Chi tiết tin tức

20 ngôi chùa Phật giáo được bình chọn là đẹp nhất thế giới, Việt Nam vinh dự có hai đại diện

19:23:00 - 08/05/2020
(PGNĐ) -  Hiện chùa Trấn Quốc và chùa Bửu Long của Việt Nam vẫn đang giữ vị trí trong Top 20 ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới do trang du lịch đình đám National Geographic bình chọn. 

Phật giáo bắt nguồn từ miền Đông Bắc Ấn Độ, ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI đến giữa thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhanh chóng được truyền bá ra khắp châu Á, ảnh hưởng đến văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc của các quốc gia này. Ngày nay, có khoảng nửa tỷ người theo Phật giáo, với những nguyên lý căn bản như Tứ Diệu Đế và nhập Niết Bàn.

Các ngôi chùa Phật giáo truyền thống thường phản ánh phong cách kiến trúc của khu vực, tất cả đều được thiết kế để tạo điều kiện cho sự suy tư và thiền định yên tĩnh. Sau đây là 20 ngôi chùa với những nét kiến trúc độc đáo nhất thế giới, không còn là địa điểm chỉ dành cho người địa phương nữa mà trở thành nơi được rất nhiều khách du lịch nước ngoài mong tìm đến để chiêm ngưỡng dù chỉ một lần. 

Chùa Phật giáo Trấn Quốc, Việt Nam

Chùa Phật giáo Trấn Quốc, Việt Nam.

Chùa Phật giáo Trấn Quốc, Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc được xây dựng vào thế kỷ thứ VI, nằm trên một hòn đảo nhỏ ở Hồ Tây Hà Nội. Ngôi bảo tháp 11 tầng màu đỏ của chùa được đặt trên đỉnh bởi một bông sen chín tầng bằng đá quý, còn gọi là cửu phẩm liên hoa. Trong chùa, có thờ cả Phật và Mẫu ở sân trước. 

Chùa Phật giáo Bửu Long, Việt Nam

Chùa Bửu Long, Việt Nam.

Chùa Bửu Long, Việt Nam.

Ở phía đông của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm 45 phút đi xe, chùa Bửu Long nằm ở ven sông với hai bên cầu thang chạm khắc hình rồng và một hồ nước màu ngọc lam phản chiếu hình ảnh ngôi đền với tường trắng và tòa bảo tháp vàng. Tòa bảo tháp Gotama Cetiya Stupa của chùa lưu giữ các thánh tích Phật giáo nổi tiếng, là xá lợi của các sư thầy trụ trì trong hình dạng śarīra, các hạt ngọc trai và pha lê nhỏ.

Chùa Phật giáo Bagan, Myanmar

Chùa Phật giáo Bagan, Myanmar.

Chùa Phật giáo Bagan, Myanmar.

Cố đô Bagan là nơi từng có khoảng 10.000 công trình kiến trúc Phật giáo. Ngày nay, ở Bagan chỉ còn khoảng hơn 2.000 ngôi chùa, với những ngôi chùa rất nổi tiếng như Dhammayangyi- ngôi chùa lớn nhất Bagan, và Shwezigon- ngôi chùa mạ vàng nổi tiếng nhất ở Myanmar.

Wat Benchamabophit, Thái Lan

Wat Benchamabophit, Thái Lan.

Wat Benchamabophit, Thái Lan.

Chùa Wat Benchamabophit của Bangkok được hoàn thành vào năm 1911 và được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch Carrara nhập khẩu từ Ý. Các cửa sổ chùa rất độc đáo với hình vòm, kính màu trang trí hình theppanom, hoặc các thiên thần của Thái Lan. Phòng trưng bày của chùa có đến 52 bức tượng Phật trên các cột riêng lẻ, biểu hiện sự đa dạng của các biểu tượng Phật từ các thời điểm và địa điểm khác nhau.

Chùa Phật giáo Seiganto-ji, Nhật Bản

Chùa Phật giáo Seiganto-ji, Nhật Bản.

Chùa Phật giáo Seiganto-ji, Nhật Bản.

Nằm rất gần thác nước cao nhất Nhật Bản, Seiganto-ji là một khu bảo tồn rìa rừng của Tendai, một trường phái Phật giáo duy lý tin vào một sự tồn tại luôn thay đổi. Seiganto-ji cũng là điểm dừng chân trên hai tuyến đường hành hương khác nhau: chuỗi 33 chùa Saigoku và tuyến đường cổ Kumano Kodō - một trong hai con đường hành hương duy nhất được UNESCO công nhận trên thế giới.

Wat Rong Khun, Thái Lan

Wat Rong Khun, Thái Lan.

Wat Rong Khun, Thái Lan.

Được xây dựng vào năm 1997, ngôi chùa Wat Rong Khun có màu trắng tinh khôi nằm ở phía bắc Thái Lan được thiết kế và tài trợ hoàn toàn bởi họa sĩ người Thái Chalermchai Kositpipat. Mặt tiền chùa được khảm gương bao phủ, và nội thất đầy màu sắc với hình vẽ Spider Man, Michael Jackson và Hello Kitty. Mặc dù có những sự tinh tế hiện đại, nhưng du khách vẫn sẽ phải ăn mặc và cư xử với những tôn kính truyền thống.

Chùa Phật giáo Paro Taktsang, Bhutan

Paro Taktsang, Bhutan.

Paro Taktsang, Bhutan.

Paro Taktsang nằm ở Thung lũng Paro Bhutan là một ngôi chùa trên vách đá, khách tham quan chỉ có thể đến được chùa bằng cách đi bộ trên con dốc qua thác nước, bánh xe cầu nguyện và một quán trà Tây Tạng. Padmasambhava- thiền sư đem Phật giáo đến Bhutan, được cho là đã thiền định trong ba năm trong các hang động của Paro Taktsang sau khi đến đây bằng cách bay trên lưng một con hổ cái, do đó chùa này còn có biệt danh là Hang Hổ (Tiger Nest).

Chùa Phật giáo Taung Kalat, Myanmar

Taung Kalat, Myanmar.

Taung Kalat, Myanmar.

Quốc vương Miến Điện Anawrahta đã kết hợp việc thờ cúng nat (tín ngưỡng cổ đại) với Phật giáo vào thế kỷ thứ 11. Ba mươi bảy bức tượng nat, với hình dạng con người của họ, đứng ở chân của bậc thang 777 bước dẫn đến cửa Taung Kalat, một ngôi đền nhỏ nằm trên đỉnh núi lửa cao 557 feet ở trung tâm Myanmar.

Wat Xieng Thong, Lào

Wat Xieng Thong, Lào.

Wat Xieng Thong, Lào.

Đây là địa điểm linh thiêng dành cho lễ đăng quang ngôi vua và các lễ hội năm mới của Lào. Tên của Wat Xieng Thong, có thể được dịch là thành phố vàng của, hoặc cái cây lửa. Nằm trên sông Mê Kông, bức tường phía sau chùa lấp lánh với bức tranh khảm đầy màu sắc của thong hoặc cây sự sống. Chùa có mái nhà theo phong cách Luông Pha Băng cong vút lên trời để bắt những linh hồn xấu xa.

Chùa Phật giáo Văn Võ, Hồng Kông

Chùa Phật giáo Văn Võ, Hồng Kông.

Chùa Phật giáo Văn Võ, Hồng Kông.

Những câu đối đỏ được treo trên những dàn hương vòng trong khắp chùa Văn Võ Hồng Kông (chùa này là kết hợp của cả Phật giáo và Đạo giáo). Chùa được xây dựng vào năm 1847 để tôn vinh vị thần văn chương (Văn) và vị thần chiến tranh (Võ). Ngoài việc đốt cháy những điều ước của họ gửi lên các vị thần, du khách cũng có thể thử bốc quẻ bằng cách lắc những ống tre và tương lai của họ sẽ được kể bởi thầy bói của ngôi chùa.

Chùa Phật giáo Kye Gompa, Ấn Độ

Kye Gompa, Ấn Độ.

Kye Gompa, Ấn Độ.

Kể từ khi thành lập hơn một nghìn năm trước, ngôi chùa Kye Gompa của Ấn Độ đã trải qua rất nhiều thiên tai địch họa với sự tấn công của quân đội Hồi giáo, hỏa hoạn và trận động đất năm 1975. Nép mình trong dãy Himalaya ở độ cao 13,668 feet so với mực nước biển, ngôi đền nổi tiếng với những bức tranh tường này là một ví dụ điển hình của kiến trúc “chùa pháo đài nhiều tầng” của kiến trúc Pas Pasada. Ngày nay, chùa thường tổ chức cho các khóa tu tâm linh cho khách ngoại quốc.

Chùa Phật giáo Mahabodhi, Ấn Độ

Chùa Phật giáo Mahabodhi, Ấn Độ.

Chùa Phật giáo Mahabodhi, Ấn Độ.

Chùa Mahabodhi là một trong những địa điểm linh thiêng nhất với những người hành hương Phật giáo, có niên đại hơn 2.000 năm. Một cây bồ đề khổng lồ ở phía tây của ngôi đền chính được cho là nhánh của cây Bồ đề nơi Đức Phật giác ngộ. Những cánh hoa bằng đá đánh dấu con đường nơi những bông sen được cho là đã nở bên dưới chân Phật khi Ngài bước đi và thiền định.

Đền Byodo-In, Hawaii

Đền Byodo-In, Hawaii.

Đền Byodo-In, Hawaii.

Được xây dựng hoàn toàn không có đinh cho lễ kỷ niệm trăm năm của người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến Hawaii, chùa Byodo-In, trong Thung lũng Đền thờ O’ahu. Nó là một bản sao của Đền Byodo-In gốc ở Kyoto. Bên trong chùa, có một tượng phật A-di-đà bằng vàng cao hơn chín feet. Trong khuôn viên chùa có nuôi công, thiên nga đen và rùa, các ao vườn xung quanh tràn ngập những đàn cá koi lớn- có những con đã gần trăm năm tuổi.

Chùa Phật giáo Angkor Wat, Campuchia

Angkor Wat, Campuchia.

Angkor Wat, Campuchia.

Angkor Wat là kiến trúc tôn giáo lớn nhất từng được xây dựng. Ban đầu chùa được xây dựng để thờ Thần Hindu Vishnu. Nhưng gần cuối thế kỷ thứ 12, người dân Campuchia đã dùng ngôi đền bằng sa thạch này thờ Phật giáo Nguyên thủy. Trải dài trên diện tích 401 acres, Angkor từng là một siêu đô thị được khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm.

Cung điện Gyeongbokgung, Hàn Quốc

Gyeongbokgung, Hàn Quốc.

Gyeongbokgung, Hàn Quốc.

Ẩn mình trong một “thiên đường vườn” tươi xanh nằm giữa dãy núi Bukansan và các tòa nhà chọc trời bằng kính của Seoul, Cung điện Gyeongbokgung của triều đại Joseon đã từng có trên 500 nóc nhà. Những đền, miếu, ao sen và vườn của chùa vẫn còn tồn tại từ đó đến ngày nay. Các ống khói phía trên cung điện tỏa ra khói từ ondol- hệ thống sưởi ấm dưới sàn tiên tiến từ hàng ngàn năm của người Hàn Quốc.

Chùa Phật giáo Datsan Gunzechoinei, Nga

Datsan Gunzechoinei, Nga.

Datsan Gunzechoinei, Nga.

Nga là quốc gia có khoảng 1,5 triệu tín đồ Phật giáo và chùa Datsan Gunzechoinei ở St. Petersburg, là một trong những ngôi chùa Phật giáo hiếm hoi ở vòng cực bắc. Mặc dù ngày nay nó là nơi thờ cúng, nhưng trong suốt lịch sử của nó, ngôi đền đã được sử dụng cho truyền thông quân sự, thể thao và nghiên cứu động vật học. Giống như những ngôi chùa Phật giáo truyền thống, nó có các bánh xe cầu nguyện truyền thống của Tây Tạng, ngoài ra nó cũng có các chi tiết nghệ thuật và cửa sổ kính màu được thiết kế bởi nhà nghiên cứu huyền thuật nổi tiếng người Nga Nicholas Roerich.

Tu viện Gangtey, Bhutan

Tu viện Gangtey, Bhutan.

Tu viện Gangtey, Bhutan.

Nằm giữa khu vực sinh sống của những người chăn nuôi du mục, những người nông dân nuôi yak và vùng đất mưa tự nhiên lớn nhất ở Bhutan, Tu viện Gangtey là một trong hai tu viện của trung tâm Nyingmapa. Vào tháng 11 hàng năm, người dân địa phương tập trung tại sân chùa để nhảy múa trong trang phục sếu đen và trắng, chào đón những con sếu cổ đen di cư cho mùa đông. Loài chim Garuda huyền thoại, một biểu tượng của trí thông minh Phật giáo, cũng được khắc vào các góc ngoài của ngôi đền.

Tu viện Kopan, Nepal

Tu viện Kopan, Nepal.

Tu viện Kopan, Nepal.

Là mái nhà của hàng trăm nhà sư và học viên tu tập ngoại quốc, Tu viện Kopan nằm 3,5 dặm về phía đông bắc thủ đô Kathmandu trên một đỉnh đồi đã từng thuộc về một nhà chiêm tinh hoàng gia Nepal. Hội trường thiền trung tâm tu viện được sơn màu rực rỡ, mỗi màu mang một ý nghĩa khác nhau từ trần nhà màu vàng (gốc rễ) đến các cột trụ màu đỏ (sinh lực và bảo tồn).

Chùa Phật giáo Borobudur, Indonesia

Borobudur, Indonesia.

Borobudur, Indonesia.

Quần thể đền thờ trung tâm Java Borobudur là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới, với 3.000 tác phẩm điêu khắc phù điêu, 72 bảo tháp hình mắt cáo và 504 tượng Phật, tất cả được sắp xếp theo hình hoa sen trên nền của dãy núi Menoreh. Leo lên chín cấp từ cầu thang phía đông Borobudur là những bảo tháp quan trọng nhất của chùa- quãng đường này dài tới khoảng ba dặm.

Đền Thean Hou, Malaysia

Đền Thean Hou, Malaysia.

Đền Thean Hou, Malaysia.

“Nữ hoàng của thiên đường” ở Malaysia là chùa Thean Hou, từ đây bạn có thể ngắm nhìn thành phố Kuala Lumpur. Chùa nằm dưới bóng mát của một cây bồ đề linh thiêng, cùng loại cây mà Đức Phật đã ngồi thiền và giác ngộ. Thean Hou có lẽ ấn tượng nhất vào lúc hoàng hôn trong dịp Tết Nguyên đán khi hàng ngàn chiếc đèn lồng đỏ rực được kéo ra từ mái hiên của ngôi đền.

BBT

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin