Chi tiết tin tức

Thành đạo, Thế Tôn xuất hiện ở đời

21:43:00 - 17/01/2021
(PGNĐ) -  Phật tử chúng ta đang vui mừng kỷ niệm ngày Thế Tôn thành đạo trong bối cảnh nhân loại càng thấm thía lời dạy của Đức Phật về bệnh khổ và sự xung đột, chỉ có lòng từ bi và hướng thiện mới có thể hóa giải được hận thù và tăng phước thêm cho con người.

Sống và thực hành theo giáo pháp của Thế Tôn để từng bước chuyển hóa tham lam, sân hận, si mê; thấy rõ với tuệ giác mình có liên hệ mật thiết với người hay mình chính là người để sao cho hài hòa, đôi bên cùng an ổn và có lợi may ra mới tránh được xung đột, thiết lập được hòa bình.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có một người xuất hiện ở đời, sẽ làm nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho chúng sanh, thương xót những người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được phước đức. Thế nào là một người? Nghĩa là Đức Phật, Như Lai, bậc A-la-hán Tam-miệu-tam-bồ-đề. Đó là một người xuất hiện ở đời, làm nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho chúng sanh, thương xót người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được phước đức.

Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 8.Atula, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.86).

Sống và thực hành theo giáo pháp của Thế Tôn để từng bước chuyển hóa tham lam, sân hận, si mê...

Sống và thực hành theo giáo pháp của Thế Tôn để từng bước chuyển hóa tham lam, sân hận, si mê...

Thế Tôn đã xác quyết, Ngài ra đời “Sẽ làm nhiều lợi ích cho người, đem an ổn đến cho chúng sanh, thương xót những người ngu tối, muốn khiến cho Trời, Người được phước đức”. Quả đúng như vậy, mọi xung đột khổ đau đều bắt nguồn từ vô minh, si mê, ngu tối của con người mà ra. Ai cũng muốn sống trong hòa bình, an ổn và thịnh vượng nhưng đều suy nghĩ và hành động ngược lại. Điều đáng nói là, tất cả những việc gây đau thương tang tóc đó đều nhân danh tự do, công lý và hòa bình.

Cội nguồn của mọi tranh chấp, xung đột là chấp thủ tự ngã, không thấy được thực tính duyên khởi, vô ngã tính của chính mình cùng vạn pháp. Cái tôi của cá nhân, dân tộc, quốc gia hằng ngự trị tâm thức nhân loại cần được tuệ giác duyên khởi và vô ngã soi sáng. Tất cả đều thua, đều là kẻ chiến bại, không có người chiến thắng thật sự trong bất cứ cuộc xung đột hay chiến tranh nào là điều mà Thế Tôn đã nhiều lần cảnh tỉnh.

Những người văn minh và tiến bộ trên thế giới đang chủ trương hướng đến mối quan hệ hai bên đều thắng (win-win), đều lợi ích trong tất cả các phương diện. Muốn hòa bình, thịnh vượng, an vui lâu dài thì không tiêu diệt, loại trừ nhau mà phải nương tựa vào nhau, giúp đỡ và nhường nhịn lẫn nhau. Điều này hoàn toàn tương hợp với lời dạy của Đức Phật. Vì mình và người tuy không là một nhưng vốn chẳng phải hai. Mọi người, mọi vật, mọi việc đều tương tức, chính là nhau, có mặt trong nhau, nói theo lời Thế Tôn là vạn pháp duyên sanh, vô ngã. Tuệ giác này chính là cơ sở quan trọng cho nhân loại thức tỉnh, hóa giải các xung đột đã, đang và sẽ xảy ra với hậu quả khó lường.

 

Quảng Tánh

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin