Chi tiết tin tức

Hiểu Rõ Bản Tâm Là Nền Tảng Của Mọi Pháp Lành

19:12:00 - 11/04/2016
(PGNĐ) -  (Cuộc hội thoại của đức Lama Thubten Yeshe) Hỏi: Tôi hiểu những gì Ngài đã trình bày về sự nhận biết bản chất của tâm mang lại hạnh phúc, nhưng Ngài thường sử dụng thuật ngữ “vĩnh viễn” với ngụ ý nếu hoàn toàn hiểu được tâm mình, bạn có thể vượt qua cái chết của cơ thể vật lý. Vậy, điều này có đúng không?

Lama: Vâng, đúng thế. Nhưng đó không phải là tất cả. Nếu biết cách và khi nào năng lực sinh lý tiêu cực sanh khởi, bạn có thể chuyển hóa nó qua trí tuệ. Theo cách này, năng lực tiêu cực của bạn tự biến mất và kết cuộc không gây cản trở hệ thống tinh thần tâm linh. Điều đó có thể xảy ra.

          Hỏi: Liệu nó là thân tâm hoặc tâm thân?

          Lama: Bạn muốn nói gì?

          Hỏi: Bởi vì tôi hiểu rõ cơ thể.

          Lama: Bởi vì bạn hiểu rõ nó? Bạn có hiểu tràng hạt này không?

          Hỏi: Vâng, hiểu.

          Lama: Nhưng bạn khiến nó trở thành tâm, bởi vì bạn hiểu nó?

          Hỏi: Đó là những gì tôi đang hỏi Ngài.

          Lama: Vâng, đó là một câu hỏi hay. Thân và tâm của bạn có sự liên kết rất chặt chẽ; khi một điều gì đó tác động đến thân thì nó cũng gây ảnh hướng đến tâm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bản chất tương quan của cơ thể vật lý, thịt và xương, là tâm. Bạn không thể nói như vậy.

          Hỏi: Mục đích của Phật giáo là gì: giác ngộ, tình thân hữu, từ bi, ý thức siêu nhiên, nhận thức chân lý, chứng đạt Niết-bàn?

          Lama: Tất cả những điều trên: ý thức siêu việt, trạng thái tỉnh thức hoàn toàn của tâm, tình thương vô bờ không có thiên vị hoặc đố kỵ dựa trên nhận thức tất cả chúng sanh khắp vũ trụ đều luôn muốn có hạnh phúc và tránh xa khổ đau. Ngay bây giờ, các khái niệm nhị nguyên sai lầm phân biệt: “đây là bạn thân của tôi, tôi muốn giữ cô ấy cho riêng mình và không hề chia sẻ cho người khác”. Một trong những mục đích của Phật giáo là phải đạt được sự đối nghịch với điều này, tình thương vô bờ bến. Tất nhiên, kết quả cuối cùng là sự giác ngộ. Tóm lại, mục đích của đạo Phật dựa vào bản chất của tâm để chúng ta đạt được tất cả những nhận thức đó mà bạn đã đề cập tới.

          Hỏi: Nhưng cái nào được xem là mục đích tối thượng hoặc quan trọng nhất?

          Lama: Mục đích cao cả nhất là sự giác ngộ và phát huy lòng từ. Tâm hẹp hòi nhận thấy nó khó khăn để kinh qua những nhận thức như vậy.

          Hỏi: Trong các bức tranh ở Tây Tạng, làm thế nào  các màu sắc phù hợp với các trạng thái thiền định hoặc các trạng thái tâm lý khác?

          Lama: Các loại tâm khác nhau nhận biết các màu sắc khác nhau. Chúng tôi cho rằng khi tức giận chúng ta thấy màu đỏ. Đó là một ví dụ hay. Các trạng thái khác của tâm nhận thấy các màu sắc tương ứng của chúng. Trong một vài trường hợp, nơi con người có cảm xúc hỗn loạn và không thể thực hiện chức năng trong cuộc sống hằng ngày của mình, thì việc bao quanh họ với những màu sắc chắc chắn có thể giúp họ ổn định đời sống. Nếu nghĩ về điều này, bạn sẽ khám phá ra rằng màu sắc thực sự xuất phát từ tâm. Khi tức giận, bạn thấy màu đỏ, vậy, màu sắc đó ở bên trong hay ở ngoài? Hãy nghĩ về nó.

          Hỏi: Đâu là những lời đề nghị trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày theo cách nói của Ngài rằng  để có ý tưởng một điều gì đó trở nên tốt đẹp thì bạn cũng phải có ý tưởng xấu xa trong tâm mình?

          Lama: Tôi vốn cho rằng khi nhìn nhận điều gì đó là tốt hoặc xấu, thì nó đều là biểu hiện của tâm bạn. Vì vậy, những gì xấu xa đối với bạn thì không nhất thiết xấu xa đối với tôi.

          Hỏi: Nhưng cái xấu của tôi vẫn là cái xấu của tôi.

          Lama: Cái xấu của bạn là cái xấu của bạn bởi vì tâm bạn gọi nó là cái xấu.

          Hỏi: Tôi có thể vượt qua điều đó?

          Lama: Vâng, bạn có thể vượt qua điều đó. Bạn phải đặt nghi vấn và giải quyết các nghi vấn đó “tại sao tôi gọi đây là điều xấu?”. Bạn phải hỏi cả đối tượng lẫn chủ thể, cả trạng thái nội tại và hoàn cảnh ngoại tại. Theo cách đó, bạn có thể nhận thức rõ thực tại nằm ở một nơi chính giữa, trong khoảng trống giữa hai khái niệm ấy có một tâm trí thống nhất. Đó là trí tuệ.

          Hỏi: Khi đi tu, Ngài bao nhiêu tuổi?

          Lama: Lúc đó tôi sáu tuổi.

          Hỏi: Niết-bàn là gì?

          Lama:  Khi vượt qua khái niệm sai lầm, tâm bối rối và hòan toàn đạt được trí  tuệ hài lòng miên viễn hợp nhất, thì bạn đã chứng đắc Niết-bàn.

          Hỏi: Mọi tôn giáo đều cho rằng đó là cách duy nhất đưa tới giác ngộ. Vậy, đạo Phật có công nhận tất cả các tôn giáo đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc như nhau?

          Lama: Có hai cách để trả lời câu hỏi trên, đó là trên phương diện tuyệt đối và tương đối. Các tôn giáo đều nhấn mạnh rằng  đạt được giác ngộ có thể là đang nói về một điều tương tự, nhưng sự khác biệt của họ là cách thức và các phương pháp. Tôi nghĩ đây là điều có ích. Nhưng thực tế cho thấy một số tôn giáo có lẽ dựa trên trên các quan điểm sai lầm. Tuy nhiên, tôi không phủ nhận họ. Ví dụ, cách đây hai nghìn năm, có một số truyền thống Ấn Độ cổ đại đã tin tưởng mặt trời và mặt trăng là thượng đế; một trong số họ vẫn tồn tại. Theo quan điểm của tôi, nhưng khái niệm đó là sai lầm, nhưng tôi vẫn cho rằng họ luôn tốt. Tại sao? Bởi vì mặc dù triết lý của họ không đúng, nhưng  họ vẫn chỉ dạy đạo đức cơ bản để trở thành một người tốt và không gây hại người khác. Điều đó mang lại cho tín đồ của họ một khả năng đạt được tiêu điểm nơi mà họ khám phá chính mình, “ồ, tôi luôn tin rằng mặt trời là thượng đế, nhưng bây giờ, tôi thấy mình sai lầm”. Do đó, có cái tốt trong mọi tôn giáo và chúng ta không nên chỉ trích rằng“điều này hoàn đúng, điều kia hoàn toàn sai”.

          Hỏi: Theo Ngài, đâu là cuộc sống cho những người Tây Tạng dạo này? Họ có được tự do theo đuổi Phật giáo như trước đây?

          Lama: Họ không có tự do và hoàn toàn bị cấm đoán trong việc thực tập bất kì tôn giáo nào. Chính quyền Trung Quốc hoàn toàn phản đối bất cứ điều gì về tôn giáo. Các tu viện đã bị tàn phá và kinh sách bị đốt cháy.

          Hỏi: Tuy nhiên, mặc dù kinh sách bị đốt cháy, nhưng những người lớn tuổi vẫn giữ được giáo pháp trong tâm trí mình hay họ đã quên hết?

          Lama: Không thể quên hết và không thể tách tâm trí của họ ra khỏi trí tuệ mạnh mẽ như vậy được. Do đó, giáo pháp vẫn còn tồn tại trong tâm họ.

          Hỏi: Tất cả các tôn giáo, ví dụ như Ấn Độ giáo, dạy tín đồ của họ tránh xa ác nghiệp, thực tập thiện nghiệp và kết quả nghiệp lành sẽ xuất hiện. Vậy, theo Phật giáo, bằng cách nào để tích tập thiện nghiệp này nhằm giúp một ai đó chứng đạt giáo ngộ?

          Lama: Sự phát triển của tâm không xảy ra trong biến đổi cơ bản. Những cấu uế bị loại trừ và được tịnh hóa từ từ. Có một sự tiến triển dần, nhưng phải trãi qua thời gian. Ví dụ, một số người không thể chấp nhận những gì đạo Phật dạy về từ bi, nghĩa là bạn muốn người phải có hạnh phúc như chính mình. Họ cảm thấy “tôi không thể yêu thương tất cả người khác như chính bản thân tôi”. Phải mất thời gian để họ nhận thức rõ từ bi hoặc giác ngộ bởi vì tâm họ bị các khái niệm sai lầm chiếm hữu và không có chỗ trống cho trí tuệ. Tuy nhiên, dần dần, qua việc thực tập tôn giáo của mình, nhiều người có thể đạt được trí tuệ hoàn hảo. Đó là lý do tại sao tôi nói nhiều tôn giáo khác nhau là cần thiết cho đời sống của nhân loại. Để thay đổi thể chất, nhưng để phát triển tâm thức thì phải mất thời gian. Ví dụ, một bác sĩ nói với bệnh nhân“nhiệt độ trong cơ thể của bạn quá cao, vì thế, hãy tránh xa thịt và chỉ ăn bánh quy trong vòng một vài ngày”. Sau đó, người bệnh bắt đầu hồi phục , và bác sĩ từ từ giới thiệu những thực phẩm khác theo chế độ ăn uống phù hợp của bệnh nhân. Theo cách ấy, vị bác sĩ hướng dẫn người bệnh lấy lại sức khỏe hoàn toàn.

          Hỏi: Khi các tu sĩ ở Tây Tạng ăn chết, cơ thể của họ biến mất hay họ mang theo cơ thể của mình?

          Lama: Vâng, họ để cơ thể của mình vào cái túi nãi trên vai họ và mang theo tới kiếp sống kế tiếp. Tôi đang nói đùa! Không, điều đó không thể xảy ra. Tuy nhiên, có những thiền sinh chắc chắn cơ thể của họ được chuyển hóa thành trí tuệ và thực sự biến mất. Điều đó có thể xảy ra. Nhưng họ không đem theo cơ thể của mình trên phương diện vật lý.

          Hỏi: Khi tâm có thể đánh lừa mình, và không có vị thầy nào hướng dẫn, chúng ta không thể khám phá sự thực, các tu viện của Phật giáo có ý muốn cho mỗi vị tu sĩ giúp đỡ đồng đạo của mình tiến tới hiểu biết kế tiếp trong một chuỗi dài thực tập? Có nghĩa là những gì Ngài đang thực hiện bây giờ và chỉ dạy đệ tử học hỏi?

          Lama: Vâng, các tu viện thực hiện một điều gì đó giống như vậy, và thực chất tôi đã học những gì như tôi đang hướng dẫn các bạn. Tuy nhiên, tại sao chúng ta cần những vị thầy là bởi vì kiến thức trong sách vở là thông tin quá khô khan và nếu lãng quên như vậy, thì có thể chẳng khác nào gió thoảng qua các lùm cây. Chúng ta cần phương pháp để áp dụng nó vào trong kinh nghiệm và hợp nhất nhận thức với trí tuệ. Sau đó, nhận thức trở thành trí tuệ và giải pháp hoàn hảo cho các vấn đề. Ví dụ, kinh điển là tuyệt tác bao hàm tất cả các phương pháp cao thượng, nhưng nếu không có chìa khóa, thì kiến thức trong thánh điển không thâm nhập vào tâm bạn. Vì sao? Bởi vì một tác phẩm trở nên tuyệt vời không nhất thiết có nghĩa bằng cách đọc nó bạn sẽ thu thập được kiến thức bao hàm trong đó. Cách duy nhất có thể xảy ra là trước hết tâm bạn phải phát triển trí tuệ.

          Hỏi: Ngài cho rằng việc đạt được giác ngộ là một quá trình từ từ, và chắc chắn Ngài không thể trở nên giác ngộ và không giác ngộ tại cùng một thời điểm. Do vậy, điều đó sẽ không có nghĩa rằng giác ngộ là phải lập tức?

          Lama: Tất nhiên, bạn nói đúng. Bạn không thể trở nên giác ngộ và vô minh cùng một lúc. Việc đạt đến giác ngộ là một quá trình từ từ, nhưng khi đạt được rồi, thì không còn trở lại nữa; khi đạt được trạng thái tâm tỉnh thức hoàn toàn, ngay lập tức bạn kinh qua điều đó, bạn duy trì trạng thái giác ngộ mãi mãi. Nó không giống như một số ảo giác khi sử dụng thuốc phiện—khi phê thuốc, bạn có một thời điểm tốt, nhưng khi hết phê thuốc, bạn trở lại trạng thái chán nãn thông thường.

          Hỏi: Và chúng ta có thể kinh qua điều đó trong cuộc sống này, sự giác ngộ vĩnh cữu, trong lúc chúng ta đang sống, trước khi chết?

          Lama: Vâng, điều đó có thể xảy ra trong đời này, nếu bạn có đủ trí tuệ.

          Hỏi: Ồ, nếu có đủ trí tuệ?

          Lama: Vâng, chúng ta có thể nắm bắt, nếu có trí tuệ.

          Hỏi: Tại sao chúng ta cần một vị thầy?

          Lama: Tại sao chúng ta cần thầy giáo dạy tiếng Anh? Bởi vì sự truyền đạt. Giác ngộ cũng tương tự như vậy. Giác ngộ cũng cần sự truyền đạt. Ngay cả những hoạt động thế tục như mua sắm, chúng ta cần phải học ngôn từ để giao thiệp với các chủ tiệm. Nếu cần các vị thầy cho điều đó, tất nhiên, chúng ta cần một người hướng dẫn chúng ta đi suốt con đường để giải quyết rất nhiều vấn đề chưa biết như đời sống quá khứ, tương lai và các cấp độ nhận thức sâu sắc. Đây là những kinh nghiệm hoàn toàn mới mẽ; bạn không biết nơi mình đang thể hiện và những gì đang xảy ra. Bạn cần một ai đó khẳng định chắc chắn mình đi đúng đường và không gợi lên ảo tưởng.

          Hỏi: Ai là vị thầy đầu tiên đã chỉ dạy?

          Lama: Trí tuệ. Vị thầy đầu tiên là trí tuệ.

          Hỏi: Vâng, nếu vị thầy đầu tiên vốn không phải có trong nhân loại, thì tại sao bất cứ ai trong chúng ta cần vị thầy để làm gì?

          Lama: Bởi vì không có bắt đầu và không có kết thúc. Trí tuệ là trí tuệ phổ biến, trí tuệ là những nhận thức tổng quát.

          Hỏi: Việc phát khởi từ bi mang đến giác ngộ cho Ngài hay trước tiên phải đạt được giác ngộ rồi sau đó mới sanh khởi từ bi?

          Lama: Trước hết, bạn phải sanh khởi từ bi. Sau đó, tâm của bạn đạt được nhận thức quân bình, nơi bạn khẳng định không có điều này hay điều kia. Tâm bạn đạt đến một trạng thái bình yên. Theo thuật ngữ Phật giáo, bạn đã vượt thoát khỏi tâm phân biệt nhị nguyên.

          Hỏi: Có phải thực tế rằng tâm chỉ có thể đưa Ngài tiến xa hơn trên con đường tâm linh và tại một số điểm cốt yếu, để tiến xa hơn nữa, Ngài phải từ bỏ tâm mình?

          Lama: Bằng cách nào bạn có thể từ bỏ tâm mình? Tôi đang nói đùa. Không, bạn không thể từ bỏ tâm mình. Trong khi đang làm người, đang sống với những gì chúng ta gọi là đời sống bình thường, bạn phải có tâm trí; khi đạt được giác ngộ, bạn vẫn có tâm. Tâm luôn luôn đi theo bạn. Bạn không thể vứt bỏ nó chỉ đơn giản bằng cách nói “tôi không muốn có tâm”. Theo nghiệp duyên, thân tâm của bạn được liên kết chặt chẽ với nhau. Trên phương diện tri thức, bạn không thể từ bỏ tâm mình. Nếu tâm là một hiện tượng vật chất, thì bạn có thể từ bỏ, nhưng tâm không phải là vật chất.

          Hỏi: Các Lama có bị thân bệnh không? Và nếu có, thì phương pháp nào Ngài áp dụng để vượt qua bệnh tật? Ngài có dùng năng lực để chữa trị?

          Lama: Đôi lúc, chúng tôi dùng năng lực để trị liệu; thỉnh thoảng, chúng tôi dùng năng lực của thần chú; đôi lúc, chúng tôi thực tập thiền. Trong những thời điểm chắc chắn khác, chúng tôi thực hành nghi lễ cầu nguyện hay cúng dường. (puja). Bạn có biết đó là gì không? Một số người nghĩ đó chỉ là nghi thức đọc tụng và rung chuông, nhưng nó vượt xa hơn điều ấy. Puja là tiếng Phạn, có nghĩa đen là cúng dường hay cầu nguyện, còn nghĩa bóng là trí tuệ, một trạng thái tỉnh thức của tâm. Vì vậy, nếu trí tuệ của bạn đang rung lên “keng, keng, keng”, thì đó là tín hiệu tốt, nhưng nếu trí tuệ không rung lên và bạn chỉ nghe“keng, keng, keng”, thì đó là điều bên ngoài chứ không phải puja.

          Hỏi: Những gì Ngài đang nói không khác biệt lắm với triết học duy vật của phương Tây. Các vấn đề của chúng ta không quá nhiều về các đối tượng như thái độ của chúng ta hướng về chúng.

          Lama: Khi nói đến thái độ, bạn đang đề cập đến xu hướng tâm thức bảo thủ hay không bảo thủ các đối tượng vật chất?

          Hỏi: Vâng, các đối tượng ngoại tại vẫn hiện hữu, nhưng chúng tồn tại bên ngoài của chúng ta, và ý thức của chúng ta nhận biết chúng trên cùng cấp độ tương tự. Tôi tin tưởng rằng khi chúng ta chết, các đối tượng vẫn tồn tại, nhưng không phải đối với chúng ta hay cá nhân riêng ai.

          Lama: Tôi đồng ý với bạn. Khi chúng ta chết, các đối tượng ngoại tại vẫn ở đó, nhưng hiểu biết và khái niệm của chúng ta lại biến mất. Vâng, đó là quan điểm đúng đắn.

          Hỏi: Vì vậy, bằng cách nào nó hoàn toàn đối nghịch với triết học duy vật?Tại sao Ngài cho rằng thế giới ngoại tại là huyễn mộng sau khi ý thức chúng ta biến hoại, thế giới vật chất vẫn tồn tại?

          Lama: Tôi cho rằng thế giới vật chất là huyễn mộng bởi vì các đối tượng bạn nhận biết chỉ tồn tại trong quan điểm của tâm bạn. Hãy nhìn vào cái bàn này: vấn đề là bạn nghĩ rằng khi mình qua đời, quan điểm của mình về cái bàn này vẫn tồn tại, cái bàn này vẫn tiếp tục tồn tại giống như cách bạn đã thấy nó. Điều đó không có thực. Quan điểm của bạn về cái bàn biến mất, nhưng quan điểm khác về cái bàn vẫn tiếp tục tồn tại.

          Hỏi: Làm sao chúng ta nhận biết vị thầy đúng đắn?

          Lama: Bạn có thể nhận biết vị thầy qua việc áp dụng trí tuệ của bạn và không nên mù quáng đi theo một ai đó.  Hãy tìm hiểu kỹ những vị thầy có tiềm năng như bạn có thể. “Đây là vị thầy đúng đắn đối với tôi hay không?”. Hãy quan sát sâu sắc trước khi bạn quyết định thực hiện theo lời khuyên của bất cứ vị thầy nào. Ở Tây Tạng, chúng ta có một truyền thống không vội đi theo vị thầy như một con chó goạm lấy miếng thịt. Đưa cho con chó đói một miếng thịt, nó sẽ lập tức ăn ngấu nghiến mà không cần do dự. Điều đó khẳng định rằng bạn phải quán sát các nhà lãnh đạo tinh thần, những vị thầy, có tiềm năng, hoặc bất cứ điều gì bạn gọi họ cũng phải rất cẩn thận trước chấp nhận theo sự hướng dẫn của họ. Hãy nhớ rõ những gì tôi đã trình bày trước đây về các khái niệm sai lầm và các học thuyết bất hảo trở nên nguy hiểm hơn là thuốc phiện. Nếu thực hiện theo các khái niệm sai lầm của một người hướng dẫn tâm linh giả tạo, nó có thể đưa đến một kết quả bất hạnh cho bạn và khiến bạn hoang phí không những đời này mà nhiều đời khác nữa. Thay vì giúp đỡ bạn, nó có thể mang đến cho bạn tai hại lớn lao. Do vậy, bạn phải rất khéo léo trong việc chọn lựa vị thầy cho mình.

          Hỏi: Bởi vì Ngài là một Tu sĩ Tây Tạng, nên tôi muốn hỏi liệu Ngài đã từng nghe tới  Lobsang Rampa, một nhà văn đã viết nhiều tác phẩm chi ly về Tây Tạng mặc dù ông ta chưa bao giờ hiện hữu? Bây giờ, đã chết, nhưng ông ta nói linh hồn của một vị Lama Tây Tạng nhập vào bản thân mình và điều đó có nghĩa tại sao ông ta viết được những tác phẩm như thế. Điều đó có thể xảy ra, và nếu không, thì bằng cách nào ông ta có thể đã viết được những tác phẩm ấy?

          Lama: Tôi không nghĩ rằng loại sở hữu này có thể xảy ra. Hơn nữa, bạn nên xem xét cẩn thận hơn về những gì ông ta đã viết; có nhiều sai lầm trong các tác phẩm của ông ta. Ví dụ, khi nói về các Lama khai mở con mắt tuệ giác, ông ta cho rằng nó được thực hiện bằng cách phẫu thuật. Điều đó không đúng. Con mắt tuệ giác là một ẩn dụ cho hiểu biết tâm linh và nó được các Lama, người có chìa khóa của trí tuệ,  khai mở. Hơn nữa, những  người chứng ngộ thì không bao giờ nói về mình, và những người nói về chứng ngộ của mình thì không bao giờ có chứng ngộ.

          Hỏi: Lama, những gì Ngài muốn nói là do tâm đối đãi, và những gì Ngài muốn nói là do sự quán chiếu?  

          Lama: Từ khi chào đời cho đến nay, có hai điều luôn gây rắc rối cho tâm bạn. Đó là những gì chúng tôi muốn nói do tâm nhị nguyên đối đãi. Bất cứ khi nào thấy một điều gì đó, tâm bạn tự nhiên, theo bản năng, so sánh với điều khác. “Những gì về điều đó?”. Hai điều ấy làm mất sự quân bình của bạn. Đó là tâm nhị nguyên hoạt động. Bây giờ, trình bày về nghi vấn khác của bạn. Khi đề cập đến sự quán chiếu, tôi muốn nói rằng bạn nên quan sát tâm mình để thấy rõ liệu nó có trở nên lành mạnh hay không. Mỗi sớm mai, bạn hãy quán chiếu tâm thức mình để chắc chắn rằng suốt ngày bạn không bị xao lãng. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói do quán chiếu.

          Hỏi: Nếu mọi thứ đều bị nghiệp quyết định, thì bằng cách nào chúng ta biết liệu động cơ thúc đẩy của mình trở nên đúng đắn, hoặc chúng ta có cơ hội lựa chọn vô điều kiện?

          Lama: Động lực thúc đẩy thanh tịnh không bị nghiệp quyết định. Động lực thúc đẩy thanh tịnh xuất phát từ trí tuệ nhận thức hiểu biết. Nếu không hiểu rõ tâm mình, thì động lực thúc đẩy của bạn rất khó trở nên thanh tịnh. Ví dụ, nếu không hiểu bản chất ích kỷ của chính mình, thì tôi không thể giúp đỡ người khác. Nếu không nhận thức thái độ ích kỷ của mình, thì tôi luôn luôn đổ thừa cho người khác về các vấn đề của mình. Khi biết rõ tâm mình, động lực thúc đẩy của tôi trở nên thanh tịnh và tôi có thể thành thật hiến dâng các hành động của thân, miệng và ý của mình vì lợi ích cho người khác. Cám ơn bạn, đó là một câu hỏi tuyệt vời và tôi nghĩ rằng động lực thúc đẩy thanh tịnh là một nơi tốt đẹp để chúng ta chấm dứt xấu ác.  

 ( Lama Thubten Yeshe)

 

 

 

 

 

 

 

Minh Chánh chuyển ngữ

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin