Chi tiết tin tức

Thái Nguyên: Hàng trăm Phật tử tinh tấn đến trường hạ nghe pháp- tụng kinh

10:47:00 - 23/07/2016
(PGNĐ) -  Trường hạ chùa Phù Liễn- Thái Nguyên, TT.Thích Nguyên Thành UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên được suy cử làm Hóa chủ và là Hạ chủ kiêm Chánh Duy Na, Thượng tọa luôn sắp xếp việc phật sự để có thời gian bên cạnh vừa giảng dạy, vừa theo dõi sát sao, tạo mọi điều kiện để các hành giả có môi trường tu học tốt nhất từ vật chất đến tinh thần, tuyệt đối không để Chư tăng bị thiếu thốn trong mùa An cư.

 

img 1302 copy copy

Hằng ngày thời khóa tu học của Chư tăng thường xuyên được theo dõi, chấm điểm để lấy cơ sở cho việc đánh giá khen thưởng vào cuối hạ kỳ. Đặc biệt, các thời công phu, hành trì bái sám tụng niệm hành giả tu tập thật nghiêm túc. 
Chỉ qua tháng Hạ đầu tiên, tinh thần tu học của Chư tăng có tiến bộ rõ nét. Điển hình, trong buổi giảng đại trường được giảng các chủ đề phong phú, chủ đề BÁT CHÍNH ĐẠO là một trong những chủ đề mà hạ trường thuyết giảng cho quý đạo hữu Phật tử  vào các ngày thứ 3,5, 7 và Chủ nhật do Đại đức Thích Thanh Thắng chủ giảng. Ngoài ra còn có các chủ đề pháp thoại như Phật học phổ thông do đại đức Thích Thích Vĩnh Tường đảm nhiệm,  Sứ mệnh người con Phật- Đại đức Thích Thiện Bảo; Phật giáo với Lịch sử dân tộc Việt Nam- Đ Đ Thích Chúc Tiếp… Do trường hạ có Chư tăng trẻ chiếm đa số, nên Ban Chức sự sắp xếp thêm nhiều buổi học giáo lý nâng cao, có nhiều buổi tham vấn Phật pháp, thực tập diễn giảng, để phù hợp với nhu cầu mở rộng kiến thức của Chư tăng cũng như hỗ trợ tốt cho công tác hoằng pháp sau này.

 img 1262 copy

Ngoài ra, mô hình tổ chức, hoạt động của trường hạ cũng rất hoàn chỉnh, tất cả đều tuân thủ tinh thần Kết hạ An cư. Hàng tuần có phật tử đến thính pháp rất đông (tầm 500 - có khi lên đến trên 1000 người).
Qua các bài giảng cho ta thấy, mục đích chung của con người là truy tìm hạnh phúc. Hạnh phúc đó được định nghĩa như thế nào đều tùy thuộc vào thói quen và sự hiểu biết của riêng mỗi cá nhân. Đó là lý do tại sao lại có sự khác biệt giữa quan điểm của từng người, từng nhóm trong xã hội, sự khác biệt này được biểu hiện qua phong cách sống, suy tư, tình cảm, quan điểm chính trị, niềm tin. Suy cho cùng, mục đích của việc lập gia đình là cách đi tìm hạnh phúc; đi làm kiếm tiền cũng là cách tìm hạnh phúc; em bé mua đồ chơi cũng là cách đi tìm hạnh phúc; đi chùa lễ Phật cũng là cách đi tìm hạnh phúc; thậm chí đảng phái, chiến tranh cũng là cách truy tìm hạnh phúc cho nhóm người, cho tổ quốc của mình…. Tất nhiên, mỗi lối sống, mỗi quan điểm đều có ý nghĩa và hạnh phúc riêng của nó, thậm chí người ăn xin hay kẻ ăn trộm cũng có lý lẽ và hạnh phúc riêng của họ , sự khác biệt giữa lối sống này và lối sống khác chẳng qua đó là sự khác nhau về đạo đức, ít hay nhiều, ngắn hạn hay dài lâu mà thôi. Nguyên nhân của sự dị biệt được đó, được quyết định từ sự khác nhau về mặt nhận thức. Nếu sự nhận thức đúng thì nó cho chúng ta kết quả hạnh phúc hợp lý lâu dài; nếu như nhận thức đó bắt nguồn từ sự hiểu biết sai lầm, lẽ tất nhiên kết quả mang lại là một hạnh phúc phi nghĩa, ngắn ngủi.
Giáo lý nhà Phật nói chung có mục đích hướng dẫn mọi người có đời sống hạnh phúc, riêng về giáo lý ‘Bát chánh đạo’ được đức Phật trình bày cũng không ngoài ý nghĩa này, nhưng ở đây chúng ta cần chú ý điểm này, khuynh hướng giáo dục của nhà Phật đều có chung mục đích là giác ngộ và giải thoát. Giác ngộ là nói đến vai trò trí tuệ, tính chất hiểu biết; giải thoát là đề cập trạng thái không phiền não, an lạc, hạnh phúc. Đây là điểm đặc thù trong hệ thống giáo lý nhà Phật, cụ thể là giáo lý ‘Bát chánh đạo’. Nếu như chúng ta đồng ý rằng, do ngu si mà sinh phiền não, thì nội dung giáo lý Bát chánh đạo sẽ trình bày và giới thiệu một lối sống mang lại hạnh phúc.
Con người là một trong những sinh vật, nhưng sự khác biệt giữa con người  với những loài sinh vật khác chính là sự hiểu biết, biết phân biệt giữa đúng và sai, giữa thiện và ác, nhờ vậy mà con người có đời sống cao hơn những loài vật khác. Giáo lý ‘Bát Chánh Đạo’ là giáo lý nói về ‘con đường chánh’ (right), từ chánh kiến cho đến chánh định, là giáo lý nói cho đối tượng là con người, dĩ nhiên là người bình thường có sự hiểu biết, không phải là người mất trí hay kẻ xem thường vai trò trí tuệ. Những ai muốn hiểu được giá trị của giáo lý này, điều cơ bản là lấy sự hiểu biết, tức tính năng của con người để tìm hiểu về giáo lý của Ngài.
Giáo lý Bát chánh đạo có giúp được gì cho cuộc sống con người không? nó hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ am tường và thực hành của chúng ta ngay trong cuộc sống này, không phải là giáo lý chỉ để tụng đọc trong Đại điện..
Chúng ta thử kiểm chứng qua cuộc sống của chính mình, những phiền nào khổ đau mà ta đã gặp phải, phải chăng nó đều xuất phát từ vô minh tà kiến? Nếu nó là tà kiến thì giáo lý Bát chánh đạo chính là con đường mang lại an lạc và hạnh phúc cho con người ngay cuộc sống này và mai sau.

img 1264 copy 
img 1270 copy
img 1271 copyimg 1268 copyimg 1266 copyimg 1263 copyimg 1265 copyimg 1272 copyimg 1278 copyimg 1279 copyimg 1286 copyimg 1289 copyimg 1282 copyimg 1283 copy

Thập Bát Công

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin