri Lanka vào năm 2013.
Trong hai thập kỷ qua, Cảnh sát đã phát hiện hơn 4.000 trường hợp phá hoại như vậy. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng trở nên xấu đi từ năm 2012 và năm 2013, với các tầng của hang động đào bới lên, những ngôi cổ Am thất của các nhà Sư bị phá hủy. Trung bình mỗi ngày đều có những hành động như vậy. Xu hướng này là một hệ quả thực tế của những kẻ mất lương tâm”.
 
Những viên gạch ngỗn ngang bởi bức tượng Phật trét thạch cao tại làng Habessa, quận Moneragala, tỉnh Uva, Sri Lanka đã bị phá hủy bởi các tay săn kho báu.
 
Các nhà Khảo cổ rất ít có cơ hội ngăn được những kẻ trộm cổ vật. Theo Tổng Giám đốc Khảo cổ học, các đảo nhỏ có hơn 250.000 di tích lịch sử, “mật độ cao nhất trong thế giới” của khu di sản. Thậm chí những kẻ săn trộm cổ vật, họ đánh cắp từ Bảo tàng Quốc gia ở Thủ đô Colombo. Một cán thanh kiếm báu bằng kim loại từ thời vương quốc Kandy (cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ thứ 19) sau đó đã được thu hồi, mặc dù lúc đó đã bị cắt thành bốn mảnh. Người đứng đầu các đơn vị đặc biệt, có nhiệm vụ ngăn ngừa sự phá hủy và đánh cắp cổ vật là Cô Udeni Wickramasinghe, nhà nghiên cứu Khảo cổ học.
 
Một bức tượng Phật tại Nuwarakanda, Sri Lanka đã bị khoan rốn và bệ tượng bởi những tay săn cổ vật.
Cô Udeni Wickramasinghe, nhà nghiên cứu Khảo cổ học nói: “Vấn đề là nhiều người không thể phân biệt giữa lịch sử dựa trên thực tế và sử thi huyền thoại. Trong trường hợp bức tượng Phật với ba lỗ khoan, bởi do một câu chuyện dân gian truyền tụng các Tăng sĩ Phật giáo cất dấu báu vật trong thân tượng Phật”. 
 
Cô Udeni Wickramasinghe đã viết Luận án Tiến sĩ về các cuộc khai quật Bảo tháp Neelagiri Maha Seya, khu bảo tồn rừng Lahugala, quận Ampara, Tỉnh Đông, Rajagala, Sri Lanka. Cho đến năm 2009, nằm trong khu vực kiểm soát của phiến quân LTTE nhiều thập kỷ qua, và như vậy đã không nhắm mục tiêu bởi các thợ săn khu báu. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh dân sự. Cô Udeni Wickramasinghe và các đồng nghiệp đã dành nhiều năm khai quật xung quanh rất lớn, nửa vòng tròn của gò đất.
 
Cô Udeni Wickramasinghe cho biết: “Chúng tôi phát hiện bản khắc, 20 bồn chậu, ngọc trai, 150 ngôi chùa nhỏ và một vài loại đá quý. Phần lớn là tinh thần, không có giá trị lớn về vật chất”.
 
Một Bảo tháp khu bảo tồn rừng Lahugala, quận Ampara, Tỉnh Đông, Rajagala, Sri Lanka đã bị hư hỏng nặng năm 2013, bởi các thợ săn kho báu.
 
Hòa thượng Ellawala Medhananda Thero, Thành viên của Quốc hội  nước Cộng hòa Dân chủ Xã hội chủ nghĩa Sri Lanka, tác giả nhiều cuốn sách Khảo cổ học nói: “Tôi rất buồn vì Văn hóa dân tộc phong phú đang bị phá hủy. Những thứ quý giá đang bị đánh mất”.
 
Thích Vân Phong
(Nguồn DPA. Tin &Ảnh: Doreen Fiedler)
Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin