Chi tiết tin tức

Phật giáo vùng Mê-kông - Lịch sử và phát triển

20:52:00 - 09/11/2015
(PGNĐ) -  Là tên Hội thảo khoa học quốc tế sẽ được tổ chức vào các ngày 13, 14-11 tới đây tại TP.HCM.

Theo thông tin từ phiên họp báo sáng nay, 9-11, Hội thảo do Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đồng tổ chức với sự tham dự của khoảng 120 nhà khoa học, nhà quản lý, học giả trong nước và quốc tế.

Hội thảo là cầu nối học thuật giữa các nhà khoa học và giới nghiên cứu Phật giáo vùng Mê-kông để làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo khu vực này.

hopbao.jpg
Buổi họp báo tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM do PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng nhà trường và HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN chủ trì - Ảnh: Bảo Thiên

Tại buổi họp báo, PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM cho biết, Phật giáo vùng Mê-kông có một vị trí đặc biệt khi nằm giữa hai nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng cũng có những nét riêng.

“Các nhà khoa học sẽ cùng làm sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo vùng Mê-kông trên 3 phương diện đối với khu vực gồm: Hòa bình và an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển vững bền”, vị đứng đầu Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM thông tin.

Nói về công tác chuẩn bị Hội thảo, PGS. TS Trương Văn Chung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM cho hay, các tham luận gởi về Ban Tổ chức khá chất lượng và phong phú, nêu lên nhiều vấn đề mới liên quan đến Phật giáo vùng Mê-kông. Riêng các học giả nước ngoài thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của sông Mê-kông và có đề xuất một khái niệm “trách nhiệm vùng” của “Phật giáo vùng Mê-kông”.

Ban Tổ chức cho biết đã nhận được 150 bài tham luận với hơn 90 bài tham luận của các học giả trong nước và 40 bài tham luận của các nhà nghiên cứu nước ngoài, chia làm 4 chủ đề về Phật giáo vùng Mê-kông: Du nhập và phát triển, Giao lưu và hội nhập, Di sản và văn hóa, Bảo vệ môi trường trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển vững bền.

Bảo Thiên

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin