Chi tiết tin tức TT. Chân Quang bài pháp thoại: Làm sao để tránh va chạm – xung đột 15:49:00 - 19/09/2014
(PGNĐ) - Vừa qua, nhân Lễ kỳ siêu bạt độ trai đàn chẩn tế tại Thiền Tôn Phật Quang, tối ngày 07/09/2014 (nhằm ngày 14 tháng 8 năm Giáp Ngọ), TT Thích Chân Quang đã thuyết Pháp đề tài VA CHẠM với sự tham dự trên 3500 phật tử trong khung cảnh thật trang nghiêm vớimùi hương trầm phảng phất. Dư âm của buổi Lễ trai đàn chẩn tế thập loại cô hồn như còn vang vọng khắp núi rừng đến giờ.
Trong tận đáy lòng, hầu như các phật tử đều muốn nói lên tiếng cảm ơn của mình đối với Thượng tọa Trụ trì đã cho họ có được những giây phút lắng đọng hướng về những người đã khuất là thân nhân trong cuộc đời mình, và những linh hồn uổng tử … nguyện cầu cho tất cả những hương linh ấy đều được tái sanh vào cảnh giới an lành. Còn hiện tại, trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn không ai tránh khỏi va chạm. Va chạm tức là sống gần nhau mà xích mích, ganh đua, hơn thua, gây gỗ, tranh cãi, thậm chí đánh nhau… điều đó khiến cho cuộc sống của chúng ta không hạnh phúc. Do đó, qua bài Pháp này, Thượng tọa muốn giúp chúng ta biết quán chiếu cái tâm của mìnhvà cuộc sống chung quanhđể xem va chạm từ đâu đến, làm sao để tránh, hóa giải thế nào, ngõ hầu giảm bớtđi va chạm, bớt đi xung đột để con người sống hiền lành, yêu thương, tôn trọng nhau. Thoạt đầu, chúng ta phải hiểu “Bản chất của sự va chạm là gì”.Thường là mình không bằng lòng ai hoặc ai không bằng lòng mình.Mình không bằng lòng ai tức là mình có chê, có chỉ trích, có tranh hơn thua, thậm chí có tranh giành.Hoặc là mình bị người khác chê, chỉ trích, hơn thua và giành giật. Thì đó là xuất hiện sự va chạm hay đụng chạm. Nếu mình chê người ta thì làm người ta phiền não, cãi lại.Nếu chỉ cãi tức là người ta phủ nhận, khước từ lời chê bai của mình thì mức độ này nhẹ.Còn người ta sẽ chê trách, mắng nhiếc lại mình, thành ra cuộc đối đầu mắng qua chửi lại.Hoặc mình bị người khác hơn thua, giành giật,vàđể bảo vệ quyền lợi mình phải chống lại người ta, thì cái đó cũng nhẹ.Còn mức độ nặng hơn là người ta giành mình, mình giành lại. Ví dụ nói người ta đánh mình thì mình đỡ, đó là sự đụng chạm từ một phía thôi, còn người ta đánh mình mà mình đánh lại thì thành một sự va chạm, xung đột thật sự. Cho nên bản chất của sự va chạm đầu tiên chỉ là tâm ý không bằng lòng với nhau, chữ “Không bằng lòng” là nói nhẹ nhưng nói một cách sâu xa hơn, đó là sự chỉ trích, chê trách, tranh hơn tranh thua, giành giật với nhau. Do vậy, nếu muốn cho cộng đồng đừng va chạm thì phải làm sao? Hoặc là chính mình đừng có chỉ trích, chê bai, hơn thua tranh giành với ai; hoặc nếu mình bị người khác chỉ trích, chê bai, hơn thua tranh giành thì người phật tử sống như thế nào mới đúng. Đây là bài toán khó và chúng ta hãy nghe Thượng tọa lý giải, đồng thờiđưa ra những nguyên tắc đạo đức để có thể tự mình chế ngự được bản thân, và biết cách tránh mọi điều xích mích, va chạm trong cuộc sống. Theo Thượng tọa, vần đề xung đột va chạm không chỉ cá nhân một người nào mà suy luận trên cả thế giới cũng như vậy. Ví dụ có một quốc gia muốn được bình yên, muốn được làm bạn với cả thế giới, nhưng quốc gia bên cạnh thì cứ gây hấn hoài thì ta phải làm sao.Đó là một bài toán khó cho nhân loại từ xưa tới bây giờ chứ không phải mới đây. Nếu ta nghĩ rằng: thôi thì mình cứ sống hiền lành để cuộc đời yên vui hơn – nhưng không, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, ta muốn hiền lành, ta biết tu rồi nên không nghĩ xấu người khác thì được rồi, nhưng mà người khác tấn công ta. Nếu là người khác tấn công một mình ta thì thôi mình chấp nhận trả nghiệp, chấp nhận chịu đựng, im lặng, không giận hờn oán thù mà tha thứ, nhưng nếu sự tấn công của người ta liên quan tới quyền lợi của nhiều người đứng sau mình nữa thì việc mình nhịn nhục là mình mang tội chứ không phải có phước. Mà buộc mình phải đối phó để bảo vệ quyền lợi của nhiều người đứng phía sau mình thì rõ ràng đây là một cuộc chiến, dù ta không muốn ta vẫn bị đặt vào một cuộc chiến và cuộc đời là như vậy. Rõ ràng chúng ta thấy cuộc sống phức tạp muôn mặt. Điều ta ước mơ là được sống hòa bình với mọi người nhưng mọi người không thích sống hòa bình. Nếu vậy, đó cũng vừa là nghiệp của ta bị sống trong một thế giới va chạm xung đột, mà cũng vừa là con người sự thực chưa biết tu nhiều. Cho nên người ta vẫn còn hơn thua tranh đấu, tranh giành và ta bị lọt vào một thế giới mà cứ phải loay hoay, xoay xở chống đỡ rất là vất vả.Còn như chúng ta có những giây phút được sống trong một thế giới yên bình, được tu, được làm điều mình muốn, tức là ta đang hưởng một phước gì đó của sự yên bình. Cái phước của sự yên bình ngày hôm nay cũng là cái nhân ta đã gieo, tâm ý ta đã cầu nguyện từ nhiều năm hoặc từ nhiều kiếp trước…Lúc nào ta cũng cầu mong cho thế giới hòa bình, lúc nào ta cũng diệt trừ tham, sân, si trong lòng mình. Như vậy, sống mà để không va chạm, không xung đột là một điều cực kì hạnh phúc, nhưng để đừng rơi vào cảnh đó thì là một điều cực kì khó khăn, không dễ chút nào. Và Thượng tọa đã gợi ý cho chúng ta có một cái nhìn mới dựa trên nhân quả để đừng gây nghiệp va chạm xung đột,như sau: - Thứ nhất,chính là ngưng nghiệp của mình trước, tức thấy khuyết điểm người khác ta không ghét, không bực. Nếu góp ý được thì tốt, còn không dạy được thì để đó từ từ rồi tìm cách hóa giải sự thù ghét đó. Trong đó, Thượng tọa nhấn mạnh “Người ta khuyết điểm, mình thấy có khuyết điểm thì mình không có lỗi, nhưng mình bực vì cái khuyết điểm đó – bắt đầu mình có tội; Hoặc có trường hợp người ta không có khuyết điểm mà mình suy diễn người ta có khuyết điểm, rồi bực về cái khuyết điểm mình gán cho người ta đó thì tội chồng thêm tội. Thế là cuộc đời mình bất an, vì mang tội đã gây ra cho cuộc đời này thêm cái va chạm, xung đột không đáng có đó. Và Thượng tọa phân tích nhiều điều tinh tế khác nữa trong cuộc sống, mà buộc ta phải hết sức tỉnh táo suy xét tâm mình khi mình sống chung với nhau phải như thế nàođể sống một cuộc đời an nhiên tự tại. - Thứ hai, tu làm sao để dứt được cái tâm tranh giành,tìm cách soán đoạt (địa vị, danh dự, quyền thế, tiền bạc…)Chúng ta thấy, để tranh giành quyền lực, con người đã tưới máu khắp cả hành tinh này, thật đáng sợ. Do đó, để vượt thoát cái tâm phàm phu, mỗi ngày chúng ta phải lễ Phật, sám hối, tụng Kinh, ngồi thiền thì dần dần ta có trí tuệnhìn được lỗi mình. Bắt đầu mới thấy được đây là tâm chê bai, đây là tâm tranh giành mà đặt nó ra bên ngoài khỏi mình để quan sát và thấy đó là lỗi.Cho nên giá trị của sự tu là thấy được lỗi.Và đây cũng là cái nhân đầu tiên để ta diệt trừ sự va chạm, xung đột trong cuộc sống của chính mình trước. Trường hợp mình ngưng rồi mà người khác cứ muốn gây hấn, tranh giành với mình thì sao, Thượng tọa dạy tùy mức độ người ta gây hấn với mình mà tìm cách hóa giải và xem đó là cơ hội để mình tu hạnh nhẫn nhục và cũng là trả một nghiệp nào đó trong quá khứ.Có vậy thì duyên mình với người đó mới hết, còn mình phản ứng hay đối phó thì kiếp sau còn gặp lại, đau khổ kéo dài hơn. Tóm lại, Thượng tọa khuyến tấn chúng ta hãy lấyđạo lý làm mẫu số chung để xử lý vô số điều trong cuộc sống này, từ xung đột trongcông việc đến cuộc sống gia đình.Còn không, khi ai cũng thể hiện cái tôi của bản thân quá lớn thì khó lòng tránh khỏi những va chạm, tranh cãi, giết hại. Đây là hàm ý của bài pháp thoại mà Thượng tọa đã truyền trao cho chúng ta, khi xã hội loài người đầy nhiễu nhươngxung đột, va chạm, khiến cuộc sống bất an mãi. Và để có được bình an hạnh phúc thì sự thực hành vững chãi của ta, chính là bài Pháp sống động nhất. Sau buổi thuyết Pháp còn có chương trình văn nghệ vui trung thu với sự góp mặt của ca sĩ Dzoãn Minh, Chư Tăng của Bổn tự, các Phật tử đạo tràng và Chúng thanh niên phật tử Phật Quang (TP.HCM) biểu diễn.
Tâm Trụ
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |