Chi tiết tin tức

Tại sao có thông tin trái chiều tỏi có thể xua được tà ma

11:47:00 - 06/01/2014
(PGNĐ) -  HỎI: Con có đọc sách giảng pháp nói rằng "Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy, cũng như đọc kinh chú sẽ không linh nghiệm" tóm lại có nghĩa là sẽ chiêu cảm ma quỷ đến. Nhưng trong dân gian lại có lời đồn là tỏi có thể xua đuổi tà ma. Hai thông tin trên có vẻ trái chiều nhau. Vậy con cần hiểu về vấn đề này như thế nào cho đúng?    

ĐÁP:

Trong quá trình tu hành, người con Phật dù tại gia hay xuất gia, nếu có tiêu chí muốn đạt đến chánh định và cứu cánh giải thoát, hành giả cần phải tịnh hóa thân tâm, nghĩa là còn phải dùng nhiều phương tiện làm cho thân trong sạch, tâm không ô nhiễm vật dục, xa lìa những món ngũ dục vật chất: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ…

Chính nhờ sự giữ giới, xa lìa, xả bỏ những ô trược là phương tiện đưa hành giả đạt đến chánh định, tiến đến giải thoát mọi phiền não, phiền não không còn thì không tạo tác nghiệp chướng, không tạo tác nghiệp chướng thì không khổ đau.

Giáo lý Nhà Phật dạy: muốn chấm dứt khổ đau, thì hành giả tu hành cho tinh tấn, không tham đắm vật dục, trong sạch hóa thân tâm thì an lạc giải thoát những khổ đau trong tăm tối.

Muốn tịnh hóa thân tâm, trong quá trình tu chứng của người con Phật không phải dễ dàng như chúng ta tưởng, mà phải gội rữa thân tâm, giữ gìn thân khẩu ý không cho mê đắm vật dục thế gian, muốn được như vậy hành giả cần có sự hạn chế làm ham muốn, muốn hạn chế lòng ham muốn trước nhất dùng phương tiện không ăn uống những hương vị kích thích, nóng, cay… những hương liệu tiêu, hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ (ô uế) làm tăng trưởng tính dục nhiễm, làm cho người tu dễ dấy sanh sự đòi hỏi, hay sanh khởi lòng ham muốn (dục vọng).

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển thứ 8, Phật dạy phương pháp tịnh hóa thân tâm như sau:

“Ngươi cầu tu chứng Tam Ma Địa (chánh định), đối với bản thân của tư tưởng tán loạn ấy, phải tu ba tiệm thứ mới có thể diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong bình để đựng cam lồ, thì phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái bình, rồi mới đựng cam lồ thì không bị tổn hại, ma quỹ không xâm hại, phiền não không dấy sanh. Thế nào gọi là ba tiệm thứ? Một là tu tập trừ các trợ nhân; hai là chơn tu, gội sạch chánh tánh (niệm dục ái); ba là tinh tấn, xoay ngược hiện nghiệp”.

Quá trình tu chứng đạt đến chánh định, người tu cần có sự trợ duyên, như: tu tập trừ các trợ nhân, hai là chân tu, ba là không còn niệm dục ái. Nay xin nói về tu tập trừ các trợ nhân để hóa giải những nghi ngờ về việc ăn chay có nên ăn ngũ vị tân không?

Nầy A nan! Có 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là:

- Ăn bằng cách nhai xé như con người
- Ăn bằng ngửi mùi hơi như quỷ thần
- Ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ Thiền.
- Ăn bằng ý thức như cõi Tứ không,
Cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại.

A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.

Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, thì Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.

A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất.

Như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy người tu, muốn đạt đến chánh định thì nên cử không ăn “ngũ vị tân” là thế.
Vấn đề tỏi trừ tà?

Ngày xưa, ở Trung Quốc sử dụng tỏi chủ yếu để trừ tà . Tà ở đây có nghĩa là những bàn môn tả đạo sử dụng quyền phép (giống như bùa ngãi ở Việt Nam) để hoành hành đối phương thì tỏi có thể khử được bùa ngãi, khiến cho mọi người không bị "dính bùa ngãi".

Lại thêm một phần nữa (tín ngưỡng dân gian) là Ông Thần Tài (và Ông Địa) là những bậc Thần, Thánh nhưng mà năng lực có hạn. Các loài ma, quỹ nếu công phu cao hơn thì các Ông sẽ bị phá phách, làm tổn hại v.v... Cho nên, tỏi sẽ làm cho ma, quỷ giảm đi công lực một phần nào đó, hoặc làm cho chúng sợ mà bỏ đi, không làm tổn hại ông thần tài thổ địa.

Đây chỉ là tín ngưỡng dân gian truyền khẩu cho nhau, người tu Phật không học và không làm theo, không nên bàn luận nhiều, nên hiểu không nên bàn luận, vì bàn luận thì sai. Đồng thời cũng không tín ngưỡng, tín ngưỡng thì thành mê tín.
 

HT.Thích Giác Quang

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin