Chi tiết tin tức

Nam Định: Chùa Vọng Cung tổ chức lễ Vu Lan-Báo hiếu

20:43:00 - 28/08/2015
(PGNĐ) -  Ngày 28.8, Chư Tăng Ni chùa Vọng Cung, số 28 Trần Phú, phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định đã long trọng tổ chức lễ Vu Lan-Báo hiếu và cài hoa Hồng tri ân công cha và nghĩa mẹ.

Tham dự và chứng minh buổi lễ có Đại đức Thích Giác Vũ, Thích Thanh Phúc, đồng Phó Trụ trì chùa Vọng Cung; Ni sư-Tiến sĩ Thích Đàm Hân, Thích Đàm Hảo cùng chư Tăng Ni trụ xứ và khoảng 1000 phật tử về tham dự.

 

Cung rước Chư Tăng Ni quang lâm chính điện

 

Đại đức Thích Giác Vũ chia sẻ về ân cha và nghĩa mẹ


Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị và dành một tưởng niệm đến Tứ ân, toàn thể đại chúng đã được nghe Đại đức Thích Giác Vũ chia sẻ về ân cha mẹ trong mùa Vu Lan-Báo hiếu.
Đây là truyền thống tốt đẹp của Phật giáo nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Từ xa xưa dân ta đã đưa hiếu thảo lên hàng đầu trong trăm nết của con người giống như mùa Xuân là chúa của bốn mùa trong trời đất, “Thiên hữu tứ thời Xuân tại thủ. Nhân sinh bách hạnh Hiếu vi tiên”. Sự so sánh đó có hàm ý trời đất không thể không có mùa xuân, con người không thể  không có lòng hiếu thảo. Nếu mùa xuân là môi trường lý tưởng cho cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đua nở tạo nên cảnh sắc hữu tình cho thế gian thì lòng hiếu thảo là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ cho con người ươm trồng nhân cách tốt đẹp. Theo tín ngưỡng dân gian, Rằm tháng bảy còn là ngày “xá tội vong nhân” nên nó trở thành ngày long trọng, thiêng liêng trong lòng mọi người, chỉ đứng sau ngày tết Nguyến đán.
Theo lịch sử Phật giáo thì lễ Vu Lan xuất phát từ chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề bị đọa đày trong cảnh giới ngạ quỷ (quỷ đói). Theo kinh Hoa Nghiêm thì cảnh giới ngạ quỷ do con người lấy tâm “ác kiến làm gốc, bỏn xẻn làm nghiệp” tạo ra tội rất nặng, dù ngài Mục Kiền Liên đã đạt được lục thông nhưng cũng không cứu được bà Thanh Đề. Theo lời Phật dạy, Mục Kiền Liên bèn “nhờ thần lực của mười phương Tăng”  mới cứu được mẹ. Bởi khi mười phương Tăng cùng nhất tâm hướng về bà Thanh Đề cầu nguyện thì thần lực của họ phát ra phá tan màn vô minh của bà, làm bà tỉnh thức, nhận biết lỗi lầm, ăn năn sám hối, do đó mới thoát được cảnh giới ngạ quỷ đọa đày bấy lâu. Từ đó về sau, hàng đệ tử Phật, không kể tại gia hay xuất gia đều nương theo gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên mà thực hành hạnh hiếu, báo đáp ân thâm của cha mẹ cũng như cửu huyền thất tổ.
Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, đức Phật cũng kể đến công ơn sâu dày của Cha Mẹ, và khuyên con thảo phải báo hiếu ơn sâu: "Này các Tỷ khiêu, nếu có người vai trái cõng cha, vai phải cõng Mẹ, đi xa nghìn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí Cha Mẹ có tiểu tiện trên vai mình đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu. Các thầy phải hiểu rằng, ân Cha Mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế mà biết ân đó rất khó trả. Này các Tỷ khiêu, có hai việc làm cho phàm phu được công đức lớn, được quả báo lớn, đó là phụng sự cha và phụng sự Mẹ.

"Ân cha lành cao như núi Thái
Ðức Mẹ hiền sâu tợ biển khơi
Dù cho dâng trọn một đời
Cũng không trả hết ân người sinh ta".


Ai trong mỗi chúng ta sinh ra trong cõi đời này đều có cha và mẹ, điều đó thật may mắn và diễm phúc biết bao. Được sự ấp ủ yêu thương, chúng ta được truyền thừa hơi ấm từ cha lại được dưỡng nuôi bằng dòng sữa thơm lành của mẹ. Cha cho ta nghị lực sức mạnh và niềm tin để ta vững bước vào đời. Mẹ viết thêm cho ta tình thương yêu sự hòa ái vào mạch sống tương lai. Từ ngày mới chào đời mẹ và cha đã nâng nêu trìu mến, chăm chút cho ta từng miếng ăn giấc ngủ, lo lắng mỗi khi trái gió trở trời, sợ chúng ta đau ốm cha mẹ lại chạy chữa thuốc thang. Lớn lên một chút chúng ta được cha mẹ cho đến trường, được quen bạn bè thầy cô giáo mong sao các con có kiến thức để mai này tự tin trước mọi thử thách, mọi lo toan bộn bề của cuộc sống. Những vất vả khó nhọc chỉ vì chúng ta. Muốn chúng ta được bằng bạn, bằng bè. Vì các con, cha bất chấp mọi hiểm nguy dù có trèo non lội biển để mang lại cho con sự đủ đầy và niềm hạnh phúc cha cũng chấp nhận. Vì con, mẹ tần tảo sớm hôm gian khó cũng chẳng màng, chỉ mong sao các con bình an vô sự. Tình thương ấy, sự hy sinh ấy, hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau không bút mực nào tả siết. Cho dù có trải qua trăm vạn lần kiếp sống chúng ta cũng không thể đáp đền thâm ân của hai đấng sinh thành.

 

Đại đức Thích Thanh Phúc nói ý nghĩa cài hoa Hồng


Chúng ta có thể quên, có thể từ bỏ nhiều thứ trong đời, nhưng chúng ta không được quyền quên ân tình của cha mẹ, không được quyền từ bỏ hạnh phúc được làm con. Cho dù chúng ta có khôn lớn trưởng thành như thế nào trong cuộc đời, chúng ta vẫn luôn luôn bé nhỏ, khờ dại trước tình thương bao la, ân đức sâu dày của công cha và nghĩa mẹ. 
Thật hạnh phúc thay cho những ai còn cha còn mẹ trên đời. Nghĩa là khi ấy ta có một vùng trời bình yên, một nơi nương tựa vững chắc. Xin hãy trân trọng điều đó. Và giờ khắc này đây, hãy cài lên ngực áo một đóa hồng đỏ thắm. Hoa hồng cài lên áo nơi trái tim là thể hiện cho sự sống của con người rất cần đến tình yêu thương. Hoa hồng là biểu hiện cho tình thương yêu bất diệt, là tình thương lớn của cha và mẹ ban cho con. Màu ấy như một điều nhắc nhở để ta nhớ về nguồn về cội về những thâm ân to lớn của mẹ cha mà ta phải phụng dưỡng đáp đền. Màu hồng đã gói trọn vấn vương bởi lo lắng tảo tần cho ta vì ta tất cả. Xin bạn hãy giữ gìn và nâng niu đường bao giờ làm phai nhạt hãy yêu thương và lo lắng cho người, Đại đức Thích Thanh Phúc chia sẻ về ý nghĩa cài hoa Hồng.
Ngày tháng thoi đưa, tuổi xuân của chúng ta rồi sẽ qua, tuổi già sẽ đến. Tiền tài vật chất, sức khỏe rồi cũng sẽ phai tàn theo năm tháng nhưng tình yêu thương, công đức sinh thành không bao giờ phai nhạt. Chúng ta hãy làm tròn chữ hiếu, làm tròn đạo con. Đừng để đến phút cuối cuộc đời mới quay đầu hối tiếc thì đã quá muộn màng!

XIn giới thiệu chùm ảnh:

 

Lễ Vu Lan-Báo hiếu được cử hành tại chính điện chùa Vọng Cung

 

Các phật tử cung rước Chư Tăng Ni quang lâm lễ đài

 

Hoa Hồng cài áo

 

 

 

 

 

Phật tử Phúc Tuệ điều hành chương trình

 

Các phật tử dâng lời ca tiếng hát tưởng niệm đến ân nghĩa sinh thành

 

 

 

Niệm Phật cầu gia bị

 

 

 

 

 

Các phật tử dâng hoa cúng dàng

 

 

 

Đại đức Thích Giác Vũ chia sẻ về cảm niệm ân cha mẹ trong mùa Vu Lan

 

 

 

 

 

 

Đại đức Thích Thanh Phúc chia sẻ về ý nghĩa cài hoa Hồng

 

Các phật tử dâng phẩm vật cúng dàng Chư Tăng Ni

 

 

Các phật tử cài hoa cho Chư Tăng Ni

 

 

 

 

 

Toàn thể đại chúng tụng kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân

 

 

 

 

 

Buổi chiều đại chúng tụng kinh A Di Đà Phật siêu tiến Tứ ân lục đạo pháp giới chúng sinh trường sinh Phật quốc

 

 

 

 

Các phật tử trong đội dâng hoa

 

Mùa Vu Lan đầy lắng đọng ân nghĩa sinh thành

 

Tin: Hà Thanh Nam - Ảnh: Phúc Định

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin