Chi tiết tin tức

Cả nước thêm 16.555 ca Covid-19, Hải Phòng và Vĩnh Long tăng mạnh số F0

21:17:00 - 22/12/2021
(PGNĐ) -  Bộ Y tế ngày 22/12 công bố 16.555 ca Covid-19 tại 60 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 16.522 trường hợp do lây nhiễm trong nước, tăng 206 ca so với ngày hôm qua.

Từ 16h ngày 21/12 đến 16h ngày 22/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.555 trường hợp mới tại 60 tỉnh, thành phố, gồm 33 ca nhập cảnh và 16.522 bệnh nhân lây nhiễm trong nước (10.938 ca cộng đồng). So với hôm qua, tổng số mắc tăng 206 ca.

TP Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về số F0 mới 1.646 trường hợp, giảm 58 ca so với ngày 21/12. Tỉnh Cà Mau đứng thứ hai với 1.193 bệnh nhân, giảm 397 ca. TP.HCM đứng thứ ba với 979 trường hợp, tăng 166 F0. Xếp thứ tư là Tây Ninh với 923 bệnh nhân. Vĩnh Long ghi nhận 846 bệnh nhân, xếp thứ 5 toàn quốc.

Một số tỉnh thành khác có số ca dương tính cao trong ngày gồm: Khánh Hòa (798), Đồng Tháp (784), Cần Thơ (757), Bạc Liêu (678), Trà Vinh (515), Bến Tre (466), Hải Phòng (449), Sóc Trăng (383), Bình Định (359), Thừa Thiên Huế (351), Hậu Giang (343), Bà Rịa - Vũng Tàu (297), Đắk Lắk (297), Lâm Đồng (295), An Giang (291), Kiên Giang (275), Đồng Nai (265), Hưng Yên (261), Bình Thuận (259), Bắc Ninh (246), Tiền Giang (199), Thanh Hóa (196), Quảng Ngãi (194), Gia Lai (180), Đà Nẵng (171), Bình Dương (149), Quảng Ninh (134), Phú Yên (129), Nghệ An (121), Hà Giang (100), Lạng Sơn (90), Quảng Nam (85),…

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Long (tăng 247 F0), Hải Phòng (tăng 214 F0), Bạc Liêu (tăng 171 F0). Các địa phương có số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (giảm 397 F0), Tiền Giang (giảm 191 F0), Thanh Hóa (giảm 168 F0).

Như vậy đến nay, tổng số bệnh nhân Covid-19 của cả nước là 1.588.335 trường hợp, xếp thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), Việt Nam có thêm 1.582.783 ca do lây nhiễm trong nước.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn và Lai Châu. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao nhất đợt dịch này: TP.HCM (497.162), Bình Dương (289.613), Đồng Nai (95.761), Tây Ninh (66.823), Long An (39.831).

Về tình hình điều trị, ngày 22/12 có 13.394 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Tổng số F0 đã chữa khỏi hiện là 1.173.484 trường hợp, còn 414.851 F0 đang điều trị. Trong số này, có 8.187 bệnh nhân nặng.

Toàn quốc hôm nay ghi nhận 210 bệnh nhân tử vong tại nhiều tỉnh, thành phố. Cụ thể: 

Tại TP.HCM có 46 ca tử vong, trong đó 7 bệnh nhân là người từ các tỉnh chuyển đến: An Giang (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Định (1), Trà Vinh (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (27), Bình Dương (17), Tiền Giang (15), Tây Ninh (13), Đồng Tháp (12), Sóc Trăng (11), Cần Thơ (11), Kiên Giang (10), Vĩnh Long (8 ), Bình Thuận (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Hà Nội (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (5), Long An (4), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Bến Tre (2), Đắk Lắk (1), Hậu Giang (1).

Số ca tử vong trong ngày giảm nhẹ so với ngày hôm qua (giảm 40 bệnh nhân). Tới nay, Việt Nam đã có 30.251 người mắc Covid-19 tử vong, chiếm tỷ lệ 1,9% trên tổng ca nhiễm. 

Tổng số tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số F0 tử vong tại nước ta xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Số xét nghiệm thực hiện từ 27/4 đến nay là 29.232.482 mẫu cho 73.261.638 lượt người.

Về công tác tiêm chủng, hôm qua (21/12), thêm 1.037.045 liều vắc xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, cả nước đã thực hiện tiêm tổng cộng 141.083.958 liều vắc xin. Trong đó, có 76.224.394 mũi 1, 63.306.216 mũi 2 và 1.553.348 mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala).

Ngày 22/12, Bộ Y tế có công điện gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tiếp tục triển khai các giải pháp giảm tử vong do Covid-19.

Một trong các giải pháp được đề cập trong công điện là huy động sự tham gia của cộng đồng và mạng lưới tình nguyện viên, “Thầy thuốc đồng hành”, tổ chức thiện nguyện, người có tâm huyết, người bệnh Covid-19 đã bình phục, y tế tư nhân, chính quyền cơ sở, tổ dân phố… cùng tham gia vào tư vấn, điều trị, chăm sóc, quản lý F0 tại nhà. Khi cần thiết, có thể huy động người nhà, đội ngũ tình nguyện vào chăm sóc, theo dõi người bệnh tại các cơ sở điều trị. 

Bên cạnh đó, các tỉnh thành phải “đặc biệt quan tâm” tới vấn đề xây dựng bổ sung các chính sách, chế độ và hình thức động viên cụ thể bằng tài chính, phi tài chính với đội ngũ nhân viên y tế và mạng lưới tham gia tư vấn, điều trị, chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2, người làm việc tại các trung tâm hồi sức tích cực và cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

Cần động viên, hỗ trợ tâm lý nhân viên y tế, những người làm việc trong khu điều trị Covid-19 dài ngày, căng thẳng kéo dài, chịu nhiều áp lực và gánh nặng chống dịch. 

 

Nguyễn Liên/vietnamnet.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin