Chi tiết tin tức

Hà Nội: Hội nghị tập huấn Tăng sự cho các hành giả an cư tại 08 trường hạ phía Tây

09:40:00 - 12/09/2015
(PGNĐ) -  Ngày 11 tháng 09 năm 2015, nhằm ngày 29 tháng 07 năm Ất Mùi, tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự), BTS GHPGVN thành phố Hà Nội và Ban Tăng Sự GHPGVN Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn Tăng sự dành cho chư tôn đức lãnh đạo BTS các quận, huyện, thị và các hành giả đang an cư tại 08 trường hạ phía Tây Thành phố.

Về tham dự và chứng minh hội nghị có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN Tp.Hà Nội; Thượng tọa Thích Thanh Chính - Ủy viên thường trực HĐTS TW GHPGVN, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN Tp. Hà Nội; Thượng tọa Thích Tiến Đạt – Ủy viên thường trực HĐTS kiêm Phó trưởng Ban Thường trực Ban pháp chế TW GHPGVN, Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký BTS GHPGVN Tp. Hà Nội; Thượng tọa Thích Minh Tuấn – Phó trưởng BTS GHPGVN Tp. Hà Nội cùng chư tôn đức trong Ban thường trực BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, BTS các huyện thị trên toàn thành phố cùng chư tôn đức hành giả an cư tại 08 trường hạ phía Tây.
 


Đây là lần thứ hai Hội nghị Tăng sự được BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội tổ chức cho các trường hạ Hậu an cư, quy tụ được hơn 400 chư tôn đức hành giả đang an cư tại 08 điểm trường hạ phía Tây Thành phố về tham dự hội nghị. Trước đó, ngày 13 tháng 08 năm 2015, là lần đầu tiên BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tăng sự cho các Trường hạ tiền an cư phía đông Thành phố. Theo chương trình, sáng nay là hội nghị Tăng sự về người đệ tử xuất gia và vấn đề an cư tự tứ, giới đàn và việc trụ trì. 
 


Mở đầu hội nghị, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có lời phát biểu khai mạc “Theo chương trình Nghị sự của Phật giáo thành phố Hà Nội 6 tháng cuối năm, chúng ta đặt trọng tâm vào mùa an cư như giới luật Phật dạy, như truyền thống Tổ truyền và kế tục sự nghiệp của các bậc tiền bối trong Phật giáo Hà Nội. Trong chương trình của mùa an cư, ngoài phần giảng diễn Tam tạng Thánh giáo, hành trì lễ bái, chúng ta có hội nghị Tăng sự để trước nhất là chư tôn đức Tăng Ni hành giả tiền an cư và hậu an cư gặp mặt nhau trong tinh thần pháp lữ lục hòa cộng trụ của Đức Phật. Thứ hai chúng ta cùng bàn nhau triển khai chương trình hoạt động Nghị quyết hội nghị chuyên đề Tăng sự và Nghi lễ của GHPGVN Thành phố Hà Nội số 371 NQBTS ngày 23 tháng 04 năm 2015”.
 


Hòa thượng nhấn mạnh về nhiệm của Tăng Ni trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh, chư tôn đức muốn tiếp nhận đệ tử xuất gia phải có nguyên tắc, để hàng ngũ Tăng Ni sau này phải giới đức trang nghiêm, căn tướng cụ túc: “Nhiệm vụ của Tăng Ni chúng ta hiện nay là truyền trì mạng mạch Phật pháp, thiệu long Tam Bảo, kế truyền Phật Tổ gia phong. Mặc dù trong thời đại bây giờ so với trước thì chúng ta độ người xuất gia có nhiều cái khó, thứ nhất là nhân tâm giải đãi, thứ hai là cuộc sống của con người vật chất bây giờ khá hơn nhiều, thứ ba quan trọng nhất là bây giờ tất cả người dân Việt Nam mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con, cho nên từ đó mà có hạn chế về người xuất gia. Tôi thấy lượng xuất gia ở các chùa thành phố ít hơn ở các chùa nông thôn. Vì thế, trong chùa chiền người xuất gia ít, rồi lượng Tăng Ni của chúng ta bây giờ đông, nhất là lớp xuất gia từ năm 1990 đến năm 2000, từ 10 đến 20 hạ gần như phủ kín chùa chiền, đây là điều đáng mừng. Ngay trong Hà Nội chúng ta là hơn 2000 ngôi chùa, gần 1700 Tăng Ni. Và tâm nguyện của nhiều vị là muốn độ đệ tử. 

Nhưng nếu như không có người xuất gia, các vị hãy làm điều đầu tiên là độ người đệ tử tại gia. Những người tại gia mà là người Phật tử thuần thành, những vị ấy sớm vào chùa tối về nhà. Nhưng người ta trông nom bảo quản chùa chiền giúp mình đúng bổn phận người Phật tử tại gia, nhưng không cho xâm phạm vào việc Tăng Sự, giữa người xuất gia và người tại gia phải có ranh giớiThứ hai, đừng vội vàng trong việc độ đệ tử xuất gia, vạn sự tùy duyên, không nên áp đặt.Người xuất gia dù có hiếm mấy đi chăng nữa, cũng mong chư tôn đức lấy kỉ cương làm đầu, phải thật nghiêm khắc, độ người nào phải ra độ, đã tu phải quyết tâm tu. Muốn độ đệ tử trước nhất người thầy phải cương nghị, phải là người thầy mẫu mực, và phải rèn luyện cho người đệ tử”.

 


Cũng trong buổi sáng, TT.Thích Tiến Đạt – Phó trưởng Ban TT Ban pháp chế T.Ư- Phó ban kiêm chánh thư ký BTS GHPGVN Tp.Hà Nội đã chia sẻ với đại chúng về các vấn đề về  Giới đàn, thụ giới. “Theo quy định của Giáo hội cũng như luật Phật liên quan đến việc Đàn Giới, thì hiện nay việc thụ giới cho các giới tử mới xuất gia chúng ta còn một số mặt hạn chế. Những năm gần đây Giáo hội đã tổ chức các đàn giới như pháp như ý để truyền giới cho các giới tử.

Thượng tọa đã nhấn mạnh việc xuất gia cho các đệ tử hiện nay chúng ta không nên vội vàng, phải để các giới tử có thời gian tu học và rèn luyện. Muốn cho việc thụ giới được viên mãn, người thầy phải kiểm tra đệ tử từ những việc nhỏ nhất, từ các khóa tụng khóa niệm phải thật nhuần nhuyễn, không được đốt cháy giai đoạn, các giới tử phải có đủ thời gian tu học tập mới được thụ giới.

Căn bản của giới tử được nuôi độ do người thầy hướng dẫn, Phật giáo lấy việc giáo dục sơn môn, giáo dục tự viện làm cái gốc, Việc quản lý và kiểm soát các đệ tử cũng phải kiên quyết, Thượng tọa mong muốn các đại  giới đàn tiếp theo sẽ được tổ chức thật chặt chẽ, thi cử nghiêm ngặt, xây dựng nền tảng đạo đức tu học cho các giới tử thật kỹ lưỡng ngay từ những năm đầu

Các vị làm thầy phải biết và đủ khả năng nuôi dạy đệ tử học các giới luật,đủ biết tri túc, kiện đức để hướng dẫn đệ tử. Các giới tử phải đạt tiêu chuẩn  để đảm bảo đàn giới trang nghiêm như pháp, giới tử trí thành, giới sư thanh tịnh, các giới tử đủ điều  kiện tu học xuất gia thì sau này mới giữ vững được giáo pháp của Phật Tổ nhằm duy trì  tương lai Phật pháp luôn được trường tồn và phát triển”.

 

Buổi chiều cùng ngày  Ông Lê Văn Cửu - Phó giám đốc Sở nội vụ - Trưởng Ban tôn giáo Thành phố phát biểu tại hội nghị ông đã chia sẻ với tăng ni Phật giáo Hà Nội phía Tây Thủ Đô về các vấn đề tôn giáo, ông đã nhấn mạnh Quốc gia Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo, Đảng và nhà nước nhận thức rõ ràng về chính sách tự do tôn giáo, thể hiện qua 05 kỳ hiến pháp từ 1946 đến 2013 đều nhất quán. Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo.

Ông đã chia sẻ về thủ tục cải cách hành chính tôn giáo. Ban tôn giáo Thành phố hiện cũng  là cơ quan được tham gia xây dựng bộ luật tín ngưỡng tôn giáo đang dự thảo lần 05, dự kiến sẽ được thông qua quốc hội. Ông cũng đã khẳng định tôn giáo tồn tại lâu dài trong đời sống con người, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. 
Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh các thế lực chống lại tôn giáo. Những hoạt động đóng góp của Phật giáo luôn là tấm gương để các tôn giáo khác noi theo, Đó cũng chính là một trong những biểu hiện để khẳng định vai trò và giá trị đạo đức của Phật giáo trong đời sống hiện nay.
 


Hiện nay Phật giáo Thủ đô có số lượng chùa lớn nhất trong toàn quốc và nhiều các ngôi chùa có di tích lịch sử quốc gia, việc xây dựng chùa phải theo quy định của nhà nước. Tại Hội nghị ông cũng đá  lắng nghe các ý kiến phát biểu của chư tôn đức Tăng ni các quận huyện trao đổi  các vấn liêin quan đến tôn giáo, những nhu cầu cấp thiết cần được giải quyết trong toàn thành phố trong thời gian hiện nay










Nguồn: PTVN

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin