Chi tiết tin tức

Trung Quốc: Pháp hội kỷ niệm 1250 năm Đại sư Giám Chân viên tịch

17:17:28 - 24/07/2013
(PGNĐ) -  Ngày 13/6/2013 (6/5 âl), là ngày kỷ niệm viên tịch của Đại sư Giám Chân (688-763) - Cao Tăng đời Đường. Chùa Đông Độ - Thành phố Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô, long trọng tổ chức "Pháp hội kỷ niệm 1250 chu niên Đại sư Giám Chân viên tịch", cũng như ký thác niềm hoài vọng mà hàng môn nhân pháp quyến và tứ chúng đệ tử đối với Đại sư Giám Chân.
image

Ngày 13/6/2013 (6/5 âl), là ngày kỷ niệm viên tịch của Đại sư Giám Chân (688-763) - Cao Tăng đời Đường. Chùa Đông Độ - Thành phố Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô, long trọng tổ chức "Pháp hội kỷ niệm 1250 chu niên Đại sư Giám Chân viên tịch", cũng như ký thác niềm hoài vọng mà hàng môn nhân pháp quyến và tứ chúng đệ tử đối với Đại sư Giám Chân.

Đúng 9 giờ, trong âm thanh trầm hùng của chuông trống, các Pháp sư hướng dẫn tín chúng, cư sĩ dâng hương, lễ bái, nghinh Thánh vị, cầu thỉnh chư Phật gia bị. Sau đó cùng trì tụng "Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức." Tiếng xướng tụng kinh văn du dương bổng trầm lan truyền khắp trong ngoài tự viện, mùi hương chiên đàn lượn lờ quyện tỏa cõi hư không, khung cảnh này tình cảm đó, khiến cho mọi người như tiêu trừ hết sự nóng bức não phiền.

Hoạt động tụng kinh cầu nguyện liên tục cho đến 16 giờ. Nguyện đem công đức trong ngày kỷ niệm này, hồi hướng cho tất cả pháp giới hữu tình đồng thành Phật đạo, đồng chứng Bồ Đề. Cầu nguyện Chánh pháp cửu trụ, quốc thái dân an.

Tương truyền Đại sư Giám Chân trước khi sang Nhật Bản, ngài đã từng dừng chân khoảng nửa tháng tại Thiền viện Tôn Thắng (nay là chùa Đông Độ) - Cổ Hoàng Tứ Phố (1), mỗi ngày kiền thành lễ bái đức Phật Dược Sư, cầu nguyện thuận lợi bình an, trước cầu Phật lực Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai gia bị, tránh họa trừ tai, sau đó nguyện thành tựu đại nghiệp truyền đạo ở Đông Độ. Sự cầu nguyện kiền thành của Đại sư và thành công của Đông Độ, cùng với lực bảo hộ của đức Dược Sư chặt chẽ không thể tách rời.

Chùa Đông Độ, là ngôi cổ sát được trùng kiến khôi phục, dựa vào sự thành công của Đại sư Giám Chân đi Đông Độ lần thứ sáu. Thiền viện Tôn Thắng trước đây thuộc cổ trấn Khánh An. Đầu Công Nguyên năm 743, Đại sư Giám Chân phát tâm sang Đông Độ hoằng dương Phật pháp, truyền bá văn hóa nhà Đường, nhân đây ngài hoan hỉ tiếp nhận lời thỉnh mời của chư Tăng Nhật Bản, ngài quyết định đi đến Nhật Bản. Sau đó trong mười năm, trải qua năm lần vượt trùng dương, cam chịu những khó khăn, đói khát thất bại, cuối cùng cũng được kết quả tốt. Duy vào năm thứ 12 niên hiệu Thiên Bảo đời Đường, Đại sư cũng đạt được sự thành công cuối cùng (lần sáu) là đáp thuyền tại Cổ Hoàng Tứ Châu, Tô Châu (nay thuộc khu vực trấn Lộc Uyển Trương Gia Cảng) đến Nhật Bản Cửu Châu (日本九州 trường Đại học Cửu Châu - NB).

(1) 古黄泗浦: Cảng lớn tại Giang Nam nằm cạnh chùa Thạch Tháp đời Đường, bến cảng nước mạnh đáy sâu, trong rộng ngoài hẹp, là một bến cảng tự nhiên, bên cảng có Thiền viện Tôn Thắng, rất nổi tiếng. Đại sư Giám Chân đã sáu lần đáp thuyền đến Nhật Bản (753 CN) và ngụ tại đây.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin