Chi tiết tin tức

Phật giáo trong việc giải quyết khủng hoảng truyền thông

21:47:00 - 27/11/2019
(PGNĐ) -  Khủng hoảng về truyền thông chưa bao giờ là đề tài kém thu hút, mặc dù đã có rất nhiều mổ xẻ, rất nhiều phân tích. Những cuộc khủng hoảng truyền thông đối với Giáo hội và Tăng đoàn, có những diễn biến phức tạp, mang nhiều hình thái xuyên tạc ở mức độ nghiêm trọng khác nhau vẫn diễn ra thường xuyên.

 

Những cuộc khủng hoảng truyền thông đối với Giáo hội và Tăng đoàn, có những diễn biến phức tạp, mang nhiều hình thái xuyên tạc ở mức độ nghiêm trọng khác nhau vẫn diễn ra thường xuyên.

Những cuộc khủng hoảng truyền thông đối với Giáo hội và Tăng đoàn, có những diễn biến phức tạp, mang nhiều hình thái xuyên tạc ở mức độ nghiêm trọng khác nhau vẫn diễn ra thường xuyên.

Khủng hoảng về mặt thông tin là điều mà bất cứ các thực thể đang hiện diện giữa cuộc sống này cũng đều gặp phải. Do đó khiến sinh hoạt của Phật giáo đã nhiều lần bị khủng hoảng trên phương tiện thông tin truyền thông, cũng như các trang mạng xã hội và làm ảnh hưởng không ít tới đời sống sinh hoạt Tăng đoàn cũng như tín đồ Phật tử trước những thông tin liên quan, được xuất hiện trên các mặt báo chính thống.

Khủng hoảng về truyền thông chưa bao giờ là đề tài kém thu hút, mặc dù đã có rất nhiều mổ xẻ, rất nhiều phân tích. Những cuộc khủng hoảng truyền thông đối với Giáo hội và Tăng đoàn, có những diễn biến phức tạp, mang nhiều hình thái xuyên tạc ở mức độ nghiêm trọng khác nhau vẫn diễn ra thường xuyên. Để hiểu sâu hơn về phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông, Phatgiao.org.vn đã có cuộc phỏng vấn với Thượng tọa Thích Thanh Huân - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Pháp Vân T.p Hà Nội, trên cương vị là một vị tu sĩ Phật giáo.

Có thể với những suy diễn chủ quan của người cung cấp nguồn tin và cách tiếp cận thông tin, thông qua nhiều vụ việc gần đây, gây tổn thương cho Phật giáo và tín đồ Phật tử.

PV: Từ đầu năm 2019 đến nay, Phật giáo, tín đồ Phật tử nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng đã phải chịu nhiều tổn thương đến từ dư luận qua những sự việc về một số cơ sở chùa, tu sĩ… Có thể coi đó như một cơn “khủng hoảng” đối với Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa có đánh giá như thế nào về cách xử lý của Giáo hội?

- Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam hết sức thận trọng và chuẩn mực đối với dư luận xã hội. Tuy nhiên tính cấp thiết và tốc độ xử lý thông tin đối với những khủng hoảng truyền thông, thì việc phát ngôn của Giáo hội kịp thời nhanh chóng là điều vô cùng quan trọng, nó quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững Giáo hội và Tăng đoàn.

Chính điều đó góp phần ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển về văn hóa và xã hội, bởi chúng ta là một cộng đồng hòa hợp, đoàn kết vì một nền hòa bình của nhân loại và của chính con người, của đất nước Việt Nam chúng ta, chúng ta là một cộng đồng tôn giáo vì nhân loại mà không tách ra khỏi đời sống xã hội vẫn phục vụ chính xã hội vì một lý tưởng “tốt đời đẹp đạo”.

Trải qua những pháp nạn vừa qua Phật giáo chúng ta gặp phải, với quan điểm và góc nhìn riêng của cá nhân, tôi thấy: Nếu Giáo hội phát hiện và phát ngôn kịp thời hơn chút nữa, trách nhiệm hơn, thẳng thắn hơn chút nữa, rõ ràng hơn chút nữa thì mọi sóng gió của dư luận sẽ được an tâm phần nào, giúp Tăng ni Phật tử yên tâm tu tập trong an lạc.

Nếu một thông tin tiêu cực, một thông tin sai trái với sự thật luôn được giới truyền thông nhắc tới một cách rầm rộ trên báo chí chính thống và chạy quảng cáo một cách công khai trên facebook... thì có lẽ hình ảnh Giáo hội và Tăng đoàn của chúng ta sẽ bị mất uy tín, bị bôi nhọ, mất đoàn kết là điều khó tránh khỏi.

Nếu thông tin chưa có phát ngôn chính thức mà được báo chí khai thác từ các nguồn thì đó là khoảng trống cho những thông tin thiếu chính xác.

Nếu thông tin chưa có phát ngôn chính thức mà được báo chí khai thác từ các nguồn thì đó là khoảng trống cho những thông tin thiếu chính xác.

PV: Có ý kiến nhận định, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam như “Vàng không sợ lửa” cho nên không màng dư luận nói gì, dẫn đến những sự cố truyền thông, những vu khống, áp đặt và bỏ ngỏ cho báo chí khai thác. Thượng tọa nhận định thế nào về vấn đề này?

- Thật ra với câu nói “vàng không sợ lửa” cũng chỉ là nhận định của một số cá nhân, còn Giáo hội vẫn còn có xử lý riêng của mình qua từng vụ việc. Tuy nhiên để giải quyết những vấn đề trong khủng hoảng truyền thông một cách hiệu quả, thì việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu sự việc phát sinh ở đâu thì Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo của huyện, tỉnh thành đó sẽ phải chịu trách nhiệm có công văn tường trình sự việc gửi lên các Ban truyên trách để thụ lý và giải quyết sự việc kịp thời, nhanh chóng và chính xác, khi có vụ việc xảy ra.

Kèm theo đó phải họp Ban Tăng sự nơi đó để Yết ma cầu Tăng giải quyết nội bộ trước khi có các thông cáo báo chí rộng rãi. Nếu thông tin chưa có phát ngôn chính thức mà được báo chí khai thác từ các nguồn thì đó là khoảng trống cho những thông tin thiếu chính xác.

Trong trường hợp này thì Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương cần có công văn yêu cầu làm việc với cơ quan báo chí đó và cần đính chính nguồn tin. Có thể với những suy diễn chủ quan của người cung cấp nguồn tin và cách tiếp cận thông tin, thông qua nhiều vụ việc gần đây, gây tổn thương cho Phật giáo và tín đồ Phật tử.

Chúng ta luôn biết, quần chúng nhân dân nói riêng và những người Phật tử nói chung, họ luôn muốn nghe những tiếng nói chính thức của Giáo hội, nhất là trong bối cảnh thời kỳ số hóa, thông tin nhiễu loạn như hiện nay. Khác xa với thời kỳ truyền đạo thông thường khi Đức Phật còn tại thế, hay thời kì Tivi còn một màu đen và trắng, và một chiếc điện thoại bàn có hộp khóa.

Chính vì ai cũng có thể trở thành “nhà báo” cho chính mình thì vòng xoáy của thông tin trở nên khốc liệt và có sự cạnh tranh gay gắt giữa những nhà báo chuyên và không chuyên. Để rồi đến cuối cùng, một khi đối diện với khủng hoảng thì người trong cuộc vẫn là đối tượng chịu nhiều tổn thất nhất, tôn giáo cũng không nằm ngoài điều đó.

Phía sau mỗi cuộc khủng hoảng có rất nhiều nguyên nhân và rất phức tạp. Nó có thể xuất phát từ nhiều yếu tố bên ngoài, cạnh tranh không lành mạnh, nhưng lại có trường hợp xuất phát từ bên trong.

PV: Trước những khủng hoảng trong thời đại công nghệ số, khi Giáo hội chưa có thông tin chính thức nào về sự việc, thì dư luận đã dậy sóng. Vậy thưa Thượng toạ, trong những sự nhiễu loạn về mặt xã hội & tôn giáo như vậy, Giáo hội cần làm gì để bảo hộ Tăng, Ni, những người xuất gia tu hành, đem lại an lạc cho số đông?

- Phía sau mỗi cuộc khủng hoảng có rất nhiều nguyên nhân và rất phức tạp. Nó có thể xuất phát từ nhiều yếu tố bên ngoài, cạnh tranh không lành mạnh, nhưng lại có trường hợp xuất phát từ bên trong. Một khi khủng hoảng xảy ra, cần cân nhắc toàn diện mọi yếu tố, bên tham gia có liên quan, không bỏ sót bất kì chi tiết nào… Có như vậy mới xác định được bản chất của vấn đề, chuyện gì xảy ra đều có thể áp dụng quy trình xử lý theo nguyên tắc.

Không chỉ riêng Giáo hội mà mỗi cá nhân Tăng sĩ cần ý thức được rằng sức mạnh của truyền thông, chúng ta cần phải làm thế nào để tránh được những tiêu cực, do tâm tham lam và thù hận của con người gây ra, làm ô nhiễm đời sống chúng ta với những cảm xúc tiêu cực độc hại về mặt tâm lý…

Tác động của những cuộc khủng hoảng truyền thông tuy chưa có thống kê rõ ràng, chỉ đánh giá thông qua Internet và báo chí chính thống và mạng xã hội, nhưng qua đó ta cũng có thể hình dung được phần nào thông tin gì (tiêu cực) luôn được lan nhanh một cách chóng mặt và rộng rãi.

Là Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và là người tham gia công tác nhiều chức vụ Phật sự khác nhau, thông qua các kỳ họp tôi luôn thấy TW GHPG VN luôn cố gắng làm tốt công tác của mình trong vai trò: “bảo hộ người xuất gia tu hành” mà mọi người đã nhắc tới.

Với hơn 60.000 nghìn người xuất gia tu học và 1000 người không thuộc Giáo hội quản lý, song Giáo hội luôn giám sát và kết hợp với lãnh đạo chính quyền làm tốt công tác quản lý, giúp đỡ tạo điều kiên cho Tăng, Ni tu học và hoằng pháp nơi công tác Phật sự.

Trong nhà Phật luôn có câu nói “người đi trước rước người đi sau”, đều là những người xả thân vì đạo, vì một nền hạnh phúc của số đông, tôi luôn tin rằng không chỉ riêng Giáo hội bảo hộ, nhà nước quan tâm thì ngay cả sư phụ của những đệ tử luôn là những người chắp cánh, và cho hành trang tập tu vào đời của người xuất sĩ.

Với hơn 60.000 nghìn người xuất gia tu học và 1000 người không thuộc Giáo hội quản lý, song Giáo hội luôn giám sát và kết hợp với lãnh đạo chính quyền làm tốt công tác quản lý, giúp đỡ tạo điều kiên cho Tăng, Ni tu học và hoằng pháp nơi công tác Phật sự.

Với hơn 60.000 nghìn người xuất gia tu học và 1000 người không thuộc Giáo hội quản lý, song Giáo hội luôn giám sát và kết hợp với lãnh đạo chính quyền làm tốt công tác quản lý, giúp đỡ tạo điều kiên cho Tăng, Ni tu học và hoằng pháp nơi công tác Phật sự.

PV: Ngày nay, nhiều thông tin không chính thống, mất kiểm soát, được lan truyền nhanh chóng. Đối với Phật giáo Việt Nam, đã xảy ra nhiều sự việc thêu dệt, xuyên tạc, thậm chí vu khống, làm ảnh hưởng và tổn thương đến hình ảnh của Giáo hội. Vậy Thượng tọa có những lưu ý gì đối với tín đồ Phật tử trong việc tiếp cận dư luận, thông tin, để tránh những hiểu lầm và ngộ nhận không đáng có?

- Kể từ khi mạng xã hội bùng nổ, các cuộc khủng hoảng truyền thông lan nhanh chóng mặt. Nếu như trước đây thông tin hầu như phụ thuộc vào các trang báo chính thống, hoặc được thảo luận gián tiếp thông qua ngòi bút của phóng viên, thì giờ đây, tin tức lan truyền từng phút, từng giây thông qua các kênh cá nhân trên mạng xã hội.

Như vậy! Tôi nghĩ rằng, mỗi cá nhân phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức đáng có về việc chắt lọc thông tin, cũng như đủ tầm nhìn khách quan để đánh giá sự thật của vụ việc, và góc nhìn của người viết có cái tôi, có cá nhân hóa trong đó. Cũng có rất nhiều bài bài viết mà các báo lớn đã phải xin lỗi độc giả vì copy nguồn hay đăng bài mà không có kiểm chứng thông tin.

Một ví dụ rất gần đó là việc một Tiến sĩ tốt nghiệp một trường đại học uy tín, đã phải sám hối Giáo hội và Phật tử về những phát ngôn bất cẩn của mình, hay một trang báo lớn phải đăng tải thông tin xin lỗi phía Giáo hội một cách chính thức về bài viết của mình.

Như vậy một thông tin được đăng tải, được phát sóng trên truyền hình đi chăng nữa cũng không thể không có nhầm lẫn và sai lệch, còn rất nhiều những dẫn chứng cụ thể nhưng tôi không thể kể hết. Tôi chỉ mong muốn mỗi người con Phật hãy thật vững tâm trong xã hội đầy biến động về tâm lý và lòng tham và về nhân cách. Hãy hoàn toàn bình tâm khi dư luận xã hội nổi cộm về niềm tin mà mình đang tin theo và hãy tha thứ cho những lỗi lầm khi họ vẫn có thể làm người lương thiện, và hãy đừng làm đám đông khiến người khác phải hoảng loạn tinh thần về mình.

 

Thích Tâm Minh

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin