Chi tiết tin tức

TT. Chân Quang giảng bảo vệ ''Phật pháp được trường tồn''

20:36:00 - 28/02/2015
(PGNĐ) -  Khi mùa xuân vẫn luôn hiện hữu nơi cửa Phật, dòng người vẫn tiếp tục đổ về chùa lễ Phật, cầu nguyện, nghe Pháp. Sáng ngày 24/02/2015 (tức nhằm ngày mùng 6 tết), thể theo chương trình vui xuân, TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN đã thuyết giảng đề tài “BẢO VỆ PHẬT PHÁP TRƯỜNG TỒN” cho các Tăng Ni, phật tử tại Thiền Tôn Phật Quang (Núi Dinh - BRVT).

Trong bài Pháp thoại, Thượng tọa đã chỉ ra những nguyên nhân, hình thức, cách thức mà các thế lực xấu sử dụng để chống phá đạo Phật, nhằm giúp các phật tử nâng cao cảnh giác. Đồng thời, Người cũng đưa ra những định hướng, chỉ dẫn giúp mọi người có thể đề phòng, đối phó với những âm mưu đó, góp phần bảo vệ Phật pháp trường tồn. Thượng tọa là một vị Giảng sư uyên bác, rất trí tuệ và có tấm lòng, bất cứ một sự kiện, một tình huống nào xãy ra trong cuộc sống, cũng có thể trở thành đề tài cho Người giảng dạy.

Mở đầu đề tài, Thượng tọa tản mạn, phân tích vì sao trong thời Phật tại thế, các thế lực ngoại đạo luôn chống phá Đức Phật ghê gớm và ngày nay cũng vậy, đạo Phật luôn là mục tiêu chống phá ngầm của các thế lực thù địch, mà âm mưu của chúng ngày càng tinh vi, sảo quyệt hơn. Cho nên chúng ta luôn luôn phải cảnh giác, đề phòng.

Để các phật tử có thể ý thức, cảnh giác cao trong việc hộ pháp, Thượng tọa đã chỉ ra thủ đoạn mà các thế lực chống phá đạo Phật hay sử dụng là dùng đạo Phật để diệt đạo Phật, khiến đạo Phật tự tiêu tan, tự biến mất giống như đạo Phật tự suy tàn, không có tác động gì. Nhưng cái gốc của mọi sự suy tàn trong đạo Phật nằm ở lòng người, ở đạo tâm của tất cả các phật tử, cho nên chúng đánh vào đạo tâm của ta bằng phương thức thường là rỉ tai, đặt điều bôi nhọ, nói xấu kích động, chia rẽ. Có khi cả một chế độ chính trị hùng mạnh bị lật đổ biến mất vì cái rỉ tai, và đạo Phật cũng vậy, họ diệt đạo Phật cũng bằng phương cách này. Do đó, chúng ta nói bảo vệ đạo Pháp trường tồn thì những việc khác đều là bên ngoài, cái gốc của việc bảo vệ đạo Pháp trường tồn vẫn là bảo vệ nội tâm của mình cho vững vàng, cẩn thận.

Theo Thượng tọa, suy cho cùng, bảo vệ Phật pháp trường tồn chính là bảo vệ đạo tâm trong lòng mình, bảo vệ niềm tin tuyệt đối với Đức Phật, với chánh Pháp, với chúng Tăng.

Để phá đạo tâm của các phật tử, các thế lực chống phá có thể giở rất nhiều thủ đoạn, và Thượng tọa đã liệt kê ra một số trường hợp để ai gặp trường hợp nào tương tự thì biết mà cảnh giác, đó là:

Thứ nhất, chúng chê giáo pháp. Trước tiên, chúng tìm cách chê Luật Nhân Quả vì hệ thống giáo lí của đạo Phật dựa trên Luật Nhân Quả. Nếu không cẩn thận và tinh ý, chúng ta có thể mất đạo tâm vì những thủ đoạn thâm độc này của chúng.

Thứ hai, chúng vu khống, đổ tội oan làm phương hại đến uy tín đạo Phật và các nhà sư chân chính, khiến cho các vị Hòa thượng, Tăng Ni vướng vào những cuộc điều tra. Phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới có thể chứng minh rằng đạo Phật và những người theo đạo Phật hoàn toàn trong sạch, nhưng trước đó nếu không kiên trì, vững vàng thì đạo tâm của chúng ta có thể bị đổ vỡ rất nhanh. Đây cũng là một kiểu mượn tay nhà nước, mượn tay pháp luật để vừa gây rắc rối cho nhà nước, vừa gây hại cho đạo Phật của ta, rất thâm độc.

Thứ ba, chúng dựng lên một đạo giả hiệu mà ban đầu thoạt nhìn thấy giống đạo Phật, nhưng lâu dài thì chúng lái tư tưởng, suy nghĩ, đạo tâm của chúng ta theo hướng khác, khiến chúng ta suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến có những hành động sai lầm. Vì vậy, GHPGVN có ghi trong hiến chương rằng: “GHPGVN là đại diện duy nhất cho Phật giáo, các hệ phái Phật giáo, Tăng ni và phật tử của Việt Nam”. Nếu ai tuân thủ được hiến chương này, ta yên tâm, họ đỡ bị dụ dỗ, bị lầm lạc.

Thứ tư, chúng tiếp cận rồi chiếm tình cảm của ta, khiến ta tin tưởng và nghe lời chúng. Lúc này, chúng bắt đầu tiêm nhiễm vào suy nghĩ của ta những tư tưởng sai lệch, khiến ta tu chệch hướng. Thậm chí, chúng còn lợi dụng ta để chống lại nhà nước, chống lại đạo Phật, chống lại Thầy của mình và anh em huynh đệ.

Thứ năm, chúng lợi dụng danh nghĩa của một người nổi tiếng, một người tốt đến làm quen, kết thân với chúng ta. Sau đó, chúng mượn danh những người tốt đó làm việc xấu, khiến ta ghét luôn cả người tốt đó. Đây là loại thủ đoạn tác động tâm lý của chúng.

Trước những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm của các thế lực chống phá, để các phật tử có thể bảo vệ mình và đạo Phật, Thượng tọa căn dặn rằng: “Trước tiên, chúng ta phải bảo vệ đạo tâm của mình cho tốt, cho vững vàng. Sau đó, bảo vệ dùm đạo tâm cho huynh đệ. Nếu phát hiện ra kẻ phá đạo, chúng ta phải vạch mặt chúng để mọi người cùng biết và đề phòng thì chúng sẽ không dở trò được nữa, còn nếu làm thinh chúng cứ đi rỉ tai hết người này đến người kia. Sau nữa là mọi người phải tự trang bị cho mình trí tuệ, sức khỏe, khả năng lí luận và khả năng tình báo để đoán hiểu giặc muốn giở trò quỷ gì hay đang mưu tính chuyện gì thì ta mới bảo vệ đạo pháp được.

Bên cạnh việc căn dặn, Người cũng có một số yêu cầu đối với các phật tử, đó là người phật tử ngày hôm nay phải giỏi về nhiều mặt. Trước tiên phải giỏi về đạo lí, giỏi về giáo lí để mình có thể hiểu và nói cho người khác cùng hiểu. Thứ hai là phải biết tu, biết giữ giới, biết ngồi thiền và biết làm phước, vì phước mình tăng lên mình mới bảo vệ đạo Phật được. Thứ ba là phải biết và giỏi một số lĩnh vực: âm nhạc, hội họa, văn học,.. Thứ tư là giỏi võ để bảo vệ được bản thân và những người xung quanh. Thứ năm là giỏi kĩ năng tình báo để sớm nhận ra âm mưu của giặc.

Tóm lại, thủ đoạn của kẻ hay chống phá rất tinh vi, thoạt đầu họ tìm cách nắm bắt và tiếp cận ta, giả vờ quan tâm, thương quý ta, khiến ta tin tưởng rồi phá đi đạo tâm của ta. Hoặc để phá đạo Pháp, chúng có thể dựng chuyện bịa đặt, bóp méo sự thật hay đưa một hình ảnh khác thay thế hỉnh ảnh của Sư phụ trong lòng chúng ta. Còn để phá lòng yêu nước, chúng cũng đánh vào tâm hồn, đánh vào tình gia tộc tổ tiên, cũng như niềm tự hào với lịch sử dân tộc, niềm tin vào hệ thống chính trị và tình yêu thương đồng bào, đất nước của ta.  

Việt Nam ta đang bị các thế lực dòm ngó, phá hoại cực kỳ thâm hiểm, trước khi phá bằng bom đạn, chính trị thì phải đạp đổ bức tường về tinh thần và đạo pháp của dân tộc. Và những kẻ chống phá sẽ tiếp tục giở rất nhiều âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm để đạt được mục đích của mình, nên các phật tử luôn phải đề phòng, không được lơ là, mất cảnh giác. Mỗi hành động, lời nói của mọi người có thể làm cái cớ để cho chúng vin vào phá hoại đạo Phật, nên mọi người luôn phải suy xét cẩn thận trước khi làm. Mỗi cá nhân phải vững vàng, kiên định, có niềm tin tuyệt đối với đạo Phật thì mới có thể bảo vệ đạo Phật trước sự chống phá ngày càng tinh vi của kẻ xấu.

Bên cạnh đó, Thượng tọa cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía các cơ quan nhà nước. Nhờ có sự giúp đỡ quý báu ấy, đạo Phật mới có thể vượt qua nhiều sự chống phá, tiếp tục tồn tại và phát triển như ngày hôm nay. Người hy vọng Đảng và nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chính sách giúp đỡ, bảo vệ, tạo điều kiện cho đạo Phật phát triển vững vàng, trở thành nơi nương tựa tâm linh cho nhân dân trên cả nước.

Sau cùng, trong cái tình đạo thiêng liêng cao đẹp, Thượng tọa luôn mong ước con người ta đừng rời xa nhau, hãy chung thủy với nhau và đi bên nhau cho đến vô biên vô tận. Đây cũng là cảm xúc để Người sáng tác bài hát mang tựa đề ĐI ĐẾN VÔ BIÊN rất hay, rất ý nghĩa.

Thiết nghĩ những lời cảnh báo trên của Thượng tọa không thừa, các phật tử chúng ta phải cực kỳ cảnh giác, tỉnh táo để nhận thức những thông tin mình đọc, hoặc nghe, thấy. Mỗi người phật tử chúng ta cũng hãy cùng nhau kêu gọi như vậy. Đó mới là sự thể hiện lòng yêu nước – yêu đạo một cách chân chính và chính mình cũng đang đóng góp cho đạo pháp lớn mạnh bằng một việc làm nhỏ ấy./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tâm Trụ

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin