Chi tiết tin tức

Trung Quốc: Hoàn thành khôi phục một phần hang đá Vân Cương

14:43:00 - 08/01/2015
(PGNĐ) -  Sau hơn hai năm làm việc liên tục, dự án khôi phục lại hang số 9 và số 10 của hang động Wuhua, một phần của quần thể hang đá Vân Cương đã hoàn thành, và bắt đầu đón khách tham quan vào những ngày đầu năm mới.

Nằm ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, các hang động trong quần thể hang đá Vân Cương là một trong những cổ động lớn nhất Trung Quốc với 252 đền thờ và 51.000 bức tượng chạm khắc từ đá, đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật hang động Phật giáo từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6. Bức tượng lớn nhất cao 17 m và nhỏ nhất chỉ có 2 cm.

van-cuong-pb1

Quần thể hang Vân Cương được tạc vào núi kéo dài gần 1 km từ Đông sang Tây.

 Các hang động Wuhua là địa điểm tuyệt vời nhất tại hang đá Vân Cương. Do tác động của các yếu tố thời tiết, những vết nứt bắt đầu xuất hiện, gây nguy hiểm cho khách tham quan và cả những cổ vật trong hang. Dự án khôi phục chủ yếu gồm bốn phần: gia cố lại các khối đá, khôi phục lại các bức tranh tường, sắp xếp lại cấu trúc bên trong hang và thiết lập hệ thống bảo vệ thông minh để theo dõi quá trình khôi phục trong các hang động. Sau khi hoàn thành, dự án đã hoạt động có hiệu quả trong việc ngăn chặn nước mưa trực tiếp lên các vách đá của hang động và kiểm soát môi trường bên trong hang, mang đến sự bảo vệ tốt nhất cho các tác phẩm điêu khắc.

van-phong-pb2

Tượng Phật được chạm khắc bằng đá

Hàng chục ngàn bức tượng Phật đã cho thấy một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống tại thời điểm đó. Vào năm 2001, UNESCO đã công bố nơi đây là một trong những di sản văn hóa thế giới. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với những người tham gia quá trình khôi phục các hang động, các bức tượng và những bức tranh tường mà không được làm hỏng cấu trúc ban đầu. Công việc khôi phục sẽ được tiếp tục với ba địa điểm khác trong quần thể hang đá Vân Cương, trong đó có những bức tranh tường đầy màu sắc có từ thời Bắc Ngụy, từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6.

van-phong-pb3

Kiến trúc bên trong một hang động

Trong bốn động lớn ở Trung Quốc, điêu khắc ở động Vân Cương có phong cách hùng vĩ khí phách hơn cả. Tượng nhỏ nhất chỉ khoảng 2cm nhưng tượng to nhất cao đến 17m. Điêu khắc ở động Vân Cương bên cạnh sự kế tục và phát triển nghệ thuật điêu khắc truyền thống của thời kỳ Tần-Hán, còn tiếp thu và hoà hợp tinh hoa nghệ thuật của Phật giáo, tạo nên một phong cách độc đáo. Phong cách đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nghệ thuật của thời kỳ Tuỳ-Đường sau này, nó chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc, đồng thời là một minh chứng cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và các nước Châu Á khác.

Quần thể điêu khắc Vân Cương có khoảng hơn 50 động nhỏ, trong đó 20 động tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ quần thể này chia thành 3 phần: đông, trung và tây, trong động có các khám thờ Phật được tạc dày như tổ ong. Phần phía đông chủ yếu là các tháp, nên còn gọi là động tháp. Các động ở giữa, mỗi động đều phân thành hai gian trước – sau, ở giữa là Phật tổ, vách động và đỉnh động đều dày đặc các bức phù điêu. Phía tây chủ yếu là các động nhỏ, đa phần là tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay).

Nếu như toàn bộ các tượng trong quần thể động Vân Cương đều được tạc ở trong lòng núi, thì riêng động thứ 20 lại là “động” lộ thiên, ở giữa là tượng Thích Ca ngồi, cao 13,7m. Tượng có khuôn mặt tròn trịa đẫy đà, bờ vai to rộng, tạo hình hùng vĩ, dưới ánh mặt trời phía Tây rọi lại càng tăng vẻ thâm trầm, được coi là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc động Vân Cương.

 

 

(Dịch từ CCTV)

Nguồn: Theo Pháp Bảo

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin