Chi tiết tin tức

Hai sự thật trong đời

21:09:00 - 19/06/2022
(PGNĐ) -  Lời dạy của đức Phật Thế Tôn trong kinh điển về con người, về cuộc đời, về thế giới, về mọi thứ luôn luôn đúng, vượt ngoài không gian và thời gian. Tùy trường hợp tùy đối tượng tùy hoàn cảnh mà đức Phật giảng nói sự thật tương đối (tục đế) hay sự thật tuyệt đối (chân đế).

Theo lẽ thông thường, chúng ta có xu hướng cho rằng, chỉ có một loại sự thật, một loại chân lý, chứ làm gì có hai chân lý, có hai sự thật

Nhưng dưới tuệ giác cao siêu vô thượng của đức Phật thì cuộc đời con người chúng ta, đúng là có đến hai loại sự thật.

Chúng ta khoan vội ngạc nhiên, hãy tĩnh tâm đọc và quan sát sâu sắc, sẽ thấy rõ đạo lý này

Sự thật thứ nhất hay chân lý thứ nhất là sự thật tương đối, chân lý tương đối mà thuật ngữ Phật giáo hay dùng là tục đế, là thế đế. 

Sự thật thứ hai hay chân lý thứ 2 là sự thật tuyệt đối, là chân lý tuyệt đối mà thuật ngữ Phật học hay dùng là Chân đế, đệ nhất nghĩa đế.

Lời dạy của đức Phật Thế Tôn trong kinh điển về con người, về cuộc đời, về thế giới, về mọi thứ luôn luôn đúng, vượt ngoài không gian và thời gian. Tùy trường hợp tùy đối tượng tùy hoàn cảnh mà đức Phật giảng nói sự thật tương đối (tục đế) hay sự thật tuyệt đối (chân đế). Nếu không hiểu cặn kẽ tế nhị lẽ này thì có khi ta cảm thấy lời Phật trong nhiều kinh có mâu thuẫn. Điều này kể cả những người học Phật lâu năm cũng dễ mắc phải.

Như kinh Bát đại nhân giác nói tâm là nguồn gốc của mọi cái ác (tâm thị ác nguyên), nhưng trong nhiều kinh khác lại nói Phật tại tâm, tâm là Phật.

Cả hai lời trên đều đúng không sai

Nói các trạng thái tâm buông lung chạy theo tham dục sân hận si mê là gốc của mọi điều ác (sự thật tương đối).

Tâm Phật thanh tịnh sáng suốt tỉnh giác, loại sạch phiền não cấu uế, không bị vướng mắc vào bất cứ thứ gì, đó là Phật thật.( Sự thật tuyệt đối). Như trong kinh Pháp Hoa, kinh Phạm võng đề nhấn mạnh tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tâm đề sẽ thành Phật

Muốn học phật thông suốt phải hiểu rõ, thông suốt cả chân đế và tục đế

Ví dụ như kinh Nhân quả chỉ rõ làm thiện được quả báo lành làm ác sẽ gặt quả báo ác. Nhưng các tổ sư thiền tông hay nói thiện tức ác, ác tức thiện; sinh tử tức Niết Bàn, phiền não tức Bồ Đề

Trong Tam pháp ấn chúng ta thường được nghe là Vô thường, khổ, vô ngã hoặc Vô thường, vô ngã, Niết Bàn

Có khi nói Tứ pháp ấn là Vô thường, khổ, không vô ngã...

Nhưng lại nói tứ tướng Niết Bàn là thường, lạc, ngã, tịnh.

Vậy thì Vô thường, khổ, không, vô ngã là đúng, là chân lý hay thường lạc, ngã tịnh là chân lý là đúng sự thật

Thật ra cả hai đạo lý đều đúng, một đằng là chân lý tương đối hay tục đế, một đằng là chân lý tuyệt đối, là chân đế

Cho đến nay vẫn có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cả người tu cãi nhau, tranh luận hơn thua là đức Phật Thích Ca đản sinh năm nào, tháng nào, ngày nào thậm chí giờ nào mới chính xác? Mồng 8 tháng tư hay Rằm tháng tư?...

Đức Thế Tôn có sinh ra và có chết đi không? Nếu có thì sao gọi là Như Lai?

Như Lai được kinh Kim Cương giải thích là không từ đâu đến và không đi về đâu nên gọi là Như Lai (Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai)

Có sinh lão bịnh tử là nghĩa tục đế

Vốn dĩ không có sinh lão bịnh tử là lý chân đế

Những người học Phật chưa thông, nói lý lẽ Phật pháp nhiều hơn tọa thiền học kinh thì thường chấp chặt vào định kiến tư biện duy ý chí của mình, sẽ không thông được hai chân lý của cuộc đời.

Lý tương đối

Lý tuyệt đối

Hiểu thông Tục đế

Thấu rõ Chân đế

Thông mới đạt.

 

TS.Thích Hạnh Tuệ

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin