Chi tiết tin tức

Trung Quốc: Phát hành giấy chứng nhận để ngăn chặn những hoạt động tôn giáo trái phép

08:22:00 - 21/12/2014
(PGNĐ) -  Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát hành giấy chứng nhận cho 33.000 ngôi chùa Phật giáo và hơn 9.000 đền thờ Đạo giáo để hỗ trợ các tín đồ và du khách trong việc nhận dạng tính xác thực của các đền chùa và tu sĩ. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, giấy chứng nhận có thể được treo trong các ngôi đền, chùa để hạn chế việc trục lợi và gây quỹ bất hợp pháp. 

Chùa Quảng Tế và đền thờ Thần Lửa ở Bắc Kinh là những ngôi chùa, đền đầu tiên được Cục Quản lý Tôn giáo Quốc gia cấp giấy chứng nhận. Các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ sẽ công bố danh sách các chùa, các ngôi đền hợp pháp, và đấy là một phần của chiến dịch trấn áp các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

Trung Quoc

Một kẻ giả sư đang xin tiền du khách

Ông Liu Wei, một quan chức của Cục Quản lý Tôn giáo Quốc gia, nói với Tân Hoa Xã: “Có một số địa điểm không thuộc tôn giáo những họ đã thuê những người giả làm nhà sư để lừa gạt khách du lịch bằng cách quyên góp tiền hoặc ép du khách mua nhang với giá đắt”. Ông nói thêm rằng, Cục Quản lý Tôn giáo Quốc gia sẽ thực hiện chiến dịch cấp giấy chứng nhận trên toàn quốc.

Nhà báo Dexter Roberts của báo Bloomberg Businessweek cho biết, mặc dù chính phủ đã phát hành thẻ nhận dạng cho các tu sĩ, nhưng du khách hiếm khi kiểm tra chúng, vì họ nghĩ việc làm đó là không phù hợp và thiếu tôn trọng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Global Times vào năm 2013, ông Xu Kang, phó giám đốc Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Thượng Hải, nhấn mạnh rằng, mọi người nên biết rằng các tu sĩ không được phép kêu gọi tài trợ bên ngoài ngôi chùa, ngôi đền của họ, cho nên những ai quyên góp, vận đồng tài trợ bên ngoài là những người giả mạo.

Phóng viên Lord Marin của trang web Yibada báo cáo rằng, trong năm 2013, có hai ngôi chùa giả mạo trên núi Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây đã bị đóng cửa, và sáu người đã bị bắt vì tội lừa gạt tiền khách du lịch. Theo Global Times, bảy ngôi chùa khác đã bị đóng cửa trong khu vực nói trên cũng vì lý do tương tự.

Gần đây, đã có một loạt các báo cáo về nạn sư giả ở nhiều quốc gia khác nhau, như ở Canada, Mỹ, Australia, và New Zealand. Các người giả mạo nhà sư ấy đã lừa dối người dân để lấy tiền. Trong tháng mười, báo Vancity Buzz ở Vancouver, Canada đã báo cáo các trường hợp những người giả dạng tu sĩ Phật giáo để lừa đảo công chúng tại một số khu vực dành cho người đi bộ trong thành phố.

Nạm sư giả cũng đã được báo cáo ở Thái Lan, một đất nước Phật giáo Nguyên thủy truyền thống. Ngày 05-12, báo Phnom Penh Post đã đưa tin rằng, 19 người Campuchia cải trang thành nhà sư đã bị bắt giữ ở Phuket. Cơ quan di trú và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã bắt đầu điều tra sau khi nhận được thông báo về việc các nhà sư đi quyên tiền của người dân và khách du lịch.

Hiện tượng giả mạo tu sĩ không phải là vấn đề mới trong cộng đồng Phật giáo. Ngay trong thời của Đức Phật, nhiều người xuất gia theo đạo Phật chỉ đơn giản là để được ăn và ở miễn phí do các tín đồ cung cấp. Trong suốt triều đại của Hoàng đế Ashoka (269-232 TCN), vấn đề sư giả là một trong những lý do khiến nhà vua triệu tập Hội nghị Phật giáo lần thứ ba vào năm 250 TCN, để kết tập lại kinh điển Phật giáo và thanh lọc Tăng đoàn.

 

 

Hoàng Lam (Theo Buddhist Channel)

Nguồn: Báo Giác Ngộ, số 775

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin