HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TT-TT T.Ư; HT.Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội T.Ư; TT.Thích Thanh Điện, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng I T.Ư; TT.Thích Thanh Huân, UVTT HĐTS, Phó văn phòng I T.Ư; cư sĩ Diệu Nhân - Xuân Loan, UV HĐTS, Phó Thư ký Ban HDPT T.Ư tiếp đoàn.
Phái đoàn có ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch UBTƯMTTQVN; ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo - UBTƯMTTQVN cùng đại diện lãnh đạo tổ chức hỗ trợ Bắc Âu tham dự.
Quang cảnh buổi làm việc sáng nay, 23-10
Tại buổi làm việc chư tôn đức đã được nghe bản báo cáo dự thảo lần 2 - bàn về chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực UBTƯMTTQVN, Bộ Tài nguyên - Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Tình hình chung về ô nhiễm, suy thoái môi trường và biển đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định Việt Nam là một trong 5 nước đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Trên thực tế, những nhận định, dự đoán này đã trở thành những vấn đề để hiện thực của tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu đến Việt Nam.
- Chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Vai trò, nhiệm vụ của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, anh ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế cả nước ta…
- Vai trò, nhiệm vụ và những đóng góp của các tôn giáo trong những năm qua trong việc tham gia các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội và phát triển cộng đồng, trong đó có các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu: Các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam luôn lấy con người làm trung tâm, thông qua tôn chỉ hoạt động, giáo lý, giáo luật để giáo huấn tín đồ mở rộng tình thương yêu, sống từ bi, vị tha, bao dung, hòa hợp, đoàn kết và tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vươn tới cái chân - thiện - mỹ. Các tôn giáo đã kêu gọi tín đồ bảo vệ sự cân bằng, hài hòa sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình, gia đình và xã hội.
- Cam kết chung của các tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Lãnh đạo của 41 tổ chức thuộc 14 tôn giáo tại Việt Nam sẽ cùng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với tác động của vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu trên trái đất đối với cuộc sống của con người và muôn loài.
- Trách nhiệm của UBTƯMTTQVN, Bộ Tài nguyên - Môi trường trong việc phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Trong giao đoạn 2015-2020, NCA Việt Nam (Tổ chức hỗ trợ Bắc Âu tại Việt Nam) cam kết thông qua vai trò chủ trì, điều phối của UBTƯMTTQVN mà trực tiếp là Ban Tôn giáo của UBTƯMTTQVN sẽ phối hợp và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các tôn giáo, tập trung vào việc xây dựng năng lực nhằm quản lý các hoạt động và hỗ trợ xây dựng mô hình điểm của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực UBTƯMTTQVN, Bộ Tài nguyên - Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là một chương trình phối hợp rất thiết thực và mang nhiều lợi ích. Bản dự thảo đã được trình bày rất logic từ tình hình chung về sự ô nhiễm sự suy thoái của khí hậu dẫn đến chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước.
HT.Thích Quảng Tùng phát biểu góp ý
Tại buổi làm việc chư tôn tôn lãnh đạo GHPGVN đã phát biểu đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện bản dự thảo lần 2 về việc bảo vệ môi trường - ứng phó với biển đổi khí hậu. Dự kiến chương trình lễ ký kết giữa Ban Thường trực UBTƯMTTQVN, Bộ Tài nguyên - Môi trường với các tôn giáo sẽ được diễn ra vào đầu tháng 12-2015.
Cẩm Vân