Chi tiết tin tức

Lễ hằng thuận tại Tu viện Khánh An, Q.12

20:21:00 - 24/11/2014
(PGNĐ) -  Sáng ngày 22 tháng 11, tại Tu Viện Khánh An. TP. HCM đôi uyên ương Vũ Khánh (pháp danh Ngộ Quang Hiếu), Kim Ngân (Pháp danh Giác Thanh Hà) là hai trí thức trẻ. Hai bạn trẻ đã có thời gian tìm hiểu nhau hơn bảy năm đồng thời cùng nhau tu học Phật, là những Phật tử thuần thành cũng là sáng lập viên của Quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay.

Đôi bạn trẻ đã luôn đồng hành cùng Quỹ, cùng mang tâm nguyện yêu thương đến với mọi người. Giờ đây, hai bạn được sự cho phép của gia đình hai bên để đến với nhau trước sự chứng kiến của ba ngôi Tam bảo, gia đình, họ hàng và bạn bè.

Buổi lễ được bắt đầu với nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm kính lay ba ngôi Tam Bảo và được chư Tôn đức Tăng cùng toàn thể hai bên gia đình, bạn bè với thời kinh “Kinh Phước Đức” đó là mười phước đức lớn nhất  trong một đời người mà đức Phật đã dạy để con người sống trong hạnh phúc.

Sau thời kinh là đôi điều của TT. Thích Nhật Từ với bảy ẩn dụ được Thượng tọa căn dặn đôi bạn trẻ đó là:Như được lực hút của trái đất( xúc, thọ và ái); Như biển cả không chứa tử thi( đạo đức thánh của các vị xuất gia, không chứa đựng các tỳ vết về lỗi dân sự, luật pháp, giới hạnh… đối với người tại gia không chứa hình ảnh người thứ ba trong hôn nhân…; Như đôi dép đồng hành ( hình ảnh của sự song hành); Như đường hai chiều( một sự tương quan giữa hai trái tim, giữa hai nhận thức, hai lối sống và lý tưởng…); Như gương phản chiếu( soi gương nhân cách cho nhau và vì nhau)…; Như đại địa cầu (tính rộng lượng tha thứ và bao dung như quả địa cầu lớn…); Như chạy Marathon( hôn nhân là một con đường dài mấy chục năm và không chỉ ở kiếp này mà còn ở kiếp sau…).

Trước khi chú rể, cô dâu trao nhau nhẫn cưới TT. Thích Chơn Không đã nói ý nghĩa của đôi  nhẫn: Đây là một đồ trang sức biểu thị cho hôn nhân, tình yêu đôi lứa có tên là nhẫn. Nhẫn còn là nhẫn nhịn, chịu đựng những điều trái ý trong đời sống trong hôn nhân, dầu có yêu nhau thắm thiết nhưng cũng khó có thể tránh khỏi những sự bất đồng trong cuộc sống về cách nhìn, quan điểm… thì chiếc nhẫn luôn được đeo trên tay nhằm nhắc nhở nhau về hạnh  Nhẫn nhục. Ý nghĩa thứ hai: là chiếc nhẫn là vòng tròn là biểu hiện cho tình yêu chọn vẹn …Ý nghĩa thứ ba: là món trang sức này được làm bằng vàng, vàng thì có tính chất là bất biến, kéo dài, cán mỏng , vo tròn thì tính chất của nó không thay đổi. Thầy mong rằng tình yêu lứa đôi của hai cháu cũng không thay đổi…Ý nghĩa thứ tư: vàng có đặc tính tươi sáng, thầy mong rằng các cháu luôn cư xử với nhau tốt đẹp và luôn luôn tươi cười hoan hỷ tươi sáng như chiếc nhẫn này …

TT. Thích Trí Chơn lại có năm chữ căn dặn đôi bạn trẻ đó là:  Ái( ái có nghĩa là yêu thương nhau, hiểu được chữ ái trong nghĩa vợ chồng là rất sâu sắc…); Tín( sống phải tin tưởng nhau, là vợ chồng rồi thì càng phải tin tưởng nhau…); Kính( đừng nghĩ rằng là chồng vợ nhau rồi thì coi thường nhau, cần phải kính vợ như vị khách và vợ cũng kính chồng như vị khách…); Nhẫn( cơm xôi thì phải bớt lửa,…); Xả( buông xả đừng có cố chấp…).

Và đây là những lời  tác bạch  của đôi bạn trẻ, một lời hứa trước ba ngôi Tam bảo, trước cha mẹ hai bên: “Chúng con nguyện từ nay kết thành vợ chồng, vui buồn có nhau, sướng khổ có nhau, cùng có nhau trong mọi thăng trầm của cuộc sống. Chúng con nguyện giữ gìn, tin cậy, yêu thương, bao dung, tha thứ cho nhau để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Chúng con nguyện cùng giúp nhau sống cuộc đời lương thiện, trong sạch và giầu mạnh để xứng đáng là người con Phật, xứng đáng với truyền thống đạo đức của tổ tiên, nòi giống và với tấm lòng kỳ vọng của cha mẹ chúng con. Chúng con nguyện kính trọng nhau, kính trọng cha mẹ và bà con họ hàng của nhau. Chúng con nguyện đem hết khả năng và lòng yêu thương để nuôi dậy con cái của chúng con sau này trở thành người tốt đẹp, như cha mẹ chúng con đã yêu thương hy sinh vì chúng con”.

Buổi lễ hằng thuận cho đôi bạn trẻ, nhưng có lẽ những lời căn dặn của ba vị Thượng tọa không phải chỉ nói riêng cho đôi bạn trẻ. Vâng! nó còn có ý nghĩa cho tất cả, tất cả những ai đang sống cuộc sống lứa đôi, đựơc luật pháp cho phép một vợ, một chồng. Vậy là không chỉ có đôi bạn trẻ cần được nuôi dưỡng, tưới tẩm tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, bởi những lời Phật dạy được ứng dụng trong cuộc sống, tình yêu, hôn nhân và gia đình mà có lẽ tất những ai có mặt tại lễ cưới này đều cảm thấy thiệt thòi cho những ai không đủ duyên làm lễ cưới tại chùa.

Cung nghinh Chư Tôn Đức quang lâm chứng minh buổi lễ

Từng bước chân thảnh thơi

Tân lan - tân nương đảnh lễ Tam Bảo

Đôi bạn trẻ cùng gia đình hai bên niêm hương bạch Phật

 

Ôn lại những lời Phật dạy về đời sống hôn nhân

Và đôi bạn trẻ trao nhẫn cho nhau

Cùng nhau đọc lời phát nguyện trước Tam Bảo

Đôi bạn cùng nhau tôn trọng sự bình đẳng

Nhận quà từ Chư Tôn Đức

Chụp hình lưu niệm

                                                                                                                                                                                                                                     Giác Hạnh Hoa - Bá Cường

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin