Chi tiết tin tức Liều Thuốc Giải Ðộc Cơn Giận Dữ 10:52:00 - 24/12/2013
(PGNĐ) - Thiền định (Sati) là kẻ gác cổng đầu tiên và trung thành nhất chống lại cơn nóng giận và tất cả những trạng thái không lành mạnh của đầu óc. Thế chánh niệm là gì? Nó là sự hiện diện của trí tuệ, sự nhận thức, biết được rành mạch việc đang diễn ra đúng tại từng thời điểm. Vì thế, khi cơn giận nổi lên, bạn phải chánh niệm, bạn phải nhanh chóng nhận định trong cơ thể bạn cơn giận đang trổi dậy. Bạn phải chỉ định, nhận biết và tự nói trong đầu: “A! tôi giận. Tôi đang giận” hoặc bạn có thể chỉ định ngắn như “Giận, giận”. Hay nếu bạn không muốn đặt tên, bạn có thể cảm nhận đang có sự hiện diện của cơn giận trong cơ thể.
Vì thế khi chỉ định, cơn giận bị lôi kéo, chỉ trích ra và có sự nhận thức. Ðây là hành động nhận biết giúp đỡ để kiểm tra cơn nóng giận. Tại sao chúng ta phải chỉ định nó? Bởi vì khi cơn giận nổi lên, nó thường nhấn chìm chúng ta, thậm chí trước khi chúng ta nhận biết nó. Nó làm cho đầu óc của chúng ta bị lu mờ và làm tổn hại nhiều đến sự suy xét của chúng ta. Nói khác đi, giận dữ áp chế đầu óc của chúng ta. Lúc đó thật sự chúng ta không nhận biết gì cả, suy cho cùng lúc đó tâm thái tâm thần của chúng ta đang nổi giận. Chúng ta bị cơn giận dữ làm héo mòn, chúng ta phải đối phó và chống cự lại nó. Nét mặt của chúng ta thay đổi và bắt đầu gắt gỏng, khoa tay múc chân hay thậm chí chúng ta la hét những người xung quanh. Chánh niệm kiểm soát tất cả những hiện tượng trên. Nó ngăn cản không cho cơn giận dữ nhấn chìm chúng ta. Sự hiện diện của trí tuệ là sự cần thiết nhất cho đầu óc. Chỉ có hành động hiểu biết giúp làm dịu cảm giác đang nung nóng. Thay vì đối phó và chống cự lại sự giận dữ, chúng ta sẽ quan sát chúng. Chúng ta sẽ quan sát cảm giác nóng, xúc động. Và trong khi quan sát theo dõi đó, cơn giận dữ lắng dịu xuống đầu tiên nó sẽ yếu đi và dần dần xẹp xuống. Hơn nữa, khi chúng ta quan sát cơn nóng giận, chúng ta không để ý đến bất cứ người nào, vật thể nào hay điều kiện xung quanh ta đang gây cho chúng ta nóng giận. Thay vào đó, chúng ta theo dõi trạng thái tinh thần diễn ra trong thâm tâm chúng ta, theo dõi sự hiện diện của cảm giác hay cảm xúc nóng giận. Nói một cách logic, khi sự chú tâm của chúng ta chuyển từ đề mục (Ví dụ: tác nhân gây nên) giận dữ sang sự nhận thức tốt đẹp của chính sự nóng giận, chẳng hạn như xúc cảm, cơn giận dữ sẽ yếu đi. Bởi vì nếu chúng ta tiếp tục tập trung vào một vật thể (chẳng hạn như một người nào đó), chúng ta sẽ giận dữ, và thật chất sẽ càng nóng giận hơn. Nhưng dưới ánh sáng chói chang của thiền định, giận dữ không thể phát triển hơn nữa. Nó bị kiểm soát, và với việc tiếp tục chỉ định, nó ngày một yếu dần và cuối cùng xẹp xuống. Và một điều vô cùng thú vị nữa là sự lắng dịu cơn giận dữ đến mà không cần sự đè nén hay áp lực nào. Bạn không cần phải nghiến răng, siết chặt nắm tay hay dựa vào ý chí, tinh thần để chiến thắng cơn giận dữ. Thay vào đó, khi bạn chỉ định, cơn giận dữ sẽ yếu đi và biến mất. Ðặc biệt điều này có thể được thấy rõ trong sự tập trung thiền định, khi sự tập trung của người thiền định ở mức cao độ có thể đánh gục kẻ thù giận dữ hay trạng thái tinh thần không lành mạnh khác bằng hành động chỉ định. Một lợi ích khác mà chánh niệm mang đến đó là nó cho phép chúng ta ngưng và có quyết định hay hành động đúng sự việc. Khi chúng ta chỉ định và nhận biết đang giận dữ, chúng ta sẽ không bị cảm xúc chi phối. Chúng ta có thời gian để suy nghĩ và quyết định hành động khôn ngoan. Trong khoảng thời gian như thế, chúng ta có cơ hội để luyện tập. Yoniso manasikàra mà Ðức Phật gọi đó là sự suy ngẫm của trí tuệ hay sự xem xét thích đáng. Nếu cơn nóng giận hoàn toàn không lắng dịu ngay từ lúc đầu chỉ định, lúc đó chúng ta có thể luyện tập thiền Yoniso Manasikàra bằng cách suy ngẫm những bộ mặt tội lỗi và những điều có hại khi giận dữ. Trong quá trình suy ngẫm, cơn giận dữ của chúng ta hiển nhiên sẽ yếu đi và khi đó chúng ta càng thuyết phục được dễ dàng cơn giận khó ưa và giận dữ dần dần sẽ lắng dịu. Một sự khao khát không muốn nóng giận hay không muốn tiếp tục nóng giận nữa sẽ dâng lên. Và cuối cùng, cơn giận dữ sẽ biến mất. Vì vậy, quy luật đầu tiên là luyện tập chánh niệm. Nếu bạn có thói quen tập trung niệm vào những thay đổi quan trọng trong trạng thái tinh thần, bạn có thể trở thành người có thể nắm bắt được cơn giận dữ ngay lập tức khi nó nổi lên. Bạn có thể cảm nhận và biết được rằng cơn giận dữ của bạn đang phát triển, và dựa vào điều hiểu biết đó, bạn có thể sớm dập tắt nó từ khi mới chớm nở, hoàn toàn loại bỏ nó ngay trước khi nó có thể thể hiện trên nét mặt hay trong những hành động của bạn. Ðó là sự thần kỳ của chánh niệm. Nó có thể hạ gục ngay lập tức trạng thái không lành mạnh của tinh thần. Vấn đề kế tiếp là trong những phương cách khác nhau, chúng ta chọn lựa (đối chiếu) như thế nào để loại bỏ cơn giận dữ. Chúng ta không thể xua đuổi nó một cách triệt để qua chánh niệm. Có rất nhiều phương pháp để chúng ta có thể lựa chọn, đối chiếu. Ở quyển sách này chúng tôi sẽ nghiên cứu sự khác nhau giữa chúng, và chúng tôi tin rằng nếu bạn đọc quan tâm, theo thời gian bạn sẽ đọc đến trang cuối cùng, và hoàn toàn nhận ra sự phiền toái, rắc rối và sự vô nghĩa của giận dữ. Bạn sẽ không bao giờ muốn nổi giận nữa. Sự kết án đơn độc này sẽ có ích cho bạn, qua đó tâm của bạn được dễ dàng hướng đến sự thân thiện giữa người với người, không còn nóng giận nữa, luôn giữ bình tĩnh và vui vẻ. Với những ước muốn và những quyết định lành mạnh, đúng đắn, lúc này bạn có khả năng giảm được tính nóng giận. Hơn nữa, cơn giận dữ nổi lên liên tục khi nó vẫn còn được xảy ra, nó sẽ không còn còn sức mạnh và bạn cũng có khả năng nhớ lại và ứng dụng tất cả những phương thuốc giải độc khác nhau dựa theo những điều chúng tôi sẽ thảo luận dưới đây. Một điều ghi nhớ là trong lúc chánh niệm và suy nghĩ trong trí tuệ, không có sự đè nén trong quá trình kiểm tra cơn giận. Một điều hiển nhiên, có khá nhiều cơn giận dữ được dịu xuống trong quá trình chánh niệm hay sự suy ngẫm. Ðối với các nước phương Tây, đôi khi họ nghĩ rằng nếu chúng ta nén giận, thì điều đó sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vì thế theo trường phái này, biểu lộ giận dữ để thư giản sự căng thẳng là điều tốt. Tuy nhiên, cũng có những trường phái khác cho rằng biểu lộ cơn giận quá mức cũng sẽ có hại. Trong dù trường hợp nào, để cho tự bản thân “bùng nổ” vì thư giản sự căng thẳng sẽ không phù hợp. Với phương pháp của người Phật-tử , Ðức Phật không chỉ dẫn hay cho phép làm điều đó. Ngược lại, Ngài dạy chúng ta hãy hóa giận thành yêu, thả lỏng cơn giận dữ của chúng ta, chúng ta đang khai mở một đầu óc đầy ô trượt hơn và đang tạo nghiệp xấu hơn. Trong lúc phải gáng trách nhiệm cho hành động làm hại hay tổn thương người khác. Ở mức độ cao nhất, người ta dập tắt cơn giận và những nạn nhân đôi khi là những thành viên vô tội trong cộng đồng. Phương pháp dành cho những người Phật tử mà chúng tôi bàn luận ở đây không liên quan đến sự nén giận. Sự chánh niệm mà đã đề cập đến không dính líu đến sự đè nén, đó chỉ là sự nhận biết trạng thái tinh thần đang diễn ra trong chúng ta. Nhận biết và quan sát cơn giận nguôi dần theo hướng tự nhiên. Và ứng dụng sự suy nghĩ trong trí tuệ cũng kiểm soát cơn giận mà không cần áp lực của sự đè nén. Nguyên tác: Bhikkhu Visuddhàcàra, “Curbing Anger, Spreading Love”, MalaysiaNhung Gia dịch Việt, 1997
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |