Chi tiết tin tức Tiểu sử Hòa thượng Tuyên Luật sư Thích Đổng Minh 05:29:00 - 27/06/2015
(PGNĐ) - Hòa thượng Thích Đỗng Minh thế danh Đỗ Châu Lân. Ngài sinh năm 1927 (Đinh mão), tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ Ngài là cụ ông: Đỗ Hoạch, thân mẫu Ngài là cụ bà: Trần thị Tú. Gia đình Ngài gồm có năm người con, hai trai ba gái. Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ 3; Ngài thứ 4. Gia đình Ngài là gia đình có truyền thống nhiều đời thâm tín Tam Bảo.
1. Thân thế: Hòa thượng Thích Đỗng Minh thế danh Đỗ Châu Lân. Ngài sinh năm 1927 (Đinh mão), tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ Ngài là cụ ông: Đỗ Hoạch, thân mẫu Ngài là cụ bà: Trần thị Tú. Gia đình Ngài gồm có năm người con, hai trai ba gái. Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ 3; Ngài thứ 4. Gia đình Ngài là gia đình có truyền thống nhiều đời thâm tín Tam Bảo. 2. Xuất gia học đạo : Ngài húy Thị Khai, tự Hạnh Huệ, hiệu Đỗng Minh, dòng Lâm Tế đời thứ 42. - Năm 13 tuổi (1940), Ngài xuất gia thọ giáo với Đại Sư Chơn Quang, tại chùa Khánh Vân, thôn Văn Quang, xã Phước Quang, tỉnh Bình Định. - Năm 1943, Ngài thọ Sa di tại Đại Giới Đàn Long Khánh. Kế đó, Thầy Quảng Hạnh đưa Ngài vào Phan Rang trao cho Ngài Trí Thắng chùa Thiên Hưng, Phan Rang. Sau đó, Hòa thượng Thiên Hưng trao cho Ngài Huyền Tân trụ trì chùa Thiền Lâm, Phan Rang nhận làm đệ tử, truyền dạy Kinh, Luật, Luận… - Năm 1947 (lúc đó Ngài19 tuổi), Ngài thọ Đại giới tại Đại Giới Đàn chùa Thiên Đức, Bình Định, do Ngài Huệ Chiếu làm Đàn Đầu và Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp chứng minh (theo hồi ký của Ngài và băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa Ngài và đệ tử). Vì thiếu tuổi thọ Cụ túc Ngài được Bổn sư cho thêm một tuổi và được Hội đồng Thập Sư Giới Đàn chấp thuận. - Năm 1950, Ngài ra tu học tại Tăng Học Đường Nha Trang; lúc ấy có danh xưng là “Tăng Học Đường Nam Phần Trung Việt”. - Năm 1954, Ngài được Ban giám đốc Tăng Học Đường cho phép vào Sài Gòn, tìm học một số ngành nghề của thế gian, như Y tá, biến chế hóa chất… để bổ sung cho Y phương minh, Công xảo minh… làm tư lương hành đạo sau này. - Năm 1955, Ngài xin ra Huế tham học Kinh, Luật, Luận với Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Trí Quang để hoàn tất chương trình Đại học Phật giáo. Trong thời gian này, Ngài lưu trú tại chùa Từ Quang. 3. Hành đạo: - Năm 1949, Ngài được Hòa thượng Bổn sư cử giữ chức Thủ tọa chùa Thiền Lâm. - Năm 1950, khi vào tu học tại Tăng Học Đường Nha Trang, Ngài được Ban giám đốc và Đại chúng đề cử giữ chức Thủ chúng để điều hành mọi sinh hoạt của chúng Tăng. Vì thế, Tăng Ni và Phật tử lúc ấy gọi Ngài là “Thầy Thủ”. - Năm 1957, sau khi hoàn tất chương trình Đại học Phật giáo, từ Huế trở về Nha Trang, Ngài được Tổng Hội Phật giáo Trung Phần lúc ấy, phân công nghiên cứu, tổ chức, thành lập hãng Vị trai lá Bồ đề, để làm kinh tế tự túc cho việc đào tạo Tăng tài. Sau đó, hãng này phát triển được hai chi nhánh, một tại Sài Gòn, một tại Huế. Nguồn thu nhập tài chánh của ba cơ sở kinh tế này đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo Tăng tài, lúc bấy giờ. Ngài đã đảm nhiệm chức Giám đốc cơ sở sản xuất này, từ khi thành lập cho đến lúc chuyển thể. - Năm 1957, Tăng Học Đường Nha Trang và Phật Học Đường Báo Quốc Huế hợp lại thành Phật Học Viện Trung Phần, tại chùa Hải Đức Nha Trang (thường gọi là Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang). Ngài được mời giữ chức “Trưởng ban kinh tế tự túc”, và làm Giáo thọ giảng dạy thường xuyên tại Viện và các Phật Học Viện phụ cận trong những năm sau đó. - Năm 1963, Ngài là thành viên Ủy ban Bảo vệ Phật giáo tại Nha Trang Khánh Hòa, cùng với Tăng Ni Phật tử vận động tranh đấu, chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp dân chúng của chính quyền Ngô Đình Diệm. - Năm 1967, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất mời Ngài giữ chức Đại diện Miền Khuông Việt, bao gồm các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần. - Năm 1968, Ngài giữ chức Vụ Trưởng Phật Học Vụ thuộc Tổng vụ Giáo dục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, điều phối và chăm sóc các Phật Học Viện toàn miền Nam lúc bấy giờ. - Năm 1970, Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang mở lớp chuyên khoa Phật học. Ngài được mời giữ chức Giám Học, thường xuyên đôn đốc việc tu học của Tăng Ni sinh. - Năm 1974, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang thành lập do Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Viện trưởng, Ngài giữ chức Phó Viện trưởng điều hành, theo dõi chăm sóc mọi sinh hoạt của Viện. Từ ngày thành lập Phật Học Viện đến Viện Cao Đẳng, Ngài và Ngài Trừng San là hai vị trợ lý đắc lực cho Hòa thượng Giám Viện Thích Trí Thủ. - Năm 1982, 1983 Ngài an cư, dạy luật tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam và Phật học Vạn Hạnh. - Năm 1993 đến 2001, Ngài được cung thỉnh làm Tuyên Luật sư cho các Đại Giới Đàn Trí Thủ I (1993), Trí Thủ II (1997), Trí Thủ III (2001) tại chùa Long Sơn Nha Trang, Khánh Hòa. - Năm 1995, được sự tài trợ của Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài Loan, Ngài tổ chức đào tạo một lớp phiên dịch cho Tăng Ni. Sau đó, tiếp tục hướng dẫn Tăng, Ni, Cư sĩ dịch được nhiều bộ Kinh trong Tạng Đại Chánh Tân Tu. Đồng thời Ngài chứng nghĩa tất cả các bản dịch. - Năm 1996, Ngài được cung thỉnh làm Tuyên Luật sư cho Đại Giới Đàn Thiện Hòa tại Đại Tòng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu. - Năm 1997, Ngài được Giáo hội Phật Giáo Việt - Năm 2001, trong Đại hội nhiệm kỳ III, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa cung thỉnh Ngài làm chứng minh và cố vấn cho Tỉnh hội . Đồng thời, Ban Tăng sự và Ban Giáo dục Tăng Ni của Tỉnh hội cũng thỉnh Ngài làm cố vấn cho hai Ban. - Năm 2002, được sự hỗ trợ của các Pháp hữu ở Hải Ngoại, Ngài vận động thành lập “Ban phiên dịch Pháp Tạng Phật giáo Việt Nam”, và giữ trách nhiệm Trưởng ban, hướng dẫn Tăng Ni, Cư sĩ phiên dịch, từ đó đến nay đã dịch được nhiều Kinh sách và lưu hành rộng rãi cả trong nước lẫn ngoài nước. - Năm 2003, Ngài được Viện Nghiên cứu Phật học Việt 4. Phiên dịch Luật Tạng: Vì bản hoài sách tấn Tăng Ni nghiêm trì giới luật, thể hiện tư cách Trưởng tử Như Lai, phụng sự Đạo Pháp, nên từ lâu Ngài đã dụng công nghiên cứu Luật Tạng, và từ năm 1978 đến nay Ngài phiên dịch toàn bộ hệ thống Luật Tạng thuộc Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh. Ngoài ra, Ngài còn dịch các bộ : - 1978: Dịch thuộc lòng bộ luật Tiểu (4 quyển) ra văn vần trong thời gian quản chế tại Nha Trang. - 1987 : - Bộ Trùng Trị Tỳ Ni (18 quyển) - 1988 : - Tỳ Kheo Giới Bổn Sớ Nghĩa - 1991 : - Thành viên Hội đồng Phiên dịch Luật Tạng Phật Giáo Việt - Song song, Ngài hướng dẫn phiên dịch và chứng nghĩa từ tập 1 đến tập 17 Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh. Ngoài việc dịch thuật, Ngài là vị Giáo Thọ Trưởng Trường Cơ Bản Phật Học tức Trường Trung Cấp Phật Học Khánh Hòa hiện nay, Ni Viện Diệu Quang và giảng luật cho chư Tăng, Ni trong những ngày Bố Tát thuyết giới tại tỉnh Giáo hội Phật Giáo Khánh Hòa. 5. Viên tịch: - Sau thời gian lâm trọng bệnh, mặc dù được Giáo hội, Môn đồ, Pháp quyến, cùng các y bác sĩ của bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa và bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chạy chữa, nhưng vì tuổi cao sức yếu, nên Ngài đã an nhiên viên tịch vào lúc 18 giờ 35 phút ngày 17 tháng 6 năm 2005 (nhằm ngày11 tháng 5 năm Ất Dậu) tại chùa Long Sơn, trụ sở tỉnh Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. - Trụ thế 78 năm, 59 hạ lạp - Nay Ngài đã cao đăng Phật quốc nhưng gương nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành, tiếp dẫn hậu lai của Ngài vẫn còn chiếu tỏa sáng ngời. Các hàng hậu tấn nên noi theo để đào luyện thân tâm, phụng sự đạo pháp, hóa độ quần sanh. Trí Bửu – Thành kính Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 10 HT.Tuyên Luật sư Thích Đỗng Minh
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |