Chi tiết tin tức

Trại hè Ashoka, niềm vui lan tỏa, những việc nên làm

20:19:00 - 14/07/2014
(PGNĐ) -  Tổ chức Trại hè Asoka hay khóa tu mùa hè cũng cần được hiểu như việc vực dậy vai trò của gia đình phật tử tại các chùa không biệt Hệ phái. Đây là những sân chơi đạo đức tâm linh rất lành mạnh cho thanh thiếu niên tách biệt hẳn với môi trường bên ngoài.
I. Nhận đinh:
 
Nhiều mùa hè đi qua quãng đời tuổi thơ của các cháu thanh thiếu niên trong cũng như ngoài đạo Phật, chắc hẳn các bậc phụ huynh học sinh của con em đều nhận ra rằng sống trong một đất nước đang phát triển mà hệ lụy của nó là khiến cho mọi người xa dần với nếp sống luân lý, với đạo đức trong tương quan giữa người với người, lạ lẫm với tôn ty trật tự của kể trên người dưới hay nếu có thì chỉ là một sự tôn trọng gượng ép bề ngoài, sự tử tế với nhau hầu như vắng bóng đã khiến con người sống trong một cuộc sống vật chất dua đòi tất cả đều mang mặt nạ đạo đức và không một ai dám thẳng thắn nhìn thấy lỗi mình.
 
Nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì “Tàm” và “quý” trong ta đều vắng bóng hay nói theo nghĩa đời là mất hết “liêm sỉ”. May thay trong một xã hội khi cố gắng tìm kiếm đâu đó chúng ta vẫn thấy những gương đạo đức thật tình người, kẻ nhã nhặn và những người thì khoan dung độ lượng đã biết trải lòng mình phục vụ mọi người sống thoát khỏi thú tính tầm thường của động vật cấp cao.

Do đâu mả họ có những thái độ và hành vi đẹp đẽ như thế phải chăng họ được sống trong khung cảnh gia đình giáo đạo đức và ít nhiều thấm nhuần được thế nào là thiện và ác pháp.

Mỗi cuối tuần đến chùa với người thân hay sinh hoạt trong gia đình phật tử đã phát huy được bản tính thiện sẵn có trong tâm của mình. Do vậy gieo rắc hay giáo dục điều thiện đến cho trẻ qua môi trường Phật pháp, sinh hoạt trong gia đình phật tử hay đến với những khóa tu mùa hè hay trại hè phật tử là một việc nên làm và rất đáng khuyến khích.

Vấn đề là nhà chùa nên như thế nào từ những khóa tu hay từ những trại hẻ và người lớn đã tổ chức các phong trào như thế nào? để các em tham gia thật tốt và ít nhiều mang tính nhân văn của đạo Phật và của nền văn hóa dân tộc.  

 
II. Thực tế phong trào:
 
Từ những ấp ủ trong tâm của sư Tuệ Dũng, một vị sư hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy (PGNT) đã dùng hạnh tu và bằng tiền cúng dường góp nhặt để dành đã tự đứng ra tổ chức những trại hè cho các em tại chùa Linh Thông (Hà Nội), chủa Bửu Quang (Thủ Đức) trong mùa hè sôi động này, rồi tiếp đến một số chùa khác như chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Thái Hòa (Định Quán).

Trò chuyện cùng Sư tại Bửu Quang vào chiều ngày bế mạc Hội Trại Asoka được hiểu đôi điều về nguyên nhân dẫn đến việc thành lập trại hè Asoka ? Sư đáp “sau khi tu học tại Myanmar và tốt nghiệp MA về Phật Học tại Srilanka. Thời gian tu học đã nghiên cưu về sự lan truyền của Phật giáo đến đất nước Srilanka.

Sư tâm đắc với việc làm của đức Vua Ashoka, vị vua của Ấn Độ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch. nhờ ông mà PG được tồn tại và được truyền thừa rộng rãi tại đảo quốc Tích Lan này. Vào thời này nhà vua đã tổ chức việc kết tập Tam tạng Phật giáo lần thứ 3 và tổ chức nhiều phái đoàn truyền giáo ra nước ngoài mà trong đó Hoàng Tử (Mehinda), con trai của Ngài và con gái của Ngài, công chúa (Sanghamitta) được giao nhiệm vụ truyền đạo ở Tích Lan và họ đã thành công hiếm thấy tại đảo quốc này.

Một trong những kết quả quan trọng của Nghị hội là gửi các phái đoàn đi đến nhiều nước khác nhau trên thế giới để truyền bá Chánh pháp (Saddhamma). Qua những chỉ dụ của A-dục vương, chúng ta được biết về những phái đoàn Phật giáo được nhà vua cử đi đến các nước xa xôi ở châu Á, châu Phi và châu Âu. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo quan trọng của một đại bộ phận nhân loại, phần lớn là nhờ ở hoạt động của các phái đoàn này.( ).
 
Để nhớ đến công đức lón lao của Vua Ashoka nên sau khi đi học về tham gia tổ chức trại hè cho các trại sinh nên Sư lấy tên Ngài đặt cho Trại hè làm kỳ niệm nhằm tạo cho Thanh thiếu niên một sân chơi thật lành mạnh khác với môi trường bên ngoài bị ảnh hưởng xấu đến hành vi sống tâm linh của các em. Hơn nữa động cơ tham gia tổ chức trại hè cũng xuất phát từ những bức xúc của bản thân lúc còn nhỏ chưa thấy vui khi đến chùa nay cố gắng tạo cho các em một niềm vui khi tới mái chùa sinh hoạt.

Sư coi đây là một đóng góp nhỏ của mình trong việc đưa Phật pháp đến gần với tầng lớp trẻ. Vì đây là một tổ chức non trẻ mới được thành lập từ năm vùa rồi nên cơ cấu tổ chức chưa hoàn chỉnh số lượng trại sinh tham dự gồm các cháu HS cấp 2,3 và một ít cháu sinh viên. Phong trào chưa rộng khắp và mang tính thể nghiệm do vậy chưa được dư luận trong Hệ phái và ngoài quần chúng biết đến nhiều, nên thường là do tự phát.

Nội dung sinh hoạt đều là tự vạch, ăn uống cho các cháu thì nhờ nhóm Phật tử địa phương và ban hỗ trợ Tăng  ở chùa phụ trách. Ngoài ra thì tất cả do Sư lo toan. Tiêu chí tham gia trại hè là tiêu chí mở rộng và mời gọi. Học sinh từ lớp 5 lên lớp 6  và cấp 3 hay sinh viên Đại học. Đôi khi có những người ngoài độ tuổi nhưng muốn tham gia để giúp đỡ điều hành. 
 
 
Nội dung sinh hoạt của Trại hè Asoka là hướng dẫn cho các em hiểu rõ về cuộc đời của đức Phật, vì nếu là một Phật tử mà không hiểu biết về đức Phật thì đó là một thiếu sót. Vì theo Sư lịch sử Đức Phật vẫn là một đề tài lớn không thể thiếu trong sinh hoạt, kế đến là sư chọn ra một số câu pháp cú thích hợp với tưổi trẻ cho các em học thuộc lòng và có tổ chức đố vui có thưởng để khích lệ tinh thần, thứ đến chủ đề thứ ba là ý nghĩa và cách thực hành chữ hiếu đối với ông bà cha mẹ và phát sinh lòng yêu kính người lớn tuổi.

Trong sinh hoạt thì sư cũng cho biết nhằm tránh nhàm chán Sư đã áp dụng đế những trợ huấn cụ của khoa học kỹ thuật như đèn chiếu (Projector) . Các em trả lời các câu hỏi bằng cách nhìn hình. Cách này rất linh động giúp các em thấy vui và dễ nhớ, không cần chép nhiều. Nhờ khoa học kỹ thuật ta làm cho bài pháp sinh động hơn. Điểm khác biệt nữa là các em trại sinh  đều được bố trí ngủ trong lều trại như các hướng đạo sinh chứ không ngủ trong chánh điện như ở nhà sẽ tạo nhiều hứng thú hơn.

Do vậy trong những hoạt động bước đầu Sư Tuệ Dũng cũng rất quan tâm trên tinh thần vừa làm  vừa rút kinh nghiệm, cố gắng mang đến chùa những sinh hoạt mới để hấp dẫn giới trẻ vui sinh động và không gây nhàm chán phù hợp với tâm sinh lý của các em đề từ đó mới giáo dục đạo dức cho các em theo lời Phật dạy phát huy dần đạo học bên cạnh thế học nặng nề mà về lâu về dài đang biến các em trở thành người vô cảm và máy móc trước các mối quan hệ tình người.

Đến chùa các em được tham gia đóng góp với nhà chùa bằng những hoạt động thiết thực dần dà phát sinh sự quyến luyến với chùa và những hình ảnh thân thương trong câu ca dao “Mái chùa che chở hồn dân tộc” để khi ra đời sẽ sống tốt hơn.

Do vậy đối với trẻ càng hướng thiện sớm càng tốt. bằng cách dẫn đến chùa để tập học về cái thiện tránh xa các ác pháp vì cảnh thực tế  sẽ là bài học rất tốt cho trẻ. 

 
Trong những bước đi chập chững ban đầu thí điều khó khăn nhất là sự hỗ trợ về nhiều mặt như: về tịnh tài lo cho các cháu, về việc ẩm thực cho các cháu, việc hoạch định kế hoạch sinh hoạt v..v.. Tất cả chỉ trông vào nhiệt tình và tiền túi của vị sư trẻ nhiệt tình với đám trẻ , thế hệ măng non của PGNT. Thế nhưng vạn sự khởi đầu nan ai cũng phải trải nghiệm.

Được biết phong trào đã phát khời từ 2 đến 10 ngày ban đầu từ chùa Linh Thông (Hà Nội), chùa Bửu quang (Thủ Đức) sang chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), về chùa Thái Hòa (Định Quán) ra chùa Tam Bảo (Đà Nẵng). Trại sinh các nơi cảm thấy vui hơn qua hội trại thì các em ngoan hơn và phụ huynh học sinh hài long vì môi trường giáo dục mới mẻ này của các chùa Nam Tông .

BTC chỉ mong sao chùa sẽ là một sân chơi lành mạnh về đời sống đạo đức khiến các em không còn xa lạ nữa, thứ đến các em biết phân biệt được đâu là Thiện và ác, mong các em có ý thức tâm đạo bền vững.   

 
III. Việc chấn hưng nguồn lực phật tử trẻ của Phật giáo Nguyên Thủy:
 
Ở đây cần nêu lên vấn đề “Trẻ em là nguồn lực trong tương lai của xã hội, một lớp người không phải và không được sống một cách máy móc hay phản ứng như những nhân vật trong một game show trên máy tính mà phải là một con người hoàn chỉnh về kiến thức và đạo hạnh. Chỉ cần nhìn sang Thái vào ngày lễ Thầy cô giáo cả trường Học sinh quỳ lạy Thầy cô, hay ngày của cha mẹ các em quỳ lạy và rửa chân cho cha mẹ mình. Trách nhiệm dạy dỗ giáo dục trẻ thơ là trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hộ kể cà tu sĩ Phật giáo phải tự xem đây là trách nhiệm của mình qua Lời Phật dạy trong Kinh Pháp cú ta cũng thấy rất rõ phật quan tâm nhiều đến việc giáo dục chúng sanh ở mọi lứa tuổi.

Phong trào từ ban đầu tại mỗi chùa đã làm động tâm các sư sãi và phật tử tốt bụng gói ghém cũng xong. Vấn đề là tương lai biết nuôi dưỡng phong trào cho ngày một lớn mạnh đề tiếp tục phổ truyền chánh pháp. “Thời nay không chỉ tu học không là đủ mà cần biết cách hoằng pháp tốt” và có yêu trẻ thì mới làm tốt việc tổ chức trại này.

Do vậy để tiếp thêm nguồn lực và hình thành nếp suy nghĩ mới thì các chùa cần nghiên cứu những biện pháp khả thi hơn là thụ động trước sự tiến triển của xã hội và thờ ơ với giới trẻ như trước đây, cần có một niềm tin mạnh mẽ nơi Tam Bảo, các sư PGNT trẻ năng động thời buổi này không nhất thiết phải tự hạn chế mình trong khuôn khổ vì chúng ta cần nên hiểu: "Tự do là ung dung trong ràng buộc" và “hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau" (Lời HT.Viên Minh). Tu thời nay nếu chờ chứng đắc rồi mới độ người thì không biết như thế nào, bỏ mặc chúng sinh lặn hụp trong vô minh chắc chắn không phải là mục tiêu của đức Phật , trong khi đạo đức của xã hội ngày càng xuống cấp do vậy PGVN không phân biệt hệ phái phải can thiệp tích cực để vực dậy đời sống tâm linh thuần khiết nhất là của giới trẻ.

Việc chấn hưng Phật giáo là công việc của nhiều người  hy vọng trong tương lai hoạt động trại hè này sẽ được nhân rộng trong các em và phong trào sẽ có tại mỗi quý của các chùa. Hồi ứng của Phật giáo trong lãnh vực này là chung tay cải tạo và xây dựng nền đạo đức xã hội đang bị tha hóa và hướng giới trẻ đến nếp sống lành mạnh () tức là sống theo giáo pháp và lấy giáo pháp làm căn bản đạo đức cho cuộc sống.

Giới trẻ cần rèn luyện trong môi trường đạo đức như tham gia sinh hoạt trong nhà chùa, qua những buổi pháp thoại, qua những buồi giao lưu sinh hoạt trại hè hay qua môi trường GĐPT... “Chú ý đến thế hệ măng non không có nghĩa là không có thì giờ để tu tập như các sư đã từng nói” ở điểm này chính là pháp hành của tu tập đấy. Sao cho mình không còn tánh Sân? hay Si. Thử thách lòng kiên trì của tu sĩ tu Phật khi tham gia giáo dục trẻ.

Vì Đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là nếp sống” do vậy tu tức là sống theo giới pháp, là sống theo phạm trù của một tu sĩ nhưng đồng thời cũng phải đền đáp ân đất nước (Tứ Trọng Ân) là làm đẹp xã hội không phải chỉ về hình thức mà còn về nội dung là chăm lo đời sống đạo đức của thanh thiếu niên và cần nhận ra rằng phật pháp có được xiển dương tốt trong tương lai không phần lớn nhờ ở các cháu, thế hệ măng non. Đừng để chúng tự do phát triển như cỏ dại mà không quan tâm đến, như vậy sao gọi là  “Đạo pháp gắn liền với dân tộc”?
 
Do vậy tôn giáo được xem là tác nhân quan trọng trong việc thiết lập trật tự quốc gia và  hình thành nhân cách con người.( ) Trong kinh Pháp cú, có nhiều trường hợp cho thấy Đức Phật không những thuyết giàng cho giới trí thức và hàng trưởng lão, mà còn giáo dục trẻ em  bằng ngôn ngữ riêng của chúng. Nếu biết khơi nguồn phát huy những lời Phật dạy và biết giúp các em giữ cội gốc, trở về nguồn thì chúng ta không sợ mất.( ). Hãy quan tâm giáo dục Phật pháp trong mọi tình huống, mọi nơi, mọi lúc  để thanh thiếu niên có phẩm chất tốt, có lý tưởng sống đẹp, có ý thức về giá trị văn hóa truyền thống và có khả năng xây dựng cho mình cuộc sống hạnh phúc. Phật giáo giúp cho các cháu thấy được giá trị của chính mình và cống hiến giá trị ấy cho đời. Đó là cách làm cho nguyên khí của quốc gia được hưng thịnh. Làm sáng tỏ ý nghĩa phương ngôn "Hộ quốc An dân" vậy.     
 
IV. Rút kinh nghiệm và những điều nên làm vì thế hệ trẻ Phật giáo Nguyên Thủy:
 
Kinh qua việc tổ chức trại hè cho các em, Sư tâm sự chỉ mong từ tính tự phát mà về lâu dài sẽ có được tổ chức cụ thể và được GH và phật tử giúp đỡ ủng hộ phát triển. Việc thành lập BCĐ là một điều kiện ắt có “vì danh có chính thì ngôn mới thuận”. Sư nghĩ nếu thuận duyên thì sẽ rất cần yếu tố này. Ban đầu thì chúng ta phải có hoạt động đã sau đó mới đi dần vào nề nếp và sẽ được nhiều sự trợ duyên từ GH cũng như hệ phái đến  quần chúng và những vị thiện trí thức, cận sự nam, nữ nhiều kinh nghiệm tham vấn và giúp đỡ. Vấn đề là phát động phong trào là không khó nhưng dưỡng phong trào thì đòi hỏi cần có nhiều nỗ lực cũng như phong trào “ Tiếp sức mùa thi chẳng hạn”.
     
V. Kết luận:
 
Tổ chức Trại hè Asoka hay khóa tu mùa hè cũng cần được hiểu như việc vực dậy vai trò của gia đình Phật tử tại các chùa không biệt Hệ phái. Đây là những sân chơi đạo đức tâm linh rất lành mạnh cho thanh thiếu niên tách biệt hẳn với môi trường bên ngoài để trẻ hiểu rằng sau một tuần vật lộn với thế pháp thì chúng lại tìm về những phút an lạc trong tâm thức, bồi bổ những giá trị tinh thần cần có , hay phát huy những giá trị đạo đức của con người. Hy vọng đội ngũ Tăng trẻ PGNT hãy tham gia trí tuệ và bàn tay nhân ái để cưu vớt chúng sanh , xây dựng và duy trì thành công Trại hè Asoka cũng giống như các khóa tu mùa hè tại các chùa, nhằm tạo cho chùa một sinh khí sống đạo mới không chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà còn cho cả giới thanh thiếu niên. Thế hệ tương lai của đất nước những con người có tài và phẩm hạnh song đôi.      

Bài, ảnh: Chơn Minh - Tấn Phát
Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin