Chi tiết tin tức

Phát huy vai trò của Ban Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong xây dựng Giáo hội trang nghiêm và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh

21:40:00 - 18/08/2022
(PGNĐ) -  Trân trọng trích đăng bài viết Phát huy vai trò của Ban Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong xây dựng Giáo hội trang nghiêm và khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh của Hoà Thượng Thích Quảng Hà. Đây là bài tham luận trích từ Hội thảo Phát huy vai trò của Tăng, Ni GHPGVN trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ), tổ chức vào tháng 1/2022.

Nhìn lại lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập, Phật giáo chính là một tôn giáo hòa bình, nhân bản, hòa quyện, gắn mình với sự thịnh suy của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh Phật giáo là tôn giáo có truyền thống yêu nước, hằng vì lợi ích chúng sinh, trong suốt quá trình đồng hành cùng dân tộc, với vai trò hộ quốc an dân, với những đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh những ngôi chùa trở thành cơ sở cách mạng, nhiều bậc cao Tăng, thạc đức đã trở thành tấm gương sáng về phụng đạo – yêu nước, suốt đời phấn đấu vì “Đạo pháp và dân tộc” là những minh chứng sâu sắc nhất.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, trước vận hội mới của đất nước cũng chính là cơ duyên để các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, kế thừa phát huy những thành tựu, hạnh nguyện của các bậc tiền bối, GHPGVN luôn phát huy tinh thần đoàn kết hoà hợp, vô ngã vị tha để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm giáo hội. Thấm nhuần và thực hiện phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân”, hoà mình vào nhịp điệu phát triển chung của đất nước, những người con Phật luôn tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, làm hết sức mình để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phật giáo Việt Nam với chặng đường hình thành và phát triển trên nhiều năm qua, trải qua bảy nhiệm kỳ đã thực hiện phương châm xuyên suốt là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Đây là kim chỉ nam, là nền tảng để Giáo hội phấn đấu trên mọi phương diện hoạt động như: Tăng sự, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, nghi lễ, từ thiện xã hội… Và đến nay, với tinh thần đoàn kết, hòa hợp cùng sự nỗ lực cống hiến trí tuệ và tâm huyết của tập thể GHPGVN, Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước, cùng sự quan tâm sâu sắc của Đảng, chính quyền các cấp, nhờ vậy mọi Phật sự đều được hanh thông, thuận lợi trên đường hội nhập, hoằng pháp lợi sinh, trước những thách thức của thời đại mới.

Truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam đã được GHPGVN không ngừng phát huy đạt được những kết quả khả quan (Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng Trao tặng cờ Tổ quốc tới GHPGVN). (Ảnh: vov.vn)

Thành tựu này chính là sự cố gắng của 13 ban/ngành/viện từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, Ban Kiểm soát TW GHPGVN đã phát huy trí tuệ, nội lực thanh tịnh, hòa hợp, đoàn kết, kế thừa, giữ gìn truyền thống, bản sắc riêng của Phật giáo. Đây cũng là ban chuyên ngành trong hệ thống tổ chức hành chính của GHPGVN, có trách nhiệm phối kết hợp với các ban chuyên môn khác của Giáo hội để tham gia xây dựng, phát triển bền vững Giáo hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các cấp Giáo hội, các hệ phái, Tăng Ni, Phật tử trong nước cũng như ở nước ngoài; phối hợp với các ban chuyên môn khác trong việc tuyên truyền, vận động Tăng Ni, Phật tử nghiêm chỉnh chấp hành Hiến chương GHPGVN. Bằng tinh thần đoàn kết, hòa hợp và trách nhiệm, Ban Kiểm soát từ Trung ương tới các tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, giám sát, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự, góp phần thành công cho các Phật sự chung của Giáo hội.

Để hoàn thành trọng trách trong bối cảnh hội nhập, phát triển và đổi mới của Giáo hội và đất nước, Ban Kiểm soát TW luôn nêu cao ý thức tự giác và tính trách nhiệm trong mọi hoạt động Phật sự, góp phần vào sự nghiệp trang nghiêm Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo định hướng “Trí tuệ – Kỷ cương – Hội nhập – Phát triển”.

Những năm qua, GHPGVN nói chung, Ban Kiểm soát TW nói riêng, đã luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để tìm ra hướng đi mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong tình hình mới. Nhằm tạo ra hợp lực mạnh mẽ góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng, tăng cường củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân.

Kế thừa những thành quả có được trong suốt 7 nhiệm kỳ qua, hướng đến sự nghiệp phát triển bền vững GHPGVN trong thời gian tới. Với nhận thức sâu sắc, tâm huyết đóng góp vào sự nghiệp xương minh Phật pháp, các thành viên Ban Kiểm soát luôn tuân thủ Hiến chương, nội quy; thực hiện các thông bạch, thông tư, thông báo, nghị quyết, quy chế… một cách nghiêm ngặt để trang nghiêm tự thân, trang nghiêm giới đức. Luôn coi đây là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi người con Phật trên tinh thần tự nguyện tự giác là tấm gương để Tăng Ni, Phật tử noi theo.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ xây dựng Tổ quốc và an sinh xã hội. Ngày nay, hòa cùng sự thịnh trị của đất nước, Phật giáo nước nhà cũng ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò là một thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã đồng hành gắn bó với khối đại đoàn kết toàn dân (Hình ảnh: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam). (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Phật giáo là tôn giáo có đặc thù riêng với các phong trào phụng đạo yêu nước. Ban Kiểm soát TW GHPGVN, cùng với Ban Kiểm soát của các tỉnh, thành, địa phương, luôn sách tấn Tăng Ni gương mẫu chấp hành và vận động tín đồ Phật tử chấp hành nghiêm giới luật, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể vận động Tăng, Ni, tín đồ đấu tranh bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan. Nêu cao ý thức cảnh giác, tuyên truyền phòng ngừa ngăn chặn luận điệu của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng tôn giáo xuyên tạc, phá hoại đường lối chính sách của Đảng, nhất là chính sách đoàn kết các tôn giáo. Nhờ đó, Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước, đã phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo.

Bằng sự nỗ lực của mỗi cá nhân, tập thể, các phong trào thi đua yêu nước đã và đang thực hiện có hiệu quả tốt, không ngừng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng cũng như chiều sâu. Điển hình đó là các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu, an toàn giao thông, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trên địa bàn khu dân cư. Với tâm niệm “Phật pháp bất ly thế gian”, trên bước đường tiến tu đạo nghiệp Tăng Ni luôn đặt nặng trọng trách, hướng dẫn Phật tử làm theo lời Phật dạy. Không ngừng tu dưỡng đạo đức và trí tuệ, nêu cao tinh thần hòa hợp đoàn kết tôn giáo, đem đạo vào đời dìu dắt tín đồ Phật tử xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa, sống đúng chánh pháp và pháp luật. Với phương châm việc phát huy đạo nghiệp đồng nghĩa với việc phát triển và xây dựng đất nước, trên tinh thần đó Phật giáo tích cực thực hiện phong trào do các tổ chức xã hội phát động, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế của đất nước, xem đây là công tác trọng tâm, nhiệm vụ chính yếu của Phật giáo hiện nay. Mỗi Tăng Ni ngoài việc tiến đạo nghiêm thân, trau dồi giới đức trang nghiêm Giáo hội, còn phải là một công dân gương mẫu chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, vận động tín đồ Phật tử cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch, nêu cao tinh thần tâm sáng hướng thiện hướng dẫn con cháu tu trí rèn tâm tránh xa các tai tệ nạn xã hội. Với ý thức trách nhiệm công dân sâu sắc, Phật giáo đã cố gắng khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc đạo việc đời, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo của các thế lực thiếu thiện chí, tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống gắn bó với dân tộc, phụng sự tổ quốc, bảo vệ hòa bình. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, về công tác tôn giáo, công tác dân tộc, với tâm nguyện chung tay xây dựng đất nước, góp phần vào sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc, Phật giáo luôn có mặt trong cộng đồng xã hội từng bước khẳng định vai trò và khả năng của mình, trước những thay đổi và thách thức của thời đại mới, phát huy năng lực của chính mình trong tất cả các lĩnh vực, cập nhật những tri thức Phật học, thế học tuỳ thời để phổ độ chúng sinh, đem tinh hoa của Phật pháp ứng dụng vào cuộc đời, làm cho đời an lạc.

Dù ở bất kỳ cương vị nào Phật giáo vẫn luôn làm tròn trách nhiệm nêu cao tinh thần phục vụ đạo pháp và dân tộc đem lại lợi ích cho nhân sinh. Để có những việc làm thiết thực hơn, chư tôn đức lãnh đạo các cấp Giáo hội đã tham dự các lớp tập huấn do Mặt trận Tổ quốc chủ trì phối hợp tổ chức về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tới các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, tham dự lớp tập huấn do Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp tổ chức về công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho quý vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo trên cả nước. Ngay sau khi tham học, Giáo hội đã đưa những nội dung của chương trình đó phối hợp vào chương trình hoạt động Phật sự hàng năm. Đồng thời hướng dẫn Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố lồng ghép phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng nền an ninh quốc phòng toàn dân, đẩy mạnh việc tuyên truyền, thuyết giảng trong quần chúng nhân dân, Phật tử về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng trong tình hình mới. Những thành quả to lớn thu được từ phong trào thi đua yêu nước của GHPGVN đã góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Điều đó không chỉ khẳng định tinh thần nhập thế, phụng đạo – yêu nước mà còn đánh giá sức sống, tính thiết thực tinh thần phụng đạo yêu nước của Phật giáo Việt Nam.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn những khó khăn trở ngại cho Phật sự chung, Ban Kiểm soát đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành viện từ TW đến địa phương, kết hợp cùng chính quyền để xây dựng trang nghiêm Giáo hội. Phát huy vai trò của mình trong các công tác Phật sự, bằng những việc làm cụ thể như: Xúc tiến việc tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, quản trị học, giới luật, nghi lễ Thiền môn và nghiệp vụ trụ trì cho Tăng Ni. Thành lập Ban Kiểm Tăng để thống kê số lượng tu sĩ, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp mạo danh tu sĩ lập am cốc để kêu gọi sự phát tâm của quần chúng, giả danh tu sĩ để khất thực phi pháp. Thường xuyên giám sát chặt chẽ, quản lý các ban ngành trực thuộc, Giáo hội các tỉnh thành trong việc thực hiện nghị quyết, phương hướng hoạt động của Giáo hội. Đặc biệt những năm trở lại đây, các ứng dụng công nghệ 4.0 bên cạnh việc mang lại những mặt tích cực còn nhiều hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, mà trong đó Tăng Ni không phải là ngoại lệ. Nhiều ứng xử đáng tiếc của một số trường hợp tham gia mạng xã hội thời gian gần đây đã gây ảnh hưởng nhiều mặt, không chỉ cho cá nhân mà còn cho đoàn thể xuất gia, Giáo hội và Phật giáo nói chung. Đây là “thách thức lớn cho Giáo hội các cấp trong việc quản lý và giáo dục Tăng Ni kế thừa sự nghiệp hoằng dương chính pháp sau này”. Ban Kiểm soát đã kết hợp với hệ thống của 13 ban, ngành, viện chuyên môn, thực hiện nghiêm túc Thông tư 206/2020/TT-HĐTS của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, giám sát chặt chẽ Tăng Ni nhằm giải quyết “vấn nạn thách thức lớn đối với Giáo hội các cấp” trong công tác quản lý Tăng Ni của ngành Tăng sự – một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu của Giáo hội, quyết định sự thịnh suy của Phật giáo trong mọi giai đoạn lịch sử. Về các lĩnh vực hoạt động khác của Giáo hội như: Tăng sự, hoằng pháp, giáo dục, văn hóa, nghi lễ và nhất là lĩnh vực thông tin truyền thông, hoạt động của các ban, viện trực thuộc Giáo hội. Với trọng trách của mình, Ban Kiểm soát thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các Phật sự, mạnh dạn nhìn nhận những mặt hoàn thiện, cũng như chưa hoàn thiện trong việc thực hiện Phật sự, tìm biện pháp khắc phục những khiếm khuyết tồn tại, vấn đề nào chưa hoàn thiện cần phải hoàn thiện, vấn đề nào dù nhỏ nhưng gây ảnh hưởng không tốt đến chủ trương, đường lối của Giáo hội cũng kịp thời giải quyết. Đồng thời, nhắc nhở Tăng Ni giữ gìn giới luật để làm chỗ nương dựa cho tứ chúng, thể hiện trọn vẹn vai trò “nhập thế độ sinh”. Chú trọng đến đời sống tu tập và đạo hạnh của mỗi Tăng sĩ, nhất là vấn đề nội lực và nội minh. Chú trọng vấn đề giáo dục Tăng Ni, phong đạo cách để một Tăng sĩ Phật giáo xứng đáng là “Thiên nhân chi đạo sư”. Nhờ đó, Giáo hội ngày càng phát triển ổn định, bền vững, trang nghiêm. Những thành quả tốt đẹp đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định xã hội, xây dựng kinh tế trong giai đoạn mới, là minh chứng sâu sắc nhất cho truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam.

Với tâm niệm “Phật pháp bất ly thế gian”, trên bước đường tiến tu đạo nghiệp Tăng Ni luôn đặt nặng trọng trách, hướng dẫn Phật tử làm theo lời Phật dạy. Không ngừng tu dưỡng đạo đức và trí tuệ, nêu cao tinh thần hòa hợp đoàn kết tôn giáo, đem đạo vào đời dìu dắt tín đồ Phật tử xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa, sống đúng chánh pháp và pháp luật.

Truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam đã được GHPGVN không ngừng phát huy đạt được những kết quả khả quan. Điều đó khẳng định Phật giáo đã góp phần xây dựng nên một cộng đồng xã hội lý tưởng, đầy đủ phẩm chất đạo đức, thuần lành, trong sáng, vị tha, năng động và tích cực gắn kết các mối quan hệ trong xã hội với mục đích cao cả, đó là cùng vì lợi ích chung của toàn dân tộc. Đây cũng chính là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền móng ngôi nhà đại đoàn kết toàn dân tộc. Hơn bao giờ hết, tinh thần đoàn kết luôn là chất keo gắn bó tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống, đưa đến một sự thành công viên mãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thứ vũ khí nào khác có đủ sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù ngoài sự đoàn kết các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo”. Vì vậy, vấn đề tập hợp, đoàn kết, và đoàn kết tôn giáo trong thời đại ngày nay chưa bao giờ mất đi ý nghĩa và vai trò quan trọng của nó. Điều này được thể hiện rất rõ qua tư tưởng của Đức Phật trong Kinh Trường Bộ, phẩm Kinh Đại Niết Bàn như sau: “Này các Tỳ kheo, ngày nào chư đệ tử còn hội họp, chung sống trong tinh thần đoàn kết, làm việc trong tinh thần đoàn kết, giải tán trong tinh thần đoàn kết, thì nhất định giáo pháp không thể suy đồi mà trái lại còn phồn thịnh hơn trước”.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ xây dựng Tổ quốc và an sinh xã hội. Ngày nay, hòa cùng sự thịnh trị của đất nước, Phật giáo nước nhà cũng ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò là một thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã đồng hành gắn bó với khối đại đoàn kết toàn dân. Được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và sự động viên khích lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, GHPGVN sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có, phấn đấu nỗ lực cống hiến hết mình vì lý tưởng xây dựng một xã hội tình thương, an lạc và hạnh phúc, góp phần xây dựng Giáo hội trang nghiêm và khối đại đoàn kết toàn toàn dân tộc vững mạnh trong thời kỳ mới.

 

 

Chú thích:

* Hoà thượng Thích Quảng Hà – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban Thường trực Ban Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin