Có một chú tiểu như thế
08:49:00 - 25/04/2016
(PGNĐ) - Trí nhanh nhẩu chạy vù xuống bếp, lấy hai cái dĩa nhỏ đặt ngay ngắn lên bàn thờ, sau đó chú chờ đợi cô Phật tử lấy mấy chai dầu ăn từ trong túi ni-lông ra. Cô Phật tử này lạ lắm, chú Trí chưa thấy tới chùa bao giờ, dù chú đã ở đây hơn hai năm. Cô Phật tử khấn khấn rồi lạy xuống, chú cứ đứng nhìn không thôi.
Đôi mắt đen như hai hột nhãn cứ nhìn vào hai chai dầu ăn rồi nhìn cô Phật tử, chợt nghĩ ra điều gì đó, chú lại chạy ù vào phòng làm việc của sư phụ thưa: “Mô Phật! Bạch sư phụ, có Phật tử đem cúng dầu ăn cho chùa”. Thầy nghe chú thưa thì từ từ quay lại: “Ừm, con có lấy đồ cho người ta đặt lên cúng Phật chưa?”, chú tiểu liền đáp: “Dạ, mô Phật, con lấy rồi”. Nghe vậy thầy cười hiền: “Vậy được rồi, con ra ngoài đi”; nhưng chú cứ lần khần không chịu đi, bèn thưa: “Nhưng thưa sư phụ, người ta cúng dầu ăn, Phật cũng uống dầu ăn hay sao mà phải cúng ạ?”.
Thầy nghe chú nói vậy liền cười lớn, rồi dang tay ra ý muốn chú lại gần để ôm, nhẹ nhàng xoa cái chỏm tóc ngắn ngả màu nắng, thầy ôn tồn dạy: “Phật thì không uống dầu ăn, nhưng mình phải cúng Phật, rồi mới được dùng, đó là phép nhớ ơn chư Phật, nhờ Phật mà mình có cơm ăn áo mặc, con hiểu chưa?”.
Chú Trí nghe thầy dạy vậy, liền cười toe đáp: “Dạ, mô Phật, con đã hiểu, thưa sư phụ”. Nói rồi chú liền đứng ra xa thầy, đoạn thưa: “Mô Phật, con xin ra ngoài ạ”, thầy cười cười phẩy tay cho chú ra.
Chú Trí đến đây ở với thầy đã hơn hai năm, thời gian ấy không phải là ngắn nhưng chưa hẳn là dài. Nhưng khoảng thời gian ấy đủ dệt nên bao kỷ niệm đẹp cho cả thầy lẫn trò. Đôi lần thầy nghĩ không hiểu nhân duyên kiếp nào lại đưa đẩy chú đến nơi này. Nhà chú cách chùa thầy nửa vòng Sài Gòn, nhưng một ngày giữa tiết xuân sang, chú đã được cha mẹ gửi vào đây.
Không phải chú thích đi tu, đòi đi rồi ba mẹ gửi như một số chú tiểu khác; lý do ở đây thật đặc biệt: từ lúc sinh ra, chú đã có những biểu hiện rất lạ, không thể ăn mặn, đôi lần bị xe tông, té cầu thang cũng chẳng sao. Có lần chú còn sờ tay vào ổ điện coi thử trong đó có điện không, chú bị giật điện, cháy xém cả bàn tay phải vậy mà vẫn tỉnh bơ, còn dặn với cô ruột là đừng nói cho ba mẹ biết, sau đó còn đi ngủ như không có chuyện gì xảy ra.
Ba mẹ chú kinh hãi, không dám nuôi chú nữa mà gửi chú vào chùa. Chú cũng chẳng thèm nhớ nhà hay khóc lóc đòi ba mẹ. Có lần, không biết ngẫm nghĩ thế nào chú thưa với sư phụ: “Nhà con giàu lắm, nhưng sao ba mẹ con chẳng bao giờ tới thăm con, người ta thì mang gạo rồi đủ thứ tới cúng chùa, còn con ở đây mà ba mẹ con không thèm tới thăm con, cũng chẳng cúng gì cho chùa cả”. Lúc ấy thầy chỉ biết im lặng, không biết trả lời chú như thế nào cho phải. Một chú tiểu đây ư? Chắc chẳng ai nghĩ những câu nói trên được phát ra từ cái miệng bé xinh của chú tiểu bảy tuổi.
Chú tiểu nhỏ luôn cung kính nghe lời thầy, mỗi tội chú lười học, thích làm hơn học. Tuy vậy, dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc nhưng đầy yêu thương của thầy, chú dần trở nên lo học siêng tu.
Có lần thầy mua một xe cát về để xây lại chỗ nhà bếp bị mưa tạt, quý thầy lớn thì đã đi học, nên chú cũng sốt sắng phụ thầy làm việc. Nhưng chú phụ bằng cách nào đây, chắc chắn sẽ khó làm được như quý thầy lớn; sư phụ bèn nghĩ ra cách dùng túi ni-lông có quai xách loại ba ký, thầy vô từng túi cát nhỏ như vậy, còn chú có nhiệm vụ vận chuyển từ ngoài cổng ra nhà sau. Việc tưởng chừng khó lại hóa ra dễ, chú hứng thú với việc làm của mình, không biết mệt nhọc, khuân hết cả hai mét khối cát mà vẫn giữ nụ cười trên môi.
Chùa nhỏ, trên là sư phụ, dưới là ba thầy đang học Trung cấp và Học viện Phật giáo. Việc có thêm một chú tiểu đến cùng tu học đã mang lại một mùa xuân khai tâm cho cả thầy lẫn trò. Lẽ dĩ nhiên đường tu còn dài, mai này lớn lên chú sẽ phải đương đầu với rất nhiều thử thách. Trụ được hay không là ở nghị lực và nhân duyên cửa thiền của chú. Chỉ có không ngừng tưới tẩm hạt giống Bồ-đề thì mới có thể “sống” được với “đạo”, làm “đống lương” cho Phật pháp trong tương lai.Dẫu biết nhân duyên đưa chú đến với “không môn” chưa phải là “hảo tâm”, nhưng hình ảnh chú sống dưới mái chùa giữa lòng thành phố ngày chỉ hai bữa cơm rau đạm bạc, mặc chiếc áo nâu đã ngả màu đo đỏ, chỏm tóc lúc nào cũng đượm khói trầm, miệng luôn cười toe mỗi khi có khách, câu cửa miệng luôn “Nam-mô A Di Đà Phật” dù là lúc nghe điện thoại…, tất cả những hình ảnh và việc làm của chú tiểu Trí thật đẹp và đáng trân quý.
Thanh Thị Vườn hoa Phật giáo
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|