Chi tiết tin tức

Nam Định: Thượng tọa Thích Quảng Hà chia sẻ với Chư Tăng Ni và phật tử Hạ trường chùa Cả

22:19:00 - 11/09/2015
(PGNĐ) -  Sáng ngày 11.9, tại Hạ trường chùa Cả (Thánh Ân), số 45 đường Hà Thuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, Thượng tọa Thích Quảng Hà, PCT HĐTS GHPGVN, Phó ban TT BTS GHPGVN tỉnh đã chia sẻ về một số vấn đề liên quan đến dự thảo 5 luật tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động Phật sự của tỉnh nhà trong thời gian tới.

Mở đầu buổi chia sẻ Thượng tọa khẳng định rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung là phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trong bản Hiến pháp đầu tiên của một nước Cộng hòa non trẻ đã khẳng định: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (tại Điều 1, Chương 1); hay: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” (tại Điều 10, Chương 2).

 

TT. Thích Quảng Hà chia sẻ với Chư Tăng Ni và phật tử Hạ trường chùa Cả


Hiện nay Nhà nước đã công nhận 41 tổ chức thuộc 14 tôn giáo với khoảng hơn 22 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật giáo; 30 Trường Trung cấp Phật học và 4 Trường Cao đẳng Phật học. Giáo hội Công giáo có 6 Đại chủng viện và 2 cơ sở. Viện Thánh kinh Thần học của Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam)… để đào tạo chức sắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Các tôn giáo hiện có hàng trăm người đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước trên thế giới. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng cuộc sống đan xen, hoà bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hoá khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

 

Các phật tử lắng nghe pháp thoại


Bên cạnh các tôn giáo, hiện nay rất đông đảo người dân Việt Nam tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc. Ước tính 95% người dân Việt Nam có tín ngưỡng, tôn giáo. Các “hiện tượng tôn giáo mới” cũng có xu hướng gia tăng.
Thượng tọa cũng đánh giá cao mục tiêu đặt ra khi xây dựng Luật này, gồm 11 chương và 67 điều, nhằm bảo đảm quyền của người dân được Hiến pháp ghi nhận. Nói chung Dự thảo Luật đã cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Pháp luật của Nhà nước ta một mặt thừa nhận và bảo vệ quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, mặt khác nghiêm cấm các hành vi lợi dụng Tôn giáo gây phương hại cho lợi ích xã hội, lợi ích người khác, hoặc chia rẽ sự đoàn kết giữa những người có đạo với người không có đạo hoặc giữa những người có đạo với nhau nhằm đảm bảo cho Tôn giáo hoạt động lành mạnh, sống tốt đời đẹp đạo, kính chúa yêu nước hay sống phúc âm giữa lòng dân tộc.

 


Sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo của công dân; tạo môi trường pháp lý quan trọng cho các tổ chức Tôn giáo hoạt động; thích ứng với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực Tôn giáo; đồng thời, là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức Tôn giáo. Tất cả đều hướng đến mục tiêu: Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

 


Trong buổi nói chuyện này, Thượng tọa cũng chia sẻ thêm về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân của đạo Phật qua chương trình Đại lễ tri ân các tiền nhân và những người có công với Tổ quốc. Đại lễ này được tổ chức vào năm mà đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện trọng đại như 40 năm ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, 70 năm Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam, 68 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, 715 năm ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

 

Các phật tử tranh thủ đọc Thư mời tham dự Đại lễ


Được biết, Đại lễ được BTS GHPGVN tỉnh phối hợp Trung ương GHPGVN, cùng với sự giúp đỡ của Ban Liên lạc Cựu chiến binh 3 chiến dịch lịch sử và thân nhân các Anh hùng liệt sĩ tổ chức từ ngày 26-28/9/2015 (tức ngày 14-16/8/Ất Mùi) tại Trúc Lâm Thiên Trường-Trung tâm Phật giáo tỉnh, đường 10, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
Qua đây, thay mặt cho Thường trực BTS GHPGVN tỉnh, Thượng tọa cũng mong muốn Tăng Ni phật tử trong toàn tỉnh tiếp tục đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các công tác Phật sự 6 tháng cuối năm, nhất là tham gia vào Đại lễ tri ân các tiền nhân và những người có công với Tổ quốc được tổ chức vào thời gian sắp tới được thành công viên mãn. 

 

Tin và ảnh: Giác Vũ
 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin