Chi tiết tin tức

“Ước gì ngày nào cũng là Tết”

21:53:00 - 17/01/2020
(PGNĐ) -  Một cụ già ở đường Láng thờ dài nói với tôi như vậy, trong lần tắc đường “kẹt cứng” ở đường Láng ngày đầu năm mới 2020 vừa qua.

Cụ kể, chán nản vì mãi không thể đến được Ngã Tư Sở do đường tắc quá, cụ dắt chiếc xe đạp cố tìm cách lách sang ngõ Quan Nhân, nhưng luống cuống thế nào nên bị ngã. Bao nhiêu người đi đường mà chẳng ai ra đỡ cụ dậy cả, để cụ phải tự bò dậy rồi tự dắt xe. Những sự việc như vậy xảy ra thường xuyên trên khắp các nẻo đường ở nước ta.

 

Trên đường phố khi có người gặp tai nạn, dù nặng hay nhẹ, chỉ thấy nhiều người đứng xem, rất ít người sẵn sàng chở nạn nhân đi bệnh viện. Họ không dừng cũng có lý do, đó là: sợ, ngại, đó là ích kỷ, là thiếu ý thức với xã hội.

 

Sơ cứu người gặp nạn. Ảnh minh họa.jpg
Người đi đường sơ cứu người gặp nạn - Ảnh minh họa

 

Vậy mà cũng có trường hợp ngoại lệ, đó là… mấy ngày Tết. Tôi nhớ lại mồng hai Tết năm ngoái, đường phố đông hơn mùng 1 nhưng vẫn vắng vẻ. Đường vắng mà người đi đường rất nhường nhịn nhau, các bác tài xế ô tô không đi ẩu, đi vội. Có lẽ họ sợ… xui xẻo đầu năm, nhưng quả thực những ngày xuân ấy sao mọi người lại… hiền đến thế.

 

Tôi nhớ ngày đầu năm ấy, trên đường có xảy ra một vụ va chạm. Một chị trung niên đi xe máy từ trong ngõ ra đã va vào một chiếc xe máy trên đường đang đi đến. Cả hai đều ngã xuống đường nhưng đều không bị thương nặng do tốc độ khá chậm. Anh thanh niên đã đứng dậy rồi đỡ chị kia dậy, giúp dựng hộ xe, mặc dù chị là người có lỗi. Chị gây tai nạn cũng xin lỗi rối rít và anh thanh niên đã bỏ qua, sau đó, hai người đi tiếp. Điều đáng nói trong câu chuyện này, đó là mấy người dân bên đường đã giúp đỡ nhiệt tình, người đưa chai dầu, người cho miếng băng dán, người mời vào nhà ngồi.

 

Qua câu chuyện, có thể thấy rằng, khi con người đang ở trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ thì họ sẽ giúp người khác nhiệt tình, vô tư mà không nghĩ gì đến rủi ro mình sẽ phải gặp. Vì đó chính là ngày Tết, là ngày họ tạm thời được giải thoát khỏi cơm áo gạo tiền mưu sinh, khỏi tâm lý ngại ngùng vốn có, chính vì vậy họ sẵn sàng làm việc tốt mà không so đo tính toán.

 

Một câu hỏi được đặt ra trong một buổi liên hoan: đi châu Âu thấy người ta giúp người bị nạn một cách vô tư, tại sao có thể như thế? Tranh luận một hồi, nhiều người đồng tình với nguyên do: dân Tây có ý thức tốt từ bé, và kinh tế của họ cũng tốt nên họ sẵn sàng giúp người, thậm chí sẵn sàng bỏ tiền ra giúp người bị nạn, vì vậy họ chẳng lo lắng gì khi cứu người. Ngẫm ra, điều đó rất có lý.

 

Do vậy, ý thức cứu người gặp tai nạn của Việt Nam không thể nâng cao trong ngày một ngày hai, mà phải là từ từ nhưng quyết liệt, mưa dầm thấm lâu. Khi đường sá ngày nào cũng như ngày Tết, khi tâm trạng người dân ngày nào cũng thoải mái vui vẻ như Tết, thì khi đó rất khó xảy ra tai nạn, và nếu chẳng may có tai nạn xảy ra thì ai cũng sẵn sàng giúp đỡ.

Đinh Thành Trung (Hà Nội)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin