Chi tiết tin tức

Hà Nội: Lễ tạ pháp khoá an cư Hạ trường Tổ đình Bồ Đề

19:03:00 - 22/08/2015
(PGNĐ) -  Sáng ngày 21 tháng 08 năm 2015, nhằm ngày 08 tháng 07 năm Ất Mùi, tại tịnh nghiệp đạo tràng Tổ đình chùa Bồ Đề - phường Bồ Đề - quận Long Biên – Hà Nội, toàn thể Tăng Ni hành giả an cư quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức lễ tạ pháp khóa an cư kết hạ PL.2559- DL.2015.

Trước khi bắt đầu buổi lễ tạ pháp, chư tôn đức Tăng Ni hành giả an cư đã lên Chính điện để lễ Phật cầu gia bị, và xuống Nhà tổ để lễ bái yết Tổ.

 

 

 

  

  

  

  

  

  

  

  

   

  

  

  

  

 

Sau đó, buổi lễ tạ Pháp đã được bắt đầu dưới sự chứng minh buổi lễ có HT.Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng BTS GPGVN Tp.Hà Nội, chủ giảng hạ trường cùng chư tôn  BTS PGPGVN TP.Hà Nội, chư Tăng Ni hạ trường và đông đảo quý vị Phật tử thập phương cùng về tham dự.

 

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 

Mở đầu buổi lễ, chư Tôn đức Tăng Ni hạ trường Bồ Đề đã dâng lời tác bạch lễ tạ pháp.

 

  

  

  

  

  

  

  

  

 

Sau đó, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có lời đạo từ tới toàn thể đại chúng. Hòa thượng nhấn mạnh “Đức Đệ Tam Pháp Chủ đã dạy rằng, chúng ta nương vào Bộ Nhị Khóa Hợp Giải năm nay nhằm hiểu được ý nghĩa các thời khóa tụng để tu tập. Thời khóa sáng để minh tâm kiến tính. Khi chúng ta tán lễ Tam Bảo, xưng tán công đức Phật, đỉnh lễ Phật – Pháp – Tăng, sám hối ba nghiệp, rồi tụng các thần chú là để chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng từ bao đời bao kiếp cho đến ngày hôm nay. Hoặc mình làm, hoặc thấy người khác làm hùa theo, hoặc xui bảo người khác thì đều phạm nên tội, do đó phải sám trừ nghiệp chướng, tiêu trừ 3 nghiệp Tham – Sân – Si, lấy Tam vô lậu học Giới – Định – Tuệ để tiến đạo nghiêm thân. Rồi trong một ngày chấp lao phục dịch, nửa ngày làm công việc của thường trụ Tam Bảo, nửa ngày làm việc của bản thân. Nửa ngày làm công việc của thường trụ Tam Bảo là để trả ơn cho Tam Bảo, nhờ có cảnh già lam, nương tựa vào ba ngôi Phật – Pháp – Tăng mà chúng ta mới được có tấm thân tuệ mạng này. Cho nên ta phải làm mọi công việc của thường trụ Tam Bảo để bảo vệ già lam, vun trồng cội phúc, đấy là trả tứ trọng ân. Còn nửa ngày tự kỷ, là nửa ngày phục vụ cho ta, nhưng không phải là để chơi, phóng túng, buông lung. Mà nửa ngày đó ta phải khắc kỷ nghiêm thân, khép mình trong giới luật, học và lễ bái. Cho nên đến tối, được bao nhiêu công đức, chúng ta tụng thời khóa tối để tán dương công đức của cảnh giới Tây Phương Cực Lạc, cõi Tịnh Độ lạc bang, Đức A Di Đà Giáo Chủ để mong cầu hồi hướng về Tây Phương an lạc quốc. Có nghĩa rằng, cả một ngày từ khóa sáng sớm lúc 4h cho đến đầu giờ tối đó là Nhân. Để rồi tụng thời khóa tối đấy là Quả. Nhân Sa Bà hồi hướng trang nghiêm về Quả Tịnh Độ…Hai thời khóa tụng như nấc thang, phương thuốc, cơm ăn nước uống. Một ngày chúng ta không ăn cơm sẽ đói, không uống nước sẽ khát. Vậy thì một ngày cũng phải hai thời tụng niệm. Phải coi nó như vậy, nếu ngày nào chưa niệm Phật, không lễ bái tụng kinh, thì coi như ngày đó không có ăn, không có uống. Thời gian trôi qua nhanh lắm, cái già cái bệnh theo ngay bên mình, chẳng ai có thuốc trường sinh, hàng ngày cái chết vẫn rình bên ta. Cho nên Tổ dạy hôn trầm tán loạn tránh xa, mọi người tự giác để mà tiến tu. Hai thời khóa tụng này giải thích cho người đệ tử Phật bao gồm cả hai chúng tại gia và xuất gia. Rồi cho tới các thời khóa niệm giải thích về niệm Phật, cho nên các vị hiểu rằng lễ Phật là để hàng ngày cung kính ân đức cao cả của Đức Phật, phải đỉnh lễ Phật ngay từ trong tâm mình. Đấy là lễ Phật giả kính Phật tri đức. Niệm Phật là sao? Niệm Phật giả niệm Phật tri ân. Niệm Nam Mô A Di Đà Phật tức là niệm tới ân đức của Đức Phật A Di Đà, Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là niệm tới ân đức của Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Tùy theo hạnh nguyện của từng người, phát nguyện niệm Phật nào cũng được. Niệm Phật Di Đà, niệm Phật Dược Sư, niệm Phật Thích Ca, niệm Phật Đa Bảo..v.v..mười phương ba đời chư Phật, người nào phát nguyện niệm danh hiệu nào thì cứ chuyên trí niệm đó, bởi vì niệm một Phật là niệm cả mười phương ba đời chư Phật. Vì sao? Vì niệm Phật tức là niệm giác, Phật nào cũng là giác ngộ, cho nên niệm Phật nào cũng như Phật nào. Nhưng chúng ta vẫn phải nương vào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới có tất cả Đức Phật khác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người thực việc thực, trải qua bao đời kiếp tu khổ hạnh, kiếp này trọn vẹn cứu kính. Cho nên chúng ta niệm Phật là niệm ân của Đức Phật Thích Ca. Trong mùa Vu lan này, tôi hay thường niệm Nam Mô Đại Hiếu Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, trong Pháp Hoa thì là Nam Mô Cửu Viễn Thực Hành Đại Ân Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Phải nói rằng, Hiếu là Đức Thích Ca hiếu trước, rồi Tôn giả Mục Kiền Liên là 1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật noi gương hạnh nguyện của Ngài mới có chữ hiếu với cha mẹ, làm theo hạnh hiếu. Còn Đức Phật Thích Ca là hiếu với bao đời kiếp. Cho nên niệm gốc của chữ Hiếu là phải niệm Đại Hiếu Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đó là chúng ta niệm tới các Đức Phật như vậy. Còn tụng kinh là gì? Tụng kinh giả minh Phật tri lý. Tụng kinh là để hiểu lời Phật dạy, cho nên Kinh nào cũng có giá trị. Đừng bảo Kinh Dược Sư là để cầu an, Kinh A Di Đà là cầu siêu. Tụng kinh là hiểu rõ lời Phật dạy có sự và có lý, miệng đọc, tai nghe, bụng nghĩ, mắt nhìn. Nghe rồi nghĩ, nghĩ rồi tu, đấy là lợi ích cho tu tập, chứ không phải tụng kinh là để cầu đảo, để người khác nghe, hay để Phật nghe. Tọa thiền giả đạt Phật tri cảnh, ngồi thiền để minh tâm kiến tính, đạt tới cảnh giới của Phật – tức là cảnh giới tịch tĩnh thường tịch quan. Thiền là Tĩnh, chữ Phạn gọi là Thiền Na, là an trú. Niệm Phật, lễ Phật, tụng kinh, tọa thiền đều do một pháp tu, tùy theo sở nguyện, bản hoài của hành giả mà có. Chúng ta học được Phật, lễ Phật, niệm Phật, tụng kinh, tọa thiền là như vậy, thì mới đúng với phép tu…Cho nên chúng ta phải quán chiếu, cốt nhất là an trú Tâm – trong Đạo Phật chú trọng nhất điều này. Mười pháp giới này đều do Tâm biến hiện sở tạo mà có, vì Tâm chúng ta là tâm viên ý mã, cho nên bây giờ chúng ta phải học, phải tu, phải tụng, phải niệm, phải tọa thiền để cột cái Tâm lại cho vững”.

Hòa thượng mong rằng đại chúng, dù là chư tôn đức Tăng Ni hay Phật tử tại gia hãy về đọc hiểu rốt ráo Bộ Luận Nhị Khóa Hợp Giải này, bởi đây là một bộ kinh rất ý nghĩa đối với cả tứ chúng, đọc để hiểu được ý nghĩa từng lời chư Phật dạy, phải đem lời Phật dạy vào trong cuộc sống này bởi “Lời Phật dạy đến nay đã hơn 2500 năm qua rồi, nhưng chưa có gì lạc hậu, chưa có gì gây tổn thương mà chỉ làm đẹp hơn cho cuộc sống xã hội. Đức Phật dạy Đạo hiếu trong mùa Vu Lan này không phải chỉ là đạo hiếu với cha mẹ, mà còn là hiếu kính với thầy cô dạy bảo, hiếu nghĩa với sư trưởng, hiếu nghĩa với quốc gia xã hội và những người có công bảo vệ non sông đất nước, và hiếu với tất cả mọi người”. 

 

  

  

 

  

  

  

 

Chùa Bằng

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin