Chi tiết tin tức

Hưng Yên: Chùa Chuông tổ chức Đại lễ Vu Lan PL. 2559

06:56:00 - 23/08/2015
(PGNĐ) -  Tối ngày 21 tháng 08 năm 2014, nhằm ngày 08 tháng 07 năm ất mùi, hơn 3000 nhân dân,Phật tử đã cùng vân tập về chùa Chuông (Kim Chung tự), trang nghiêm cử hành đại lễ Vu Lan báo hiếu PL2559 – DL2015.

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược – theo nghĩa tiếng Việt. Hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Ngày lễ Vu Lan chính là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”...

Đúng 19h00’, ba hồi chuông trống bát nhã vang lên, các Phật tử trang nghiêm chắp tay búp sen, cất cao tiếng niệm Phật cung đón chư tôn đức quang lâm lễ đài để chứng minh buổi lễ.

Chứng minh buổi lễ có: ĐĐ.Thích Thanh Khuê – thường trực ban trị sự tỉnh hội,trưởng ban trị sự phật giáo thành phố Hưng Yên,trụ trì Chùa Chuông – trưởng ban tổ chức, ĐĐ.Thích Thanh Thế - thường trực ban trị sự PGVN tỉnh Hưng Yên,phó trưởng ban trị sự PGVN TP.Hưng Yên, trì chùa Cao Xá, ĐĐ.Thích Thanh Sơn - Ủy viên ban trị sự PGVN tỉnh Hưng Yên, phó trưởng ban trị sự PGVN TP.Hưng Yên,trụ trì chùa Hiến, Ni sư Thích Đàm Đào trụ trì chùa Hoàng Bà – tp.Hưng Yên cùng các tăng ni trong và ngoài tỉnh Hưng Yên đã về dự và chứng minh buổi lễ.

Về phía chính quyền có: Ông Doãn Quốc Hoàn,thành ủy viên,phó chủ tich UBND TP.Hưng Yên, Bà :Nguyễn Thị Nữ-thành ủy viên trưởng phòng văn hóa và truyền thông Tp.HưngYên, Ông : Đăng Quốc Huy – thành ủy viên,chủ tịch UBMTTQ tp.Hưng Yên, Ông : Nguyễn Hữu Hinh – chủ tịch UBND phường Hiến Nam – tp.Hưng Yên cùng các đồng chí lãnh đạo,chuyên viên các phòng ban ngành,đoàn thể thành phố cũng như các vị lãnh đạo đại diện cho đảng ủy ,HĐND,UBND,các ban ngành,đoàn thể,lãnh đạo các khu phố Chùa Chuông cùng đoàn thể nhân dân phường Hiến Nam – tp.Hưng Yên. cùng hơn 3000 nhân dân, tín đồ Phật tử gần xa và sự tham dự.

Mở đầu chương trình là nghi thức dâng hoa cúng dàng Tam Bảo của các em chúng thanh niên phật tử trong tà áo dài truyền thống của dân tộc, dần tiến về phía lễ đài, nhịp nhàng, chậm rãi, trang nghiêm... Không gian tưởng chừng như ngưng đọng lại, cả hội chúng chìm trong khoảnh khắc thiêng liêng cùng hướng tâm thành tri ân Đức Bản Sư.

Một trong những phần quan trọng nhất của buổi lễ và cũng là đặc trưng của ngày Vu Lan, đó là nghi thức cài hoa hồng. Những bông hoa đã được các bạn trẻ mang đến cài lên ngực áo từng người tham dự buổi lễ. Mỗi màu hoa – lại mang trong mình một ý nghĩa khác nhau. Bông hoa đỏ dành tặng cho những ai may mắn còn cha, còn mẹ trên đời này để yêu thương, chăm sóc. Những bông hồng lại dành cho ai đó chỉ còn cha, hoặc còn mẹ. Những bông hoa trắng để chia sẻ với những ai mang nỗi đau vì không còn cha, còn mẹ, màu hoa trắng như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà sống sao cho tốt, cho phải với ơn sinh thành dưỡng dục của hai đấng sinh thành.

 

“Bông hồng con cài áo hôm nay là cả một hành trang

Để con biết rằng mình hạnh phúc biết bao vì vẫn còn có mẹ

Mùa báo hiếu về rồi mẹ ơi, nơi này con lặng lẽ

Gửi về mẹ

Cả một bầu trời nhung nhớ rộng yêu thương!”

 

Sau nghi thức cài hoa hồng là nghi lễ thắp nến tri ân đến hai đấng sinh thành và dưỡng dục ra mình,cả buổi lễ lắng đọng tâm tư cùng hòa vào những ngọn nến trước mặt để suy nghĩ đến cha và mẹ.Những giọt nước mắt nghẹn ngào lăn trên ngò má khi được các quý thầy giảng giải về thâm ân nuôi dưỡng trong kinh vu lan báo hiếu.Cũng như những ý nghĩa trong ngày vu lan.

Cả buổi lễ dưỡng như vỡ òa lên khi các quý thầy trong bản tự chùa Chuông dâng những vòng hoa tươi lên cha và mẹ những người đã sinh ra những người con tài đức vẹn toàn để dâng lên cúng dường chư phật và tam bảo.Để nối tiếp còn đường hoàng truyền chánh pháp của đức Phật và là chỗ dự cũng như là kim chỉ nan,bóng cây bồ đề cho hàng phật tử tại gia nương vào tu tập giải thoát.

Những người con phật cũng như nhân dân ngần xa không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh những người con thực hành hạnh hiếu khi lần đầu tiên lễ lạy,rửa chân cho cha mẹ,những đôi chân trai sạm vì phải nhọc nhành bước trên biết bao con đường để kiếm từng miếng cơm,manh áo về nuôi các con khôn lớn trưởng thành. những cái ôm,những giọt nước mắt hạnh phút cứ lan tỏa trong toàn bộ hội chúng,ai ai cũng thầm hứa trong mình “ Phải sống thế nào để cha đừng buồn – phải sống thế nào để mẹ được vui ”

Để tri ân đến những bậc chân tu,những quý thầy đã giáo hóa đến biết bao con người lầm lỗi sai đường lạc bước trong các bờ mê quay về bời giác với chánh pháp của NHƯ LAI giờ đây những người con phật hai tay thành kính dâng lên quý ngài những tấm cà sa giải thoát trong nghi lễ dâng y cúng dàng.

Trong buổi lễ, ĐĐ trụ trì Thích Thanh Khuê đã có lời đạo từ nói lên ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu và hình ảnh bông hồng cài áo. Thầy đã đưa đại chúng trở về với những phút giây tĩnh lặng, quán chiếu lại tận sâu trong trái tim mình về với Tứ Trọng Ân: Ơn Tam Bảo - Ơn quốc gia xã hội, quê hương đất nước - Ơn cha mẹ sinh thành, thầy cô dạy bảo, Sư trưởng tế độ - Ơn đồng bào nhân loại. Đặc biệt Đại Đức nhấn mạnh tới tình mẫu tử, tình mẹ cao cả nhất trong đời người con. Dù là người hay loài vật, tình mẫu tử vẫn là tình cảm thiêng liêng nhất.

Giây phút ấy, các toàn thể đại chúng đã hiểu được: Làm người sống trên đời, không thể nào được phép quên chữ Hiếu, chữ Nghĩa và tinh thần Tứ Ân cao cả, phải biết tri ân, báo ân không phải chỉ là một ngày, mà là cả một đời người.

Xin giới thiệu hình ảnh ghi nhận:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CK Media

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin