Chi tiết tin tức

Khai mạc Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc

10:30:00 - 12/06/2015
(PGNĐ) -  Nhằm mục tiêu góp phần không nhỏ vào công cuộc hoằng dương Phật pháp, đưa các giá trị của đạo Phật đến với người xem được kịp thời, chính xác, hấp dẫn…sáng ngày 12/06/2015, tại hội trường chùa Ba Vàng, Tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh khai mạc khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc.

 

Quang lâm chứng minh có HT Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN, Phó  Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQVN; HT Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; HT Thích Thiện Pháp, Phó CT HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Tăng sự TƯ GHPGVN; HT Thích Gia Quang, Phó CT HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban TTTT TƯ GHPGVN; HT Thích Thiện Tâm, Phó CT HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban TTTT GHPGVN; TT Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban TTTT GHPGVN; HT Thích Hải Ấn, UV HĐTS GHPGVN, Phó Ban TTTT GHPGVN; ĐĐ Thích Trúc Thái Minh, Phó Ban TTTT GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ TTTT  toàn quốc.

Chính quyền có ông: Trung Ương, PGSTS Phạm Dũng thứ Trưởng Bộ nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, PGSTS Nguyễn Thanh Xuân, nguyên phó Trưởng ban TT Ban Tôn giáo Chính phủ; TS Trần Đăng Tuấn, Nguyên phó Tổng GĐ Đài THVN; bà Đinh Thị Xuân Trang, quyền Vụ trưởng Vụ Tôn giáo ban Dân vận TƯ Đảng; TS Bùi Hữu Dược, Vụ Trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; Thiếu tướng Hoàng Cao Tánh, Cục trưởng Cục ANXH Bộ Công an; ông Nguyễn Đức Long phó Bí thư Tỉnh ủy, CT UBND tỉnh Quảng Ninh; ông Vũ Ngọc Giao UV Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Hùng Sơn, phó CT UBND tỉnh Quảng Ninh; ông Nguyễn Hồng Phương, phó GĐ Sở Nội vụ, Trương ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh; Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, phó GĐ Công an tỉnh Quảng Ninh; bà Phạm Hồng Lan, phó GĐ Sở TTTT tỉnh Quảng Ninh; ông Nguyễn Ngọc Thu phóBí thư Thành ủy, CT UBND TP Uông Bí; bà Hoàng Thị Thu Hà, phó CT UBND TP Uông Bí; cùng chư vị Lãnh đạo Đảng Chính quyền các cấp, các cơ quan Thông tấn Báo chí từ TƯ đến địa phương đồng tham dự. Đặc biệt là các thành viên của Ban TTTT Phật giáo toàn quốc đồng tham dự khó học “ Nghiệp vụ Truyền thông Báo Phật giáo”.

Nội dung làm việc của ngày thứ hai (ngày khai mạc chính thức) như sau:

 

HT Thích Gia Quang, Trưởng Ban TTTT GHPGVN phát biểu khai mạc

Trong dời sống xã hội, từ khi có sự giao tiếp của con người với con người là có truyền thông, thực hiện truyền thông cần đảm bảo nhiều mặt nhưng chúng ta quan tâm ba yếu tố chính: nội dung, hình thức, mục đích.

Nội dung truyền thông là cái cần được đưa tới người nhận, bao gồm: thông tin sự kiện, kinh nghiệm hiểu biết, lời khuyên, mệnh lệnh, hoặc câu hỏi,…

Hình thức là cách thức để chuyển tải cái cần chuyển tới người nhận: ngôn ngữ nói viết, hình ảnh, ký hiệu, biểu cảm…

 

TT thích Đạo Hiển phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh phát biểu

 

ông Bùi Hữu Dược Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu 

 

"Mục đích là mong muốn truyền thông hướng tới nhằm làm gì với đối tượng là cá nhân hay tổ chức, cộng đồng,… vì mục đích gì, tốt hay xấu…",

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị của HT Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN

 

Nội dung truyền thông, luôn là vấn đề được người tiếp nhận quan tâm bởi thông tin có đáp ứng nhu cầu, có mới, có hấp dẫn, có ích , có phù hợp với người tiếp nhận không. Nội dung truyền thông có phong phú và đa dạng tùy vào mục đích và phương thức mà lựa chọn nội dung cần truyền thông, trong sự đa dạng ấy với truyền thông Phật giáo thường hướng tới một số nội dung như:

Hoạt động theo chuyên đề của các ban chuyên môn thuộc GHPGVN

Hoạt động Phật sự mang tính tập thể, cá nhân

Gương người tốt việc tốt trong đạo Phật

Đời sống xã hội với Phật giáo, Phật giáo với xã hội

Phản biện xây dựng xã hội, đấu tranh chống tiêu cực…

 

ông Trần Đăng Tuấn chia sẻ chuyên đề truyền thông và những tác động tới dư luận xã hội

Hình thức truyền thông( phương thức),:có nhiều hình thức nhưng chúng ta có thể điểm một số hình thức chính như:

Truyền thông không dùng ngôn ngữ,( âm thanh, chữ viết), thực hiện thông qua biểu hiện nét mặt và điệu bộ.( trong cuộc sống có khoảng 50% thông tin truyền thông là “ý nghĩa biểu cảm” chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và điệu bộ, 50% còn lại là qua chữ viết, lời nói,…) trong Phật giáo thường dùng rất nhiều hình thức truyền thông không ngôn ngữ: gật đầu, ánh mắt khoát tay,…( thân giáo trong đạo Phật).

Truyền thông bằng ngôn ngữ ( nói, viết), được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn ngữ tới người khác: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu, chữ viết, ký tự ký hiệu. băng đĩa tạp chí, kinh, sách, báo viết…

Truyền thông biểu tượng, hình ảnh là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện bằng một ý tưởng nhất định.

Truyền thông kết hợp các hình thức từ hai, ba, hoặc tất cả các hình thức đơn lẻ như: biểu cảm hình ảnh, biểu cảm lời nói; hình ảnh, lời nói, biểu cảm…

Mục đích truyền thông: các hoạt động của con người được thực hiện đều mang tính mục đích, làm để làm gì?, truyền thông nhằm mục đích gì?.  Đối với truyền thông Phật giáo có nhiều mục đích khác nhau tùy theo sự quan tâm của người muốn truyền đạt thông tin.

Dạy đệ tử trong tu tập, ứng xử giao tiếp.

Quảng bá hình ảnh Phật giáo, xiển dương giáo pháp của đức Phật.

Đấu tranh hạn chế tính xấu, tính ác, bảo vệ lẽ phải.

Đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống an lạc.

Giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn,…."

Toàn cảnh hội nghị

 

Xin chia sẻ chùm ảnh của buổi Hội nghị:

 

Đại đức MC điều khiển hội nghị

 

 

Tin, ảnh: Thập Bát Công- Huệ Tịnh

 

 

 

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin