Chi tiết tin tức

Hải Dương: Lễ tưởng niệm 311 năm ngày Thánh tổ Thủy Nguyệt nhập Niết bàn

21:41:00 - 24/04/2015
(PGNĐ) -  Ngày 05/03/Ất Mùi (23/04/2015), Tăng Ni Môn phái Tào Động cùng đông đảo chư tôn đức Tăng già GHPGVN và nhân dân Phật tử địa phương đã long trọn tổ chức lễ tưởng niệm 311 năm ngày Thánh tổ Thủy Nguyệt nhập Niết bàn tại chùa Chùa Nhẫm Dương Thôn Nhẫm Dương – xã Duy Tân – huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương.

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thanh Đàm – Thành viên HĐCM GHPGVN;  HT.Thích Quảng Tùng – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng ban từ thiện T.Ư- Trưởng BTS GPGVN tỉnh Hải Dương; TT.Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN; TT.Thích Thọ Lạc - Ủy viên TT HĐTS GHPGVN – Phó trưởng ban TT ; Ban văn hóa T.Ư cùng chư tôn đức HĐTS GHPGVN; BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương cùng đông đảo Tăng Ni sơn môn phái Tào Động và đông đảo Phật tử địa phương cùng về tham dự.

Về phía chính quyền có ông Lê Doãn Hợp – nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ; PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng các vị lãnh đạo đại diện các cơ quan ban ngành T,.Ư và địa phương cùng về tham dự.

Huyện Kim Môn – Hải Dương không chỉ nổi tiếng với dòng sông Kinh Thầy thơ mộng. vùng đất này còn gắn liền với một phần Kinh đô lịch sử Phật giáo Việt Nam. Với những ngôi chùa Cổ được xây dựng trên triền núi đá, có những hang động thiên nhiên độc đáo. Chùa Nhẫm Dương còn gọi là chùa Thánh Quang nằm tại Thôn Nhẫm Dương – xã Duy Tân – huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương, Ngôi cổ tự này là đệ nhất chốn Tổ phái Tào động Phật giáo Việt Nam được khai sinh bởi sư Tổ Thủy Nguyệt pháp danh Thông Giác Đạo Nam Thiền sư, tu hành tới hạnh Bồ tát nhục thân.

Hòa thượng Thủy Nguyệt là Tổ thứ 36 của Bắc tông Tào động và là Tổ đệ nhất Tổ Nam tông Tào động, Ngài không chỉ khai nguyên chốn tổ Nhẫm Dương mà còn trụ trì chùa Hạ Long – Hải Dương. Hoằng dương Phật pháp và độ tăng ở Côn Sơn, Quỳnh Lâm, Yên Tử, Đông Sơn…

Cũng theo cố Đại lão Hòa thượng Kim Cương Tử thì Hòa thượng Thủy Nguyệt còn là Tổ khai sáng chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc Tự - Phố Hàng Than – Hà Nội)

 



Tháp  Thánh tổ Thủy Nguyệt

 

Năm 18 tuổi Hòa thượng Thủy Nguyện trúng tuyển Cổng tử (Tứ trường), năm 20 tuổi xuất gia tại chùa Xã Hồ, huyện Thụy Anh (Thái Bình). Năm 28 tuổi, nhân duyên đưa đẩy, sư tổ Thủy Nguyệt và hai đệ tử quyết chí hành hương sang phương Bắc “tầm sư học đạo”. Nhờ duyên lành, nên Ngài đã sớm được yết kiến và tỉnh giáo Hòa thượng trụ trì Động Sơn Lương Giới (dạng chùa hang) trên núi Phượng Hoàng. Ngài là Hòa thượng Trí Giáo Nhất Cú – Tổ đời thứ 35 của Thiền Tông Tào Động ở Trung Hoa. Ngài được Hòa thượng Trí Giáo Nhất Cú truyền giới Cụ Túc, trao cho Tâm Pháp, ban pháp hiệu Thông Giác Đạo Nam Thiền Sư và cho về An Nam để truyền Tông phái Tào Động.

Ngài là một bậc cao tăng, long trượng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên trang lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. Năm Giáp Thân niên hiệu Chính Hòa thứ 20, đời Lê Huy Tông (1704), Hòa thượng Thủy Nguyệt bước sang tuổi 68, cho gọi các đệ từ đến và dặn rằng: “Nay ta lên chơi trên núi Nhẫm, nếu 07 ngày không thấy về, thì các người tìm thấy chỗ nào có mùi thơm thì ta ở đấy”. Các đệ tử, tứ chúng đợi đúng 07 ngày mà không thấy Hòa thượng nhập thất bèn chia nhau nương theo mùi thơm lên núi vào hang vạch cỏ tìm kiếm và phát hiện thấy Ngài như đang thiền định trên một tảng đá trong hang núi. Tới nơi thân thể vẫn còn nóng ấm, mềm mại, sắc diện hồng hào như đang còn sống, nhưng hơi thở đã tắt lịm và từ cơ thể vẫn tỏa ra hương thơm ngào ngạt mùi trầm bạch đàn. Hôm đó là ngày 06/03 năm Giáp Thân (1704).

Chùa Nhẫm Dương tên chữ là Thánh Quang, dân gian quen gọi là chùa Nhẫn, nằm lọt thỏm trong khu hang động núi đã vôi Nhẫm Dương thuộc xã Minh Tân, huyện Kim Môn. Điều kỳ lạ là dường như tất cả các dãy núi đá trùng điệp điệp vây quanh chùa đều có đỉnh hướng về nhọn núi Nhẫn Dương – nơi Chùa Thánh Quang tọa lạc. Chùa được xây dựng từ thời Trần (1225-1400). Chùa Nhẫn Dương khoảng gần 30 hang động lớn nhỏ tạo thành một cảnh Phật toàn bích. Đáng quan tâm là động (hang) Thánh Hóa, nơi Sư Tổ Thủy Nguyệt viên tịch, các nhà toàn bích.

Chùa Thánh Quan (Nhẫm Dương) đã được nhà nước cấp bằng công nhận khu di tích cấp quốc gia năm 2003. Nơi đây không chỉ có ý nghĩa về tâm linh tín ngưỡng mà còn mang giá trị khảo cổ học hết sức quan trọng đóng góp nhiều cho sự nghiên cứu khoa học về sự có mặt, phát triển, tiến hóa của nhân loại.

Đáng quan tâm là động (hang) Thánh Hóa. Nơi Sư Tổ Thủy Nguyệt viên tịch, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều di cốt hóa thạch của 27 loài động vật như: Voi, tê giác, hổ, báo, nhím, lợn rừng, đười ươi… có niên đại cách ngày nay 3-5 vạn năm cùng nhiều di vạt khảo cổ thời đại đồ đá, thời đồng thau và các pho tượng Phật bằng đá có niên đại thời nhà Nguyễn. Địa tầng văn hóa ở đây dầy tới 4m vẫn đang chờ giới khảo cổ học đánh thức, khám phá. Kỳ bí nhất vẫn là hiện tượng chỗ Sư Tổ Thủy Nguyệt thiền định (kiến già) nhập cõi niết bàn phía trên đầu vẫn lưu giữ một vệt lõm sâu bằng đầu người và phía dưới là một vết lõm giống như bàn chân người. Theo truyền thuyết, khi Sư Tổ Thủy Nguyệt đắc đạo Kim Cương đã thúc đầu, đạp chân vào núi nhằm lưu lại thánh tích cõi Sa Bà, nên động có tên gọi là Thánh Hóa.

Nhằm kế thừa và phát huy nền văn hóa Phật giáoViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện nay T.Ư GHPGVN cùng các Tăng Ni Phật tử trong Sơn Môn đang dần hoàn thiện, tu đổ và bảo quản những di tích còn lưu giữ lại của chùa Nhẫm Dương – Tổ đình thứ nhất của phái Tào Động Việt Nam. Ghi dấu một thời phát triển rực rỡ của Phật giáo Việt Nam gắn liền với lịch sử văn hóa Phật giáo của dân tộc, nhằm bảo tồn, phát triển và duy trì những giá trị văn hóa mà thiên nhiên ban tặng cũng như cha ông ta đã dày công vun đắp.







Văn nghệ chào mừng







Niệm Phật cầu gia bị
















 

Hòa thượng Thích Quảng Tùng khai chiêng tại buổi lễ







 

 TT,Thích Thọ Lạc phát biểu tại buổi lễ



 

 Chùa Nhẫm Dương đón nhận Bằng tôn vinh giá trị của Tổ chức kỷ lục Việt Nam ghi nhận Hòa thượng Thủy Nguyệt là Đệ Nhất Tổ sư thiền phái Tào Động Việt Nam



 

 Chư tôn đức và đại biểu tặng hoa chúc mừng







 

 Chư tôn đức trao quà từ thiện cho các em học sinh nghèo trong toàn huyện



 

 TT.Thích Thọ Lạc trao bằng tuyên dương công đức cho các cá nhân và tập thể đã có công đóng góp xây dựng và bảo tồn ngôi Cổ tự

 




 

 Ht.Thích Quảng Tùng - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN phát biểu tại buổi lễ




Toàn cảnh buổi lễ

 



 Chư tôn đức Tăng ni Phật tử văn phòng 1 Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN bạch lễ Ni trưởng trụ trì chùa Nhẫm Dương

 
Quảng Tâm - Cẩm Vân
Nguồn: PTVN

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin